Xây dựng và thực thi chế độ, chính sách cho Quânnhân

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) xây dựng văn hóa công sở tại lữ đoàn 144 bộ tổng tham mưu quân đội nhân dân việt nam (Trang 30)

8. Bố cục của khóa luận

2.2. Xây dựng và thực thi chế độ, chính sách cho Quânnhân

* Tổ chức thăm hỏi đối với sĩ quan, QNCN, CNVCQP, HSQ-CS và thân nhân cán bộ ốm đau

Sĩ quan, QNCN, CNVCQP, HSQ-CS ốm đau, điều trị tại các bệnh viện trong và ngoài quân đội ở khu vực Hà Nội, cấp ủy, chỉ huy các cấp đều phải tổ chức thăm hỏi tận tình chu đáo theo phân cấp như sau:

Ban thường vụ, Đảng ủy, chỉ huy Lữ đoàn tổ chức thăm hỏi thăm hỏi đối với các đồng chí trong Ban thường vụ, Đảng ủy, chỉ huy Lữ đoàn, các đồng chí

là Thủ trưởng phòng, trưởng ban trực thuộc Lữ đoàn, Tiểu đoàn, Đại đội trực thuộc và thân nhân nằm điều trị tại các bệnh viện trong khu vực Hà Nội.

Thủ trưởng Phòng, Ban (trực thuộc Lữ đoàn) tổ chức thăm hỏi cán bộ, nhân viên, HSQ-CS thuộc quyền và thân nhân nằm điều trị tại các bệnh viện trong khu vực Hà Nội.

Chỉ huy Tiểu đoàn và tương đương tổ chức thăm hỏi cán bộ đại đội, trợ lý, nhân viên cơ quan Tiểu đoàn bộ và QNCN, CNVCQP có mức lương tương đương cấp Thiếu tá trở lên và thân nhân nằm điều trị tại các bệnh viện trong khu vực Hà Nội.

Chỉ huy đại đội và tương đương tổ chức thăm hỏi cán bộ trung đội và thân nhân gồm bố, mẹ, vợ, con ( kể cả bố, mẹ vợ) nằm điều trị tại các bệnh viện trong khu vực Hà Nội.

Trung đội trưởng và tổ chức thăm hỏi cán bộ tiểu đội Và HSQ-CS thuộc quyền nằm điều trị tại các bệnh viện trong khu vực Hà Nội.

Khi nắm được thông tin cán bộ, QNCN, CNVCQP, HSQ-CS và thân nhân của cán bộ nằm điều trị tại các bệnh viện trong khu vực Hà Nội. Cấp ủy, chỉ huy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị báo cáo theo phân cấp để tổ chức đi thăm hỏi.

Thăm hỏi các đồng chí nguyên là cán bộ chỉ huy Lữ đoàn đã nghỉ hưu và thân nhân cán bộ chỉ huy Lữ đoàn đã nghỉ hưu

Khi nắm được thông tin các đồng chí cán bộ nguyên là chỉ huy Lữ đoàn đã nghỉ hưu và thân nhân của cán bộ nằm điều trị tại các bệnh viện trong khu vực Hà Nội, Ban thường vụ, chỉ huy Lữ đoàn tổ chức thăm hỏi.

Các đồng chí cán bộ nguyên là chỉ huy Lữ đoàn đã nghỉ hưu và thân nhân của cán bộ nằm điều trị tại các bệnh viện ở xa, ngoài khu vực Hà Nội nếu có điều kiện Lữ đoàn sẽ tổ chức thăm hỏi.

Cấp nào tổ chức đi thăm hỏi cấp đó đảm bảo quà từ nguồn quỹ vốn của cấp đó, Cấp Lữ đoàn mức thấp nhất là 500.000đ; cấp Tiểu đoàn và cấp phòng, ban mức thấp nhất là 300.000đ; cấp đại đội, Trung đội mức thấp nhất là 01 kg

đường và 01 hộp sữa.

Về phương tiện đi lại bảo đảm thăm hỏi, cấp nào tổ chức đi thăm hỏi cần xin xe ô tô, cấp đó phải báo trực tiếp Thủ trưởng Lữ đoàn để giải quyết.

* Chế độ sử dụng xe chính sách đối với cán bộ tại ngũ

Sĩ quan, QNCN, CNVCQP khi tổ chức cưới vợ (chồng) trong địa bàn Hà Nội và địa bàn quanh khu vực Hà Nội có bán kính từ 50km trở xuống (tính từ đơn vị đang cống tác) có nhu cầu xin xe chở gia đình đi đưa, đón dâu Lữ đoàn vận dụng giải quyết cho 01 chuyến xe ca (nếu có xe và không trực chiến). Cá nhân xin xe phải làm đơn dề nghị và có ý kiến của chỉ huy đơn vị, gửi về Lữ đoàn.

Hàng năm vào dịp tết Nguyên đán, Lữ đoàn giái quyết cho các đồng chí cán bộ là Thủ trưởng Phòng, Ban ( trực thuộc Lữ đoàn), Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn 01 chuyến xe con đi về trong ngày thăm gia đình. Cán bộ có nhu cầu đăng kí gửi về Ban cán bộ tổng hợp báo cáo thủ trưởng Lữ đoàn duyệt.

* Chế độ trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, chiến sĩ tại tại ngũ và đi nghỉ an dưỡng tại các đoàn an dưỡng đối với cán bộ.

Thực hiện chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất đối với gia đình sĩ quan, QNCN, CNVCQP tại ngũ ( theo Thông tư 13/2010/TT-BQP ngày 08/02/2010 của Bộ Quốc phòng về việc quy định chế độ trợ cáp khó khăn đột xuất và mức hỗ trợ tang lễ đối với quân nhân, CNVCQP hy sinh tử trận).

Theo quy định gia đình gặp tai nạn, hỏa hoạn, thiên tai bất thường, do thiên nhiên hoặc con người gây nên làm nhà cửa của gia đình bị đổ sập, trôi, cháy hư hỏng nặng; hoặc gia đình phải dời chỗ ở… thì được xét trợ cấp khó khăn đột xuất với mức 1.000.000đ/suất/lần.

Thân nhân hoặc bản thân bị ốm đau từ một tháng trở lên hoặc phải điều trị tại bệnh viện từ 15 ngày trở lên; được trợ cấp 300.000đ/suất/lần.

Chế độ trợ cấp nói trên được thực hiện không quá 2 lần trong một năm đối với một đối tượng.

Thân nhân từ trần được trợ cấp mức 600.000đ/ trường hợp (bao gồm cẩ vòng hoa viếng nếu có).

Hàng tháng các cơ quan, đơn vị có các đối tượng nêu trên được hưởng lập danh sách nêu rõ lý do ốm đau, từ trần,..của thân nhân gia đình và các giấy tờ thủ tục theo quy định có chữ ký của chỉ huy đơn vị gửi về Lữ đoàn qua Ban cán bộ tổng hợp, trình Thủ trưởng Lữ đoàn ra quyết định cho hưởng theo quy định và chi trả ở tài chính các đơn vị.

Thực hiện chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất đối với gia đình Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ (theo Nghị định 106/2007/NĐ-CP ngày 22/6/2017 của Chính phủ về chế độ chính sách đối với gia đình Hạ sĩ quan và binh sĩ tại ngũ)

Theo quy định gia đình Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ gặp nạn ,hỏa hoạn, thiên tai, thân nhân ốm đau từ một tháng trở lên hoặc ốm, đau điều trị tại bệnh viện từ 15 ngày trở lên được hưởng mức trợ cáp 300.000đ/suất/lần (không quấ 02 lần trong một năm).

Trường hợp thân nhân từ trần, mức trợ cấp 600.000đ (bao gồm cả vòng hoa viếng nếu có).

Hàng tháng cơ quan, đơn vị có các đối tượng nêu trêu được hưởng lập danh sách nêu rõ lý do ốm, đau, từ trần… của thân nhân gia đình và cán giấy tở thủ tục theo quy định có chữ ký của chỉ huy đơn vị, gửi về Lữ đoàn qua Ban Cán bộ tổng hợp, trình Thủ trưởng Lữ đoàn ra quyết định cho hưởng theo quy định và chi trả ở tài chính các đơn vị.

Thực hiện chế độ đi nghỉ an dưỡng tại các đoàn hàng năm đối với cán bộ và gia đình cán bộ.

Chế độ an dưỡng, bồi dưỡng của cán bộ sĩ quan, QNCN, CNVCQP thực hiện quy định của Bộ Quốc phòng, hàng năm căn cứ vào tỷ lệ và đối tượng được hưởng. Cơ quan Cán bộ, Quân lực hướng dẫn đơn vị lập danh sách báo cáo Thủ trưởng Lữ đoàn ra quyết định cho hưởng theo quy định. Đối với cán bộ có nhu cầu đi nghỉ cá nhân, gia đình theo phiếu tại các đoàn an dưỡng trong Quân đội thì các đơn vị lập danh sách gửi về Lữ đoàn qua Ban cán bộ đối với sĩ quan,

QNCN, CNVCQP để tổng hợp báo cáo trên xin phiếu trước một tuần, theo tỷ lệ quy định.

Hàng năm căn cứ vào tình hình cụ thể và điều kiện cho phép Lữ đoàn liên hệ vận dụng giải quyết cho cán bộ và gia đình cán bộ đi nghỉ tại các đoàn an dưỡng trong Quân đội ( thường ở Đoàn 295; Đoàn 296; Đoàn 40B) theo 2 đợt, mỗi đợt khoảng từ 13 đến 15 hộ gia đình; ưu tiên cán bộ chủ trì; những gia đình cán bộ chính sách và những cán bộ năm trước chưa có điều kiện đi, mỗi đợt từ 3 đến 4 ngày.

* Chế độ tiền lương, phụ cấp, nhà ở và chăm sóc sức khỏe cho Quân nhân

Tiền lương của quân nhân được xác định theo trình độ đào tạo, chức danh, vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành lao động đặc biệt.

Phụ cấp thâm niên được tính theo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của quân đội theo quy định pháp luật; Phụ cấp, trợ cấp phù hợp với tính chất hoạt động đặc thù quân sự; Phụ cấp, trợ cấp như đối với cán bộ, công chức, viên chức có cùng diều kiện làm việc.

Quân nhân được chăm sóc sức khỏe, khi bị thương, ốm đau, tai nạn, rủi ro nghề nghiệp ở xa cơ sở quân y hoặc mắc những bệnh mà cơ sở quân y không khả năng điều trị thì được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế khác, được thanh toán viện phí và thực hiện các chế độ khác theo quy định pháp luật. Bố, mẹ đẻ, bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng, vợ hoặc chồng , con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi của quân nhân tại ngũ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

2.2.2 Thực trạng thực thi chế độ, chính sách cho Quân nhân

Trong thời gian vừa qua cấp ủy, chỉ huy các cấp trong Lữ đoàn triển khai thực hiện: Chỉ thị 523 - CT/QUTW của Quân ủy Trung ương về công tác chính sách đối với quân đội và hậu phương quân đội trong điều kiện đối tượng chính sách nhiều, nhu cầu bảo đảm lớn, vượt quá khả năng đáp ứng của Lữ đoàn. Địa bàn đóng quân phức tạp, phân tán nhỏ lẻ, thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt của Bộ

quốc phòng.

Xác định công tác chính sách quân đội và hậu phương quân đội là một trong những nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa chính trị và tính nhân văn sâu sắc, Đảng ủy – Lữ đoàn 144 và cấp ủy, chỉ huy các cấp đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đạt được những kết quả khá toàn diện. Tổ chức tuyên truyền dưới nhiều hình thức, biện pháp phong phú sinh động như; truyền thanh nội bộ, tuyên truyền miệng để quán triệt, phổ biến các chế độ chính sách; chủ động tổ chức tập huấn nghiệp vụ, triển khai ở từng cấp, từng ngành. Các cơ quan chức năng của Lữ đoàn phối hợp với các đơn vị hướng dẫn, phân định trách nhiệm của từng cơ quan trong giải quyết chế độ, chính sách.

Các cơ quan, đơn vị trong Lữ đoàn quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm các chế độ quy định về tiền lương, phụ cấp, trợ cấp đối với các đối tượng trong quân đội. Chi trả chế độ thôi phục vụ tại ngũ theo Nghị định số 21/2009/NĐ-CP

cho 17 trường hợp; chế độ phụ cấp đặc thù quân sự theo Quyết định số 15/2009/QĐ-TTg cho 374 đối tượng,. Tổ chức cho cán bộ đi nghỉ dưỡng đúng chế độ quy định. Tổ chức thực hiện chế độ, chính sách cho mượn nhà công vụ, cấp nhà ở và nhà đồng đội cho các cán bộ trong đơn vị có nhu cầu và đủ chỉ tiêu. Thực hiện đầy đủ, chặt chẽ chế độ trợ cấp khó khăn cho hưởng lương và hỗ trợ cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức lễ tang theo Thông tư số 09/2012/TT-BQP. Chính sách bảo hiểm y tế được triển khai đồng bộ, đúng quy định của pháp luật; cấp thẻ BHYT và giải quyết chế độ bảo hiểm y tế đối với thân nhân quân nhân tại ngũ bảo đảm kịp thời. Công tác khám chữa bệnh và thực hiện chính sách về chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng được chú trọng; các bệnh viện và quân y các đơn vị đã tổ chức khám, điều trị; bảo đảm sức khỏe tốt hơn cho các mọi quân nhân trong quân đội.

Trợ cấp cho các hộ gia đình ở vùng bão lụt, các vùng thiệt hại do thiên nhiên và chất độc màu da cam với tổng số một ngày lương của toàn thể quân nhân với số lượng 4 lần/ 1 năm.

Tập trung giải quyết với khối lượng lớn các hình thức khen thưởng thường xuyên, chuyên đề và đột xuất theo yêu cầu nhiệm vụ; bảo đảm dân chủ, chặt chẽ, công khai, chính xác theo đúng quy trình, tiêu chuẩn.

Đã quán triệt và tổ chức thực hiện tốt Thông tư số 158/2012/TT-BQP về một số chế độ chính sách góp phần chăm sóc cho cán bộ quân đội nghỉ hưu; thực hiện chu đáo chế độ an, điều dưỡng hàng năm cho các đối tượng; khám, điều trị, giám định.

Thực hiện tốt chế độ chính sách đối với gia đình quân nhân, CNVCQP tại ngũ theo Nghị định số 88/2011/NĐ-CP; Thông tư 09/2012/TT-BQP. Quan tâm thực hiện tốt công tác đào tạo nghề, tư vấn giới thiệu việc làm cho quân nhân xuất ngũ. Tích cực tạo nguồn kinh phí giúp đỡ gia đình quân nhân, CNVCQ có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là khó khăn về nhà ở với số tiền hàng trăm triệu đồng. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các cơ quan, đơn vị đã lồng ghép các chính sách, huy động và xã hội hóa các nguồn lực để đẩy mạnh phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”. Cấp thẻ học nghề cho các quân nhân xuất ngũ. Tặng 08 nhà đồng đội cho cán bộ có hoàn cảnh khó khăn.

Phát huy truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, bản chất cách mạng của nhân dân các dân tộc trên địa bàn Quân khu, phẩm chất truyền thống tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”, đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”. Tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác chính sách, huy động có hiệu quả mọi nguồn lực để chăm lo tốt hơn nữa chính sách đối với quân đội và hậu phương quân đội.Tổng hợp, rà soát, xét kết quả đạt được, tập trung giải quyết dứt điểm những tồn đọng, vướng mắc, những phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện các chế độ chính sách đã ban hành với phương châm “công khai, dân chủ, công bằng, đúng chế độ chính sách, đúng đối tượng, không để sai sót và tiêu cực xảy ra”. Chủ động triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ các chế độ, chính sách, bảo đảm minh bạch, công khai, công bằng, thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho lực lượng tại ngũ và đối tượng chính

sách hậu phương quân đội được hưởng thụ đúng, đủ các chế độ theo quy định. Tập trung tổ chức thực hiện chặt chẽ, đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách hiện hành đối với lực lượng tại ngũ như chế độ tiền lương, phụ cấp, trợ cấp; các chế độ, chính sách theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP; Nghị định số 21/2009/NĐ- CP; chính sách đặc thù quân sự Quyết định 15/2009/QĐ-TTg của Chính phủ.

Phát huy sức mạnh tổng hợp, động viên và kết hợp các nguồn lực thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội; góp phần chăm sóc tốt hơn đời sống gia đình quân nhân, CNVCQP. Đẩy mạnh hoạt động phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” nhân các ngày lễ lớn của đất nước, quân đội và Quân khu. Tiếp tục thực hiện tốt công tác xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đồng đội cho các cán bộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nâng cao hơn nữa năng lực làm tham mưu, đề xuất của cơ quan chính sách các cấp trong Lữ đoàn.Tiếp tục nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện công tác chính sách.Đề xuất kiện toàn tổ chức, biên chế cơ quan chính sách các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.Tạo ra được một môi trường làm việc ổn định cho quân nhân và một phần giúp văn hóa công sở của Lữ đoàn 144 càng ngày được cải thiện và từng ngày càng phát triển hơn.

2.3 Xây dựng văn hóa của người lãnh đạo quản lý và văn hóa của Quân nhân trong Lữ đoàn 144 Quân nhân trong Lữ đoàn 144

2.3.1 Văn hóa của người lãnh đạo quản lý

Văn hoá lãnh đạo - quản lý thể hiện rõ sự ứng xử văn hoá trong các mối quan hệ với cấp dưới, với công việc và với chính bản thân mình. Lãnh đạo của Lữ đoàn 144 nhận thức rõ được điều đó quan trọng thế nào trong tổ chức hoạt động của cơ quan.

Lãnh đạo Lữ đoàn 144 luôn nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) xây dựng văn hóa công sở tại lữ đoàn 144 bộ tổng tham mưu quân đội nhân dân việt nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)