9. Kết cấu luận vă n:
1.4.2.1 Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
– Lập hồ sơ mời thầu;
– Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu. 1.4.2.2 Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
– Mời thầu; Quyết định đầu
tư
Tổng vốn đầu tư
Mục tiêu và quy mô thực hiện
Thời gian và hình thức thực hiện Chủ đầu tư Kế hoạch lựa chọn nhà thầu Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Gía gói thầu Nguồn vốn
Hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức đấu thầu
Thời gian lựa chọn nhà thầu Hình thức hợp đồng
Thời gian thực hiện hợp đồng
Quyết định phê duyệt
– Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;
– Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu; – Mở thầu
- Đánh giá hồ sơ dự thầu, bao gồm:
+ Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu; + Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu;
+ Xếp hạng nhà thầu.
- Thương thảo hợp đồng.
- Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.
- Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
Phương thức lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu một giai đoạn một túi hồ sơ, thủ tục cụ thể phải đáp ứng đủ các giai đoạn trên: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thương thảo hợp đồng, trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, hoàn thiện, ký kết hợp đồng. Khi thực hiện phương thức đấu thầu một giai đoạn và một hồ sơ, bên tổ chức đấu thầu sẽ phải tuân thủ đầy đủ các bước nêu trên.
Sơ đồ 1.2 Khái quát quy trình đấu thầu 1 giai đoạn một túi hồ sơ
(Nguồn, Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014, Điều 11”Quy trình chi tiết”)
Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu
Lựa chọn danh sách ngắn (nếu cần thiết)
Lập hồ sơ mời thầu
Thẩm định, phê duyệt HSMT
Tổ chức lựa chọn nhà thầu
Mời thầu (thông báo, đăng tải)
Phát hành, sửa đổi, làm rõ HSMT
Nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút HSDT
Mở thầu
Đánh giá hồ sơ dự thầu Kiểm tra đánh giá tính hợp lệ
của: HSDT
Đánh giá chi tiết: HSDT
Xếp hạng nhà thầu Thương thảo hợp đồng
Trình thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu
1.5 Đấu thầu cạnh tranh theo quy định của Ngân hàng thế giới
1.5.1 Đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB):
Ngân hàng thế giới luôn ưu tiên phương pháp ICB chỉ trừ nếu ICB không phù hợp thì mới sử dụng các phương pháp khác, những yêu cầu cụ thể cho từngbước của ICB như sau:
- Thông báo và Quảng cáo: Chủ đầu tư chuẩn bị và đệ trình Ngân hàng bản thảo Thông báo mua sắm chung để in ấn trên Tạp chí Phát triển kinh doanh của Liên hợp quốc và Ngân hàng sẽ hỗ trợ việc phát hành này. Thông báo mua sắm cụ thể tại ít nhất 1 tờ báo phát hành trên quy mô quốc gia như báo Nhân dân, Vietnam News.
- Chuẩn bị và phát hành các tài liệu mời thầu: Các hồ sơ mời thầu không được phát hành sớm hơn 8 tuần sau ngày đăng. Đối với các hợp đồng mua sắm hàng hoá xây lắp ICB phải sử dụng tập Hồ sơ mời thầu mẫu chuẩn cho mua sắm công việc của Ngân hàng phát hành.
- Thời hạn chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu: Các nhà ứng thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu không được ít hơn 6 tuần kể từ ngày mời thầu hoặc kể từ ngày phát hành hồ sơ mời thầu tuỳ theo ngày nào muộn hơn.
- Mở thầu công khai: Ngay sau khi hết hạn nộp hồ sơ dự thầu, tất cả hồ sơ dự thầu cần được mở công khai.
- Đánh giá hồ sơ dự thầu: Sau khi các hồ sơ dự thầu được mở, bên mời thầu sẽ được yêu cầu thực hiện công tác đánh giá các hồ sơ dự thầu. Việc đánh giá các hồ sơ dự thầu sử dụng các tiêu chí đã được nêu trong hồ sơ mời thầu trên nguyên tắc đáp ứng hay không đáp ứng mà không phải là hình thức cho điểm, gồm các bước sau:
+ Đánh giá sơ bộ: hồ sơ dự thầu về cơ bản đáp ứng, tức là về cơ bản đạt được những yêu cầu về thương mại và kỹ thuật. Nếu hồ sơ dự thầu về cơ bản không đáp ứng, điều kiện, yêu cầu kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu sẽ bị loại bỏ.
+ Đánh giá chi tiết: tại bước này bên mời thầu sẽ điều chỉnh các lỗi số học; áp dụng các đề nghị giảm giá; quy về một đồng tiền chung; tính toán bổ sung phần chào thiếu; áp dụng ưu đãi nhà thầu trong nước nếu phù hợp. Sau đó bên mời thầu cần sắp xếp thứ tự các hồ sơ dự thầu theo giá đánh giá và xác định hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất.
+ Đánh giá năng lực sau đấu thầu: Nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất được xác định theo quy trình trên cần được đánh giá năng lực sau đấu thầu theo đúng các tiêu chí. Việc đánh giá năng lực sau đấu thầu cần được thực hiện trên nguyên tắc đạt/không đạt. Nếu nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất vượt qua được bước đánh giá năng lực sau đấu thầu, nhà thầu này sẽ được trao hợp đồng. Nếu nhà thầu này không vượt qua, hồ sơ dự thầu của nhà thầu này sẽ bị loại và việc đánh giá năng lực sau đấu thầu sẽ tiếp tục được thực hiện đối với nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất tiếp theo.
- Trao hợp đồng: Hợp đồng cần dược trao cho nhà thầu đã nộp hồ sơ dự thầu hợp lệ có giá đánh giá thấp nhất và đủ năng lực để hoàn thành hợp đồng như đã được xác định ở trên..
1.5.2Đấu thầu cạnh tranh trong nước (NCB):
Quy trình NCB về cơ bản là giống với quy trình ICB như đã được trình bày tại phần trên ngoại trừ một số điểm khác như:
- Thông báo và quảng cáo: được thực hiện ít nhất một tờ báo phát hành toàn quốc như tờ Nhân dân.
- Chuẩn bị và phát hành Hồ sơ mời thầu: Hồ sơ mời thầu có thể được chuẩn bị chỉ bằng tiếng Việt và đồng Việt Nam đồng có thể sử dụng cho mục đích đấu thầu và thanh toán..
- Thời gian tối thiểu để các nhà ứng thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu của mình là 30 ngày
- Mở thầu công khai: Giống như quy trình ICB.
- Đánh giá hồ sơ dự thầu và trao thầu: Giống như quy trình ICB. Tuy nhiên với xây lắp, giá đánh giá để so sánh là giá dự thầu có tính tất cả các loại thuế của địa phương trong khi đó đối với công tác mua sắm hàng hoá, các loại thuế trên sẽ không được xem xét. Trao thầu giống như qui trình của ICB đã trình bày ở trên.
1.6 Hiệu quả của hoạt động đấu thầu xây lắp
- Tạo sân chơi công bằng, minh bạch: Có thể nói đấu thầu là một trong những phương thức kinh doanh có hiệu quả cao. Nó góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, mang lại nhiều lợi ích to lớn cho nền kinh tế quốc dân. Thông qua đấu thầu, công tác quản lý trong lĩnh vực đầu tư của Nhà nước ngày càng được nâng
cao, nguồn vốn được sử dụng có hiệu quả, hạn chế được thất thoát, lãng phí. Đặc biệt, khi tham gia đấu thầu các doanh nghiệp phải sử dụng mọi biện pháp cạnh tranh để thắng thầu, trong đó có biện pháp giảm giá. Trong đấu thầu, bên mua bao giờ cũng muốn có thứ mình cần với giá rẻ nhất. Bên bán bao giờ cũng muốn bán nhanh thứ mình có với lợi nhuận cao nhất. Vì vậy, Nhà nước chỉ phải bỏ ra một khoản tiền ít hơn dự toán để xây dựng công trình, có như vậy mới đảm bảo tạo ra một sân chơi công bằng, minh bạch, thu hút các nhà thầu có năng lực tham gia.
- Tiết kiệm cho ngân sách: Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhiều dự án đang phải dừng, giãn, hoãn tiến độ gây lãng phí ngân sách. Do đó, thời gian gần đây, vấn đề tiết kiệm chi tiêu được đặt ra như một kỷ luật để tránh nguy cơ thâm hụt ngân sách và nợ công cho Việt Nam. Tại Việt Nam thời gian qua, hoạt động đấu thầu đã từng bước khẳng định vai trò quan trọng đối với nâng cao hiệu quả hoạt động chi tiêu công. Thông qua công tác đấu thầu, nhất là hình thức đấu thầu rộng rãi, đã góp phần tiết kiệm một phần ngân sách không nhỏ cho quốc gia, địa phương.
- Công trình đạt chất lƣợng tiến độ nhƣ kế hoạch: Hiệu quả của hoạt động đấu thầu không chỉ dừng lại ở việc lựa cho được nhà thầu và trao hợp đồng. Nếu sau khi ký hợp đồng mà các nhà thầu thi công chậm tiến độ, không đảm bảo an toàn lao động, công trình kém chất lượng thì xem như đấu thầu cũng không đạt hiệu quả. Do đó sau khi trao thầu thì chủ đầu tư phải quản lý chặt chẽ giai đoạn thi công phối hợp với các nhà thầu để xử lý các vướng mắc kịp thời để đảm bảo công trình đạt chất lượng, tiến độ, an toàn có như thế hoạt động đấu thầu mới đạt được hiệu quả trọn vẹn.
- Thông qua đấu thầu sẽ mang lại hiệu quả cho các dự án đầu tƣ công:
Đầu tư công theo nghĩa hep được hiểu là đầu tư từ ngân sách nhà nước (NSNN), từ nguồn việc trợ phát triển chính thức của nước ngoài, từ nguồn phát hành trái phiếu chính phủ ở trong nước và nước ngoài (sau đây gọi là đầu tư của Nhà nước).
Theo đó đầu tư công là việc sử dụng vốn Nhà nước để đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội không có khả năng hoàn vốn trực tiếp, hay nói cách khác là không vì mục tiêu kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận
Về hiệu quả đầu tư, người ta thường nói đến hai loại hiệu quả: hiệu quả kinh tế-xã hội và hiệu quả kinh tế. Nhưng đối với đầu tư công không vì mục tiêu kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận thì hiệu quả của đầu tư công là hiệu quả kinh tế xã hội.
Đấu thầu là công công cụ trực tiếp giúp cho hoạt động đầu tư đạt hiệu quả vì đấu thầu giúp tiết kiệm ngân sách, đấu thầu cũng là công cụ gián tiếp mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội vì đấu thầu giúp lựa chọn được những nhà thầu có năng lực tạo ra những công trình chất lượng, an toàn, tiện ích phục vụ cho đời sống an sinh xã hội. Do đó đấu thầu đã trực tiếp và gián tiếp mang lại hiệu quả của đầu tư công.
Những hiệu quả về kinh tế - xã hội:
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội được cải thiện hơn cả về số lượng và chất lượng từ đó thu hút được các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào tạo việc làm cho người lao động;
- Cải thiện vệ sinh môi trường, nâng cao sức khỏe cho người dân thông qua việc người dân có môi trường sống trong lành hơn không bị ô nhiễm, ngập úng
- Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận với các dịch vụ hiện đại, tiên tiến hơn;
- Để quản lý, sử dụng, vận hành các công trình, thiết bị hiện đại sẽ thúc đẩy người lao động nâng cao trình độ, năng lực để thích ứng.
1.7 Các hành vi bị cấm trong đấu thầu xây lắp và xử lý vi phạm
1.7.1 Các hành vi bị cấm trong đấu thầu
- Đưa, nhận, môi giới hối lộ.
- Lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu.
- Thông thầu, bao gồm các hành vi sau đây:
+ Thỏa thuận về việc rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu;
+ Thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho các bên tham dự thầu để một bên thắng thầu;
+ Thỏa thuận về việc từ chối cung cấp hàng hóa, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc các hình thức gây khó khăn khác cho các bên không tham gia thỏa thuận.
- Gian lận, bao gồm các hành vi sau đây:
+ Trình bày sai một cách cố ý hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu của một bên trong đấu thầu nhằm thu được lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào;
+ Cá nhân trực tiếp đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thẩm định kết quả lựa chọn danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư cố ý báo cáo sai hoặc cung cấp thông tin không trung thực làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
+ Nhà thầu, nhà đầu tư cố ý cung cấp các thông tin không trung thực trong hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
- Cản trở, không đảm bảo công bằng, minh bạch và một số hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật về đấu thầu
- Chuyển nhượng thầu, bao gồm các hành vi sau đây:
+ Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu có giá trị từ 10% trở lên hoặc dưới 10% nhưng trên 50 tỷ đồng (sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ) tính trên giá hợp đồng đã ký kết;
+ Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc thuộc trách nhiệm thực hiện của nhà thầu, trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ đã kê khai trong hợp đồng.
- Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn tới tình trạng nợ đọng vốn của nhà thầu.
1.7.2 Xử lý vi phạm trong đấu thầu
- Cảnh cáo, phạt tiền được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
- Cấm tham gia hoạt động đấu thầu được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Điều 89 của Luật Đấu thầu và Khoản 8 Điều 12 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
- Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu mà cấu thành tội phạm theo quy định pháp luật về hình sự.
- Đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu còn bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
- Hủy, đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu - Bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật về đấu thầu
1.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đấu thầu và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu. đấu thầu.
1.8.1. Môi trường pháp lý về đấu thầu.
Đây là nhân tố quan trọng hàng đầu đảm bảo cho hoạt động đấu thầu đi vào nề nếp. Những quy định pháp luật về đầu tư xây dựng và đấu thầu được thiết lập tạo hành lang pháp lý để giải quyết các tranh chấp thường xảy ra trong quá trình đấu thầu. Thể chế luật pháp, chính sách, quy định của Nhà nước là cơ sở pháp lý, là kim chỉ nam cho việc thực hiện các hoạt động đấu thầu.
Khi luật đấu thầu ra đời và có hiệu lực, mọi điều khoản quy định đã được luật pháp hoá, tính cạnh tranh, minh bạch, công bằng trong công tác đấu thầu được nâng lên. Phạm vi, nguyên tắc, phương thức, hình thức đấu thầu và các quy định bắt buộc đối với các nhà thầu tham gia đấu thầu; các yêu cầu đối với các tổ chức liên quan đã được quy định rõ ràng. Các hành vi bị cấm trong đấu thầu, các trường hợp xử lý