Giải pháp xây dựng chínhsách tíndụng phù hợp với kháchhàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện vĩnh hưng tỉnh long an (Trang 66 - 67)

- Chỉ tiêu vòng quay vốn chovay

3. .2 Mục tiêu hoạtđộng tíndụng của Chi nhánh ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Huyện Vĩnh Hưng giai đoạn 20 9

3.2.4. Giải pháp xây dựng chínhsách tíndụng phù hợp với kháchhàng

Căn cứ vào kết quả đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhánh cũng như mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng thì nhóm các nhân tố thuộc chính sách tín dụng tại chi nhánh có ảnh hướng lớn đối với chất lượng tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Hưng.

Để thu hút được nhiều khách hàng hơn nữa. Chi nhánh cần cải cách chính sách tín dụng theo hướng mở rộng cho vay.

Chính sách về tài sản đảm bảo vay vốn: Trên địa bàn Huyện Vĩnh Hưng, khách hàng gặp nhiều khó khăn về vấn đề tài sản bảo đảm để tiến hành vay vốn tại ngân hàng. Do đó, chi nhánh nên nới lỏng hơn quy định cho vay trên cơ sở đảm báo các nguyên tắc tín dụng đối với các khách hàng quen thuộc tại chi nhánh, khách hàng có lịch sử tín dụng tốt, uy tín trên thịtrường và có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh nhưng lại thiếu tài sản đảm bảo theo quy định. Đặc biết đối với cho vay với ngành nông, lâm thủy sản. Đây là ngành thế mạnh của Huyện nhưng các doanh nghiệp trong ngành không đủ tài sản bảo đảm để tiến hành vay vốn theo đúng nhu cầu của mình. Chỉ vay được một phần nhỏ dựa trên tài sản bảo đảm là nhà xưởng, máy móc. Vì vậy, ngân hàng cần mạnh dạn hơn khi áp dụng cho vay đối với ngành nghềnông, lâm thủy sản. Việc thẩm định nếu xét thấy khách hàng có quan hệ tín dụng lâu năm và có uy tín, phương án kinh doanh khả thi với nguồn đầu vào, đầu ra ổn định, năng lực tài chính mạnh thì ngân hàng có thể áp dụng linh hoạt về tài sản đảm bảo như cho vay một nửa là tài sản thế chấp và một nửa là tín chấp, thế chấp hàng tồn kho, khoản phải thu, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay. Như vậy, vừa giải quyết được khó khăn cho khách hàng vừa đảm bảo chất lượng hoạt động tín dụng cho ngân hàng.

Chính sách về khách hàng: Chính sách khách hàng cũng là một phần của chính sách tín dụng. Hiện nay, chi nhánh vẫn chú trọng đến nhóm khách hàng là nông hộ, hợp tác xã. Việc cạnh tranh giữa các ngân hàng khác trên địa bàn Huyện là một vấn đề khó khăn mà chi nhánh đang gặp phải. Tuy là một thương hiệu lớn, nhưng với những cạnh tranh về lãi suất, vốn vay đã và đang làm giảm chất lượng tín dụng của chi nhánh. Tìm kiếm khách hàng tại các xã, thị trấn tại các phòng giao dịch là một trong những giải pháp an toàn và hiệu quả trong giai đoạn sắp tới. Chi nhánh cần chủ động tìm hiểu tình hình địa phương mới, đưa các cán bộ có năng lực về đánh giá khả năng phát triển tại các phòng giao dịch. Có những chính sách maketing hợp lý cho từng địa bàn, chi nhánh có thể có những chính sách ưu đãi lãi suất trong khoảng thời gian đầu cũng như nhiều ưu đãi khác kèm theo như quà tặng bằng hiện vật, hiện kim, các sản phẩm dịch vụ khuyến mãi khác (Bảo hiểm, dịch vụ SMS Banking, phát hành miễn phí thẻ ghi nợ).

Đẩy mạnh quy mô bằng lực lượng bán sản phẩm tại chi nhánh.

Để chủ động tiếp cận khách hàng thì phòng tín dụng tại ngân hàng cần chủ động tham dự các hội nghị của các doanh nghiệp tại địa phương để có thể lựa chọn và tiếp cận được với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tốt. Cán bộ tín dụng, cán bộ giao dịch quan hệ khách hàng nên tự giới thiệu sản phẩm tín dụng khi có cơ hội tiếp xúc với khách hàng, chủ động đưa ra những lời đề nghị cấp vốn tín dụng tới cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện vĩnh hưng tỉnh long an (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)