Xây dựng, tổ chức các hoạt động tập thể cho Quânnhân

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) xây dựng văn hóa công sở tại lữ đoàn 144 bộ tổng tham mưu quân đội nhân dân việt nam (Trang 49)

8. Bố cục của khóa luận

2.5. Xây dựng, tổ chức các hoạt động tập thể cho Quânnhân

Vai trò vị trí của các hoạt động tập thể được quy định: " Hoạt động tập thể là 1 hoạt động do tổ chức chính trị lãnh đạo của cơ quan chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, viên chức: tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế; giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệTổ quốc".

Như vậy trong hệ thống chính trị của cơ quan thì Công đoàn được thành lập và hoạt động dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng cùng cấp và Công đoàn cấp trên trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ, là tổ chức đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, QNCN, CNVCQP vì vậy tổ chức có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động như sau:

Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Quân đội và nhiệm vụ của tổ chức cơ quan. Giáo dục nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, pháp luật, khoa học kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, QNCN, CNVCQP. Tổ chức vận động mọi quân nhân trong cơ quan, đơn vị thi đua yêu nước, thực hiện nghĩa vụ của quân nhân, tham gia quản lý cơ quan, đơn vị cải tiến lề lối làm việc và cải cách thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.

Kiểm tra, giám sát việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật, bảo đảm việc thực hiện quyền lợi của mỗi quân nhân.

đời sống vật chất, tinh thần, tổ chức các hoạt động trong đơn vị bảo đảm vui tươi phân khởi tạo tinh thần cho các đồng chí hoàn thành công tác một cách tốt nhất.

Phối hợp với lãnh đạo cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, tổ chức hội nghị toàn thể quân nhân trong toàn Lữ đoàn để rút kinh nghiệm, hội ý lấy ý kiến dân chủ phát huy tốt trí tuệ tập thể.

Đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Phát hiện và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết các mâu thuẫn, thắc mắc của các quân nhân, tập thể theo đúng quy định và pháp luật của nhà nước, kỷ luật của quân đội.

Phát triển quản lý đoàn viên; xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh và tham gia xây dựng tổ chức Đảng ở cơ quan, đơn vị luôn trong sạch vững mạnh.

Tổ chức các cuộc thi về thể dục, thể thao trong cơ quan, giao lưu văn nghệ và tổ chức các hội nghị, lễ kỉ niệm trong Lữ đoàn.

2.5.2 Thực trạng xây dựng, tổ chức các hoạt động tập thể cho Quân nhân trong cơ quan nhân trong cơ quan

Trọng tâm hoạt động của Công đoàn, đoàn thể cơ quan Lữ đoàn 144: Đã tổ chức tốt vệ sinh môi trường nhà ở khu tập thể, tổ chức bếp ăn tập thể bảo đảm chất lượng và định lượng theo quy định của Tổng cục hậu cần. Quản lý hoạt động theo phân cấp, theo cơ quan chuyên môn bảo đảm tốt, lưu thông và chặt chẽ hiệp đồng. Đơn vị tập trung vào các nội dung hoạt động trọng yếu là: Chế độ tiền lương, an toàn trong thực hiện nhiệm vụ, nghỉ dưỡng, tham quan du lịch, nơi ăn ở, chế độ ăn… cho toàn thể quân nhân trong quân đội

Hàng năm đơn vị, cơ quan tổ chức cho các gia đình cán bộ trong toàn Lữ đoàn đi tham quan nghỉ mát vào tất cả các hè bảo đảm vui tươi phấn khởi của tất cả các gia đình như đi Sầm Sơn, Đồ Sơn, Cửa Lò…Nhưng đơn vị vẫn căn cứ vào nhiệm vụ, đặc điểm tình hình của cơ quan để bố trí chia nhỏ các bộ phận bảo đảm tốt.

Đơn vị tổ chức trao quà cho các cháu học sinh đạt thành tích tốt trong học tập, tổ chức tặng quà nhân ngày Quốc tế 1/6 và Tết Trung thu cho các cháu là

con em toàn bộ cán bộ trong đơn vị. Tổ chức tới thăm và cho quà các hộ gia đình ở vùng bão lụt, các vùng thiệt hại do thiên nhiên và chất độc màu da cam với tổng số một ngày lương của toàn thể quân nhân với số lượng 4 lần/ 1 năm. Tổ chức tham quan các khu lịch sử, di tích của quân đội cho các quânnhân hàng năm như đưa chiến sĩ đi thăm quan Lăng chủ tịch; đi thăm các khu di tích nổi tiếng và nhớ ơn các liệt sĩ như thành cổ Quảng trị, Ngã ba Đồng Lộc…Tổ chức chương trình và tặng quà cho chị em Phụ nữ nhân ngày 8/3 và 20/10. Tổ chức các cuộc thi nhằm để kỷ niệm các ngày liên quan đến Quân đội như thi bóng chuyền, bóng đá, võ thuật và các kỹ thuật chiến đấu trong Quân đội… Các quân nhân trong cơ quan đều đa phần nhiệt tình tham gia và hưởng ứng nhưng vẫn có một số ít quân nhân không tích cực gia các hoạt động thường trốn tránh.

Tiểu kết chương 2

Chương 2, khái quát về thực trạng văn hóa công sở theo các yếu tố về nội quy, quy chế và chính sách, chế độ cho quân nhân; về văn hóa lãnh đạo – quản lý của lãnh đạo và văn hóa của quân nhân; về cảnh quan môi trường; vê các hoạt động tập thể trong cơ quan.

Từ đó thấy được văn hóa công sở của Lữ đoàn 144 – Bộ Tổng Tham mưu trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực về giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Sự chuyển biến đó thể hiện qua sự xây dựng văn hóa công sở của Lữ đoàn càng ngày càng hoàn thiện hơn nhưng bên cạnh vẫn còn tồn tại một số hạn chế làm ảnh hưởng đến hoạt động của Lữ đoàn 144 cũng như sự phát triển bền vững của Lữ đoàn 144 – Bộ Tổng Tham mưu. Do vậy, cần phải nâng cao hiệu quả xây dựng văn hóa công sở nhằm tạo ra nếp văn hóa công sở tốt đẹp hơn và riêng biệt của Lữ đoàn 144 – Bộ Tổng Tham mưu.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI LỮ ĐOÀN 144 -BỘ TỔNG THAM MƯU

3.1 Ban hành hệ thống văn bản quy định nội quy, quy chế thực hiện VHCS VHCS

Ở bất kỳ lĩnh vực nào, việc xây dựng và thực hiện hệ thống văn bản đều rất quan trọng và cần thiết. Bởi lẽ, văn bản được ban hành và xây dựng ra nhằm đặt ra quy định để mọi người áp dụng nhiều lần, bắt buộc thực hiện tạo nên khuôn khổ cho một tập thể.

Để xây dựng VHCS tại Lữ đoàn 144 - Bộ Tổng Tham mưu trước hết cần phải căn cứ vào một số văn bản pháp luật của các cấp như: theo Nghị định 82/2016/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 01 tháng 07 năm 2016 về quy định quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam; Thông tư 193/2011/TT-BQP của Bộ Quốc Phòng ngày 23 tháng 11 năm 2011 về ban hành Điều lệnh quản lý bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam; Thông tư 192/2016/TT-BQP của Bộ Quốc Phòng ngày 26 tháng 11 năm 2016 quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc Phòng và Thông tư 160/2014/TT-BQP của Bộ Quốc Phòng ngày 09 tháng 11 năm 2014 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi đua khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam; Quy chế VHCS tại cơ quan hành chính nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007,…

Trên cơ sở những văn bản pháp luật đó, Lữ đoàn trưởng đã ra Quyết định số: 198/QĐ-LĐ ngày 05 tháng 01 năm 2004 ban hành Quy định về việc thực hiện VHCS tại Lữ đoàn 144 – Bộ Tổng Tham mưu; Quyết định số: 156/QĐ-LĐ ngày 25 tháng 7 năm 2005 về ban hành Quy tắc ứng xử của Quân nhân tại Lữ đoàn 144; Quyết định số: 854/QĐ-LĐ ngày 23 tháng 7 năm 2006 về việc ban hành Quy chế làm việc của Lữ đoàn 144… Tất cả các văn bản trên được áp dụng thống nhất tại Lữ đoàn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động của cơ

quan. Mỗi văn bản được xây dựng và ban hành theo đúng quy định của Bộ Quốc Phòng và phù hợp với cơ quan .

Mỗi văn bản quy định đều phản ánh kỷ cương, lề lối, cách thức làm việc, quy định chuẩn mực ứng xử của Quân nhân trong thực hiện nhiệm vụ, trong giao tiếp với cấp trên và đồng nghiệp. Từ đó tác động vào sự thay đổi nhận thức của từng quân nhân về văn hóa công sở, tạo điều kiện để văn hóa công sở trong Lữ đoàn được thực hiện nghiêm chỉnh. Đảm bảo cho hoạt động của cơ quan hiệu quả, chuyên nghiệp và nhanh chóng.

Mỗi cán bộ, quân nhân có căn cứ, cơ sở thực tiễn để thực hiện, nỗ lực rèn luyện, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị. Đồng thởi cũng là một trong những căn cứ đế đánh giá quân nhân và xử lý trách nhiệm đối với nhứng quân nhân vi phạm.

Xây dựng VHCS chính là xây dựng quy chế về VHCS luôn rõ ràng, có những chế tài xử phạt bằng biện pháp kinh tế; quy định về thưởng, phạt đúng mức đối với quân nhân khi thực hiện VHCS chưa tốt hoặc tốt; luôn theo dõi, kiểm tra việc thực hiện VHCS; theo tiêu chí của Lữ đoàn đặt ra để báo cáo tổng kết, đánh giá về tình hình thực hiện VHCS.

Xây dựng và ban hành văn bản nôi quy, quy chế VHCS dựa trên các nguyên tắc giao tiếp phù hợp nơi làm việc, các chuẩn mực về tác phong, cử chỉ làm việc, các văn bản của cấp trên quản lý, quy định rõ những hình thức xử phạt khi vi phạm và hình thức khen thưởng khi thực hiện tốt VHCS.

Các văn bản ban hành về nội quy, quy chế VHCS được xây dựng chính xác, phù hợp với Lữ đoàn tạo ra một nơi làm việc văn minh, công bằng, một chuẩn mực để các quân nhân thực hiện theo, tạo điều kiện để quân nhân được nêu lên quan điểm riêng của mình, mạnh dạn tố cáo, những hành vi vi phạm nội quy, quy chế; nâng cao được nấc thang văn hóa của quân nhân; hoạt động theo một tác phong, kỷ cương nhất định; điều chỉnh được các mối quan hệ tương tác giữa quân nhân trong Lữ đoàn.

Ban hành nội quy, quy chế tốt về VHCS góp phần xây dựng VHCS tại Lữ đoàn 114 hiệu quả và thống nhất trong toàn cơ quan.

3.2 Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, quân nhân về VHCS VHCS

Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, quân nhân về văn hóa công sở là tuyên truyền cho cán bộ, Quân nhân Lữ đoàn 144 nắm rõ về tầm quan trọng của VHCS nhận thức đúng đắn về lập trường, quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và hướng dẫn về văn hóa công sở theo quy định nhà nước.

Tuyên truyền những hiểu biết, những kiến thức để cán bộ, quân nhân hiểu rõ hơn về VHCS; những ưu điểm, hạn chế và cách khắc phục những hạn chế đó nhằm nâng cao nhận thức và hiệu quả thực hiện VHCS.

Lữ đoàn 144 thực hiện những hình thức tuyên truyền như tuyên truyền miệng, tổ chức các cuộc vận động, các chương trình thi đua.. về VHCS. Tuyền truyền miệng là hình thức tuyên truyền phổ biến và được đông đảo nhiều cơ quan, đơn vị sử dụng. Cán bô, quân nhân trong Lữ đoàn sẽ tuyên truyền nhau về việc triển khai thực hiện VHCS trong toàn cơ quan và đơn vị như nói chuyện, tọa đàm, hội thảo về VHCS…Hoặc tuyên truyền thông qua sách, báo, khẩu hiệu.. . Thông qua đó, cán bộ và quân nhân được nâng cao nhận thức hơn về VHCS.

Lữ đoàn 144 còn tổ chức các chương trình và hoạt động, phong trào thi đua có liên quan đến VHCS để cán bộ, quân nhân tiếp xúc nhiều về vấn đề VHCS và nhận thức được tầm quan trọng của VHCS thông qua những chương trình, hoạt động, phong trào đó.

Thông qua việc phát động phong trào thi đua có ý nghĩa quan trọng đối với quân nhân. Qua phong trào thi đua đã giúp các quân nhân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản, giá trị của VHCS. Từ đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện trong mỗi quân nhân toàn quân nói chung và quân nhân Lữ đoàn 144 nói riêng. Mỗi quân nhân sẽ tự giác xây dựng kế hoạch cho mình để phấn đấu, rẻn luyện phù hợp với điều kiện, vị trí công tác của mình.

nhân liên quan về VHCS nhằm giao lưu và nâng cao tinh thần đoàn kết trong cơ quan. Từ đó Quân nhân có thời gian tìm hiểu thêm về VHCS nhằm vào những hoạt động tập thể đó để nâng cao nhận thức về VHCS và củng cố sự hiểu biết mình. Đảm bảo cho Quân nhân có một định hướng đúng về VHCS.

Ngoài ra, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về VHCS tại Lữ đoàn 144 cần phải gắn kết với các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tiếp tục phát động các phong trào thi đua để mỗi cán bộ, quân nhân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản, giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức, học tập và làm theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt tạo được sự chuyển biến về nâng cao nhận thức trong cán bộ, quân nhân.

Từ các hình thức tuyên truyền về VHCS thì mỗi cá nhân đều phải tự giác nhận thức và xây dựng những nếp văn hóa công sở phù hợp với cơ quan, bản thân với điều kiện, vị trí công tác của mình.

Do đó, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, quân nhân về VHCS là một biện pháp tối ưu và khả thi để giúp các cán bộ, Quân nhân có sự hiểu biết sâu sắc về VHCS được áp dựng rộng rãi ở mỗi cơ quan, đơn vị trong toàn Bộ Quốc Phòng.

Thông qua công tác tuyên truyền thì xây dựng VHCS của Lữ đoàn được xây dựng trên nhận thức của mỗi quân nhân. Mỗi quân nhân sẽ tự có ý thức tự giác trong xây dựng VHCS về những tác phong, lễ tiết của mình trong khi thực hiện công tác, nhiệm vụ và hoàn thiện mình hơn.

Từ đó xây dựng VHCS trong Lữ đoàn 144 được nâng cao hiệu quả thực hiện, cán bộ và quân nhân đều nắm rõ được VHCS. Thực hiện VHCS được đi vào thực tiễn và được mọi quân nhân chấp hành. Hướng các cán bộ, quân nhân đến một giá trị chung, tôn trọng những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực nhất định.

3.3 Áp dụng tiêu chuẩn và xây dựng VHCS của cơ quan hành chính Nhà nước vào quá trình công tác tại Lữ đoàn 144 - Bộ Tổng Tham mưu Nhà nước vào quá trình công tác tại Lữ đoàn 144 - Bộ Tổng Tham mưu

Theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính Nhà

nước. Lữ đoàn 144 – Bộ Tổng Tham mưu đã áp dụng quy chế đó để làm cơ sở tạo ra các tiêu chí để đánh giá việc thực hiện VHCS của cán bộ và quân nhân trong cơ quan.

Xây dựng tiêu chí đánh giá việc thực hiệnVHCS của Lữ đoàn 144 - Bộ Tổng Tham mưu nhằm xây dựng trụ sở cơ quan khang trang, xanh, sạch, đẹp theo hướng hiện đại; đội ngũ cán bộ, quân nhân làm việc chuyên nghiệp, đúng tác phong, ứng xử có văn hóa, chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ cương hành chính, kỷ luật của cơ quan (kèm theo Phụ lục 2).

Thời gian thực hiện: Việc kiểm tra, đánh giá được tiến hành từ ngày 25 đến 30 hàng tháng; tháng cuối cùng của năm tiến hành tổng kết, bình xét khen thưởng đối với các cơ quan, đơn vị trong năm.

Sau khi đã xây dựng được các tiêu chí đánh giá về văn hóa công sở cho

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) xây dựng văn hóa công sở tại lữ đoàn 144 bộ tổng tham mưu quân đội nhân dân việt nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)