Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện vĩnh hưng tỉnh long an (Trang 51 - 53)

- Chỉ tiêu vòng quay vốn chovay

c. Chỉ tiêu dưnợ

2.4.2 Những hạn chế

Qua đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của Aribank chi nhánh Huyện Vĩnh Hưng trong thời gian qua, mặc dù có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng nhưng vẫn bộc lộ một số nhược điểm sau:

+ Tồn tại nhiều thiếu sót trong thẩm định tín dụng

Sức ép về tăng trưởng tín dụng nóng, áp lực về phân giao chỉ tiêu của các cán bộ tín dụng, áp lực về thời gian thẩm định dự án, ký kết hợp đồng và giải ngân đến từ cả hai phía, lãnh đạo ngân hàng và khách hàng vay vốn đã làm cho cán bộ tín dụng gặp phải những khó khăn. Thời gian càng ngắn cán bộ tín dụng càng không thể kiểm tra được đầy đủ thông tin, từ đó không đánh giá được chính xác năng lực của khách hàng vay vốn, kết quả thẩm định không được tốt. Bên cạnh đó, áp lực về thời gian còn có thể dẫn đến những thiếu sót trong quy trình cho vay như: Hồ sơ khách hàng, quá trình

giải ngân, kiểm tra giám sát sau khi cấp vốn… làm giảm hiệu quả cho vay của ngân hàng.

+ Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh đang có xu hướng gia tăng. Tỷ lệ nợ xấu năm 2015 của Chi nhánh là 2.51% đến năm 2017 tỷ lệ nợ xấu đã tăng lên là 4,95%, năm 2018 là 3,3% và luôn cao hơn mức trung bình của toàn hệ thống . Vấn đề nợ xấu luôn là vấn đề đáng quan tâm, ngoài việc làm giảm thu nhập của ngân hàng nó còn một phần nào đó làm giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Do đó, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh đã phản ảnh thực tế chất lượng tín dụng của Chi nhánh là chưa bền vững tiềm ẩn nhiều rủi ro mất vốn. Hơn nữa, do phần lớn khách hàng là hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần nên việc thu hồi nợ hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Đặc biệt, do tác động của khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp… gặp rất nhiều khó khăn. Đây là điều hết sức lo ngại bởi nếu khách hàng không trả được nợ thì ngân hàng phải tiến hành phát mại tài sản đảm bảo - một công việc tốn nhiều thời gian mà nhiều khi giá trị thu hồi không đủ nợ vay hoặc các tài sản đảm bảo không bán được gây nên rủi ro mất vốn lớn.

+ Việc đôn đốc thu hồi nợ chưa được tiến hành thường xuyên. Theo quy trình tín dụng đang thực hiện ở Chi nhánh thì sau khi cán bộ quan hệ khách hàng tìm kiếm khách hàng và đề xuất cho vay xong thì hồ sơ sẽ được chuyển cho bộ phận khác hoàn thiện. Sau đó, cán bộ quan hệ khách hàng thường quên việc phải kiểm tra tình hình khách hàng và đôn đốc trả nợ, do vậy một số khách hàng ỷ lại, cố ý quên do chưa ý thức được những hậu quả mà ngân hàng phải gánh chịu khi mà họ chỉ nghĩ đơn giản là do “bận” hoặc do “thà bị chuyển thành nợ quá hạn còn hơn phải lo thủ tục vay chỗ này trả chỗ kia”.

+ Tổng dư nợ ngắn hạn chưa đạt kỳ vọng đặt ra trên một địa bàn cònrất nhiều tiềm năng để khai thác. Do trên địa bàn Huyện Vĩnh Hưng cũng như trên địa bàn Huyện có ngành nông nghiệp và dịch vụ phát triển. Ngoài ra, các doanh nghiệp thương mại kinh doanh hàng tiêu dùng cũng rất nhiều. Tuy nhiên, Ngân hàng Agribank chi nhánh Huyện Vĩnh Hưng vẫn chưa khai thác được nhiều các khách hàngnày.

+ Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chưa hoàn chỉnh đồng bộ dẫn đến nhiều trường hợp còn chủ quan và xếp hạng khách hàng không chính xác dẫn đến xác định

nhu cầu vay của khách hàng cũng không chính xác làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng.

+ Hoạt động thu thập thông tin, quản lý giám sát khách hàng chưa được thực hiện một cách đồng bộ còn mang tính hình thức. Một phần nguyên nhân của tình trạng này là do chủ tâm của doanh nghiệp khi cung cấp những thông tin sai lệch, phần nữa là do sự quá tải trong hoạt động của đội ngũ cán bộ tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện vĩnh hưng tỉnh long an (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)