Đẩy mạnh hoạtđộng Marketing Ngânhàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện vĩnh hưng tỉnh long an (Trang 70 - 75)

- Chỉ tiêu vòng quay vốn chovay

3. .2 Mục tiêu hoạtđộng tíndụng của Chi nhánh ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Huyện Vĩnh Hưng giai đoạn 20 9

3.2.7 Đẩy mạnh hoạtđộng Marketing Ngânhàng

Hoạt động marketing có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Để tăng quy mô, tăng khả năng cạnh tranh thì ngân hàng cần phải tạo ra sự khác biệt so với các ngân hàng khác. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là quy luật tất yếu nên để tồn tại các ngân hàng cần phải có chiến lược marketing phù hợp.

Do vậy, trong thời gian tới để nâng cao chất lượng tín dụng, Agribank chi nhánh Huyện Vĩnh Hưng cần chú trọng hơn đến hoạt động marketing. Cụ thể:

- Chủ động tăng cường tìm kiếm KH, cán bộ chi nhánh cần tìm hiểu nhu cầu của KH, tiến hành phân loại KH, lựa chọn những KH mục tiêu. Từ đó, chi nhánh sẽ có cơ sở đưa ra những sản phẩm tín dụng đáp ứng nhu cầu của KH về thời gian, lãi suất...tạo ra sự khác biệt so với đổi thủ cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, uy tín của ngân hàng, giới thiệu các sản phẩm mà ngân hàng cung cấp đến KH tạo điều kiện cho KH tiếp cận các sản phẩm của ngân hàng.

- Thực hiện chính sách giá cả hợp lý: Chi nhánh nên thực hiện việc phân loại KH để từ đó có chính sách hợp lý đối với từng đối tượng KH. Đối với những KH truyền thống, chi nhánh nên có chính sách lãi suất phù hợp, ưu đãi hơn các nhóm KH khác.

- Tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm: Chi nhánh có thể tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm theo hướng thỏa mãn tối đa nhu cầu lợi ích của KH. Ví dụ như tư vấn, giúp đỡ KH thực hiện phương án kinh doanh, miễn phí các dịch vụ kèm theo... Như vậy, chi nhánh sẽ có những giải pháp kịp thời, phù hợp để thỏa mãn nhu cầu của KH và kịp

thời loại bỏ những món vay không hợp lý, những lĩnh vực đầu tư nhiều rủi ro. Từ đó đưa ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, những khoản tín dụng lành mạnh.

3.3. Kiến nghị

Kiến nghị đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Tỉnh Long An

Tổ chức kịp thời giải quyết các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh như trong việc: phê duyệt mức cho vay vượt quyền phá nquyết...

Hỗ trợ Agribank chi nhánh Huyện Vĩnh Hưng cả về kinh phí trong việc đào tạo các nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn cho cán bộ viên chức nói chung, cán bộ tín dụng nói riêng. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn theo từng chuyên đề như: Thẩm định tín dụng, thanh toán quốc tế ...Thực hiện đào tạo kỹ năng nghiệp vụ tạo ra đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn hoá cao, điêu luyện về chuyên môn, nghiệpvụ.

Kiểm tra, kiểm toán nội bộ Agribank Việt Nam xuống kiểm tra, giúp Agribank chi nhánh Huyện Vĩnh Hưng phát hiện sai sót trong nghiệp vụ để sửa chữa uốn nắn kịp thời nhằm đưa hoạt động đi vào nề nếp.

Trang bị kịp thời các phương tiện kinh doanh khi được xem xét là tất yếu của chi nhánh như: máy vi tính, máy rút tiền tự động ATM. Cho phép Agribank chi nhánh Huyện Vĩnh Hưng được phép nối mạng với một số khách hàng lớn như Bảo hiểm Xã hội Việt Nam,… để tạo điều kiện cho chi nhánh các dịch vụ tiện ích cho kháchhàng.

Huy động các nguồn lực để đầu tư dự án hiện đại hóa công nghệ và thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhiều hơn nữa. Khẩn trương đưa công nghệ, thiết bị mới vào khai thác để phát triển đa dạng các dịch vụ tín dụng, thanh toán và tiện ích NH, làm tăng hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh.

Phối hợp chặt chẽ với NH Nhà nước để tổ chức có hiệu quả chương trình thông tin rủi ro, thông tin tín dụng nhằm ngày càng nâng cao chất lượng tín dụng, giúp các chi nhánh phòng ngừa tốt rủi ro.

Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm soát nội bộ trong toàn hệ thống nhằm chấn chỉnh những sai sót, phòng ngừa những rủi ro...Việc kiểm tra, kiểm soát phải được thực hiện trong mọi lĩnh vực, hoạt động.

Phát triển nguồn nhân lực: Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực trong các hoạt động của NHTM có ý nghĩa vô cùng quan trọng và là nhân tố quyết địnhsự

tồn tại, khả năng cạnh tranh của các NH. Tuỳ theo từng vị trí, nhu cầu mà NH đưa ra các chính sách hợp lý đáp ứng các nhu cầu nhân lực như các chínhsách:

+ Chính sách tuyển dụng: Hiện nay các NH rất chú trọng đến tuyển dụng nhân viên mới. Tuy nhiên khi tuyển dụng có nhiều em làm bài thi rất tốt nhưng công việc thực tế khi đảm nhận lại còn nhiều bất cập. Nên chăng cùng với việc thi cử bằng nhiều câu hỏi lý thuyết, NH nên áp dụng hình thức thử việc, giúp họ đi xuống địa bàn nghiên cứu tìm hiểu thị trường, đề xuất các giải pháp góp phần tháo gỡ những khó khăn của NH, mở rộng thị trường hoạt động của NH, vì vậy những sinh viên được lựa chọn cũng cảm thấy hài lòng vì họ có thêm được những kinh nghiệm thực tế để bước vào những công việc khác trong tương lai.

+Chính sách đào tạo: Cần tăng cường hơn nữa công tác đào tạo và đào tạo lại. Việc đào tạo cần chú trọng vào đào tạo kỹ năng, kiến thức thực tế công việc.Cần có chiến lược dài hạn để giúp các chi nhánh cấp dưới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

+ Chính sách đãi ngộ: Hiện nay thu nhập đời sống của nhân viên NH đã được nâng lên một cách rõ rệt tuy nhiên chế độ đặc biệt trong công việc đòi hỏi nhân lực chất lượng cao, việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo, phân định trách nhiệm nếu xảy ra thất thoát chưa được hợp lý. Vì vậy cần có chính sách đãi ngộ hơn nữa để thu hút được nhân lực chất lượng cao trong hoạt động kinh doanh NH nói chung cũng như nâng cao chất lượng tín dụng.

+Bố trí sử dụng nguồn nhân lực: Việc bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ là rất quan trọng trong quản lý NH. Một khi nguồn lực được sử dụng đúng đắn và hợp lý sẽ tạo điều kiện cho từng cán bộ phát huy hết năng lực của mình, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động NH. Hiện nay nhân lực các chi nhánh vẫn còn chưa đồng đều, chi nhánh lao động thừa, chi nhánh lao động thiếu vì vậy đánh giá chính xác trình độ, năng lực mỗi cán bộ: Làm cơ sở bố trí đúng người, đúng việc, sắp xếpluận chuyển hợp lý.Mặt khác cần lưu ý đến tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ đối với công việc được giao và tiếp thu những nguyện vọng ý kiến phản hồi từ mỗi người để ra quyết định một cách chínhxác.

Cần tiến hành rà soát, bổ sung, chỉnh sửa các quy chế, quy trình nghiệp vụ đảm bảo tuân thủ pháp luật nhưng vẫn phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro. NH cấp dưới bám vào những quy trình, quy chế này để thực

hiện một cách minh bạch và có tính pháp lý thuận tiện cho công việc của từng bộ phận chuyên môn nghiệp vụ giúp nâng cao chất lượng tíndụng.

Tăng cường tiến hành kiểm tra giám sát việc chấp hành các nguyên tắc thủ tục cho vay và cấp tín dụng để từ đó giúp các NH cấp dưới phát hiện và kịp thời chỉnh sửa các sai sót nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng. Để giảm những rủi ro tối thiểu những có thể xẩy ra thì hoạt động giám sát khách hàng là một trong những hoạt động không thể thiếu của ngành NH cũng nhưcủa Chi nhánh nói riêng.

Kết luận chương 3

Sau khi khái quát định hướng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Hưng, Long An đến năm 2025, tác giả đã đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh.

Các giải pháp về giao dịch tín dụng gồm: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư và phương án vay vốn khách hàng vay vốn; Thực hiện bảo đảm tín dụng; Quản trị rủi ro tín dụng; Tăng cường thu hồi nợ đến hạn, quá hạn và xử lý nợ xấu.

Các giải pháp hỗ trợ nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh bao gồm: Giải pháp xây dựng chính sách tín dụng phù hợp với khách hàng; Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng; Tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng; Đẩy mạnh thực hiện hoạt động Marketing Ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện vĩnh hưng tỉnh long an (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)