Nâng cao chất lượng cán bộ tíndụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện vĩnh hưng tỉnh long an (Trang 67 - 69)

- Chỉ tiêu vòng quay vốn chovay

3. .2 Mục tiêu hoạtđộng tíndụng của Chi nhánh ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Huyện Vĩnh Hưng giai đoạn 20 9

3.2.5. Nâng cao chất lượng cán bộ tíndụng

Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ tới việc nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng vì con người là yếu tố quyết định và liên quan đến các yếu tố khác, các giải pháp khác. Hay nói cách khác, dù hiệu quả sử dụng vốn được phân tích do ảnh hưởng của các nguyên nhân khác nhau nhưng con người vẫn là đối tượng quyết định tạo ra hiệu qủa đó. Do vậy, muốn nâng cao chất lượng tín dụng thì vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực không thể bỏ qua.

Để thực hiện tốt công tác nhân sự, ngân hàng cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: Để đảm bảo đội ngũ cán bộ nhân viên trên toàn hệ thống ngân hàng, Agribank chi nhánh Huyện Vĩnh Hưng đáp ứng được yêu cầu trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu hiện đại hóa hệ thống ngân hàng cũng như hiện đại hóa công tác quản trị rủi ro tín dụng, giải pháp đề ra trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên gồm có:

- Xây dựng bản mô tả công việc cho từng vị trí chuyên môn, tiêu chuẩn đánh giá công việc, yêu cầu về trình độ tối thiểu, cụ thể: Giao các đơn vị thống kê đầu việc cho từng loại vị trí công tác; Trên cơ sở đó tập hợp để đưa ra bảng mô tả chuẩn cho từng vị trí làm căn cứ để xây dựng Bảng mô tả công việc cho từng vị trí cụ thể của tất cả các vị trí;

- Thay đổi căn bản cơ chế sử dụng nhân sự: đó là chuyển từ cơ chế văn hóa tuyển dụng không sa thải sang cơ chế sử dụng lao động theo hiệu quả công việc có sa thải;

- Tạo cơ hội phát triển và thăng tiến trong ngân hàng thông qua cơ chế phân loại nhân viên đi kèm với cơ chế phụ cấp;

- Áp dụng văn hóa doanh nghiệp vào hệ thống, cụ thể: xây dựng văn hóa doanh nghiệp, duy trì các cơ chế giám sát thường xuyên, đặt ra các mục tiêu phải đạt được chứ không phải là giao nhiệm vụ phải làm;

- Trả thù lao ứng với kết quả lao động, cụ thể: Xây dựng chế độ thù lao đúng với lao động và sử dụng lao động đúng vị trí thông qua việc áp dụng các chỉ tiêu KPI vào hoạt động và phương pháp phân bổ chi phí hoạt động. Đồng thời xây dựng cơ chế lương tính theo năng suất lao động;

- Đối với hoạt động đào tạo:

+ Nâng cao năng lực giảng viên và cấp chứng chỉ cho các giảng viên kiêm chức thông qua đánh giá từ bên ngoài;

+ Phân tích nhu cầu lao động hàng năm và dài hạn để xây dựng một quy trình chuẩn trong công tác tuyển dụng; đồng thời thực hiện phân tích nhu cầu đào tạo hàng năm phù hợp với kế hoạch kinh doanh; từ đó xây dựng quy trình kết hợp giữa tuyển dụng, đào tạo và sử dụng lao động cũng như lập các kế hoạch triển khai đào tạo cụ thể theo nhu cầu từng năm, trung hạn và dài hạn;

+ Xây dựng hệ thống chứng chỉ chuẩn cho tất cả các chương trình đào tạo, xây dựng các giáo trình chuẩn khi đào tạo tác nghiệp cho từng nghiệp vụ cụ thể;

+ Xây dựng Phương pháp lập chương trình đào tạo: + Áp dụng KPI trong đào tạo:

+ Chuẩn hóa và cập nhật nội dung đào tạo tác nghiệp;

Ngoài các biện pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ nhân viên như trên, ngân hàng cần tích cực thực thi các biện pháp, xây dựng các chương trình đào tạo về đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện vĩnh hưng tỉnh long an (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)