Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, quânnhân về VHCS

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) xây dựng văn hóa công sở tại lữ đoàn 144 bộ tổng tham mưu quân đội nhân dân việt nam (Trang 54 - 55)

8. Bố cục của khóa luận

3.2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, quânnhân về VHCS

VHCS

Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, quân nhân về văn hóa công sở là tuyên truyền cho cán bộ, Quân nhân Lữ đoàn 144 nắm rõ về tầm quan trọng của VHCS nhận thức đúng đắn về lập trường, quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và hướng dẫn về văn hóa công sở theo quy định nhà nước.

Tuyên truyền những hiểu biết, những kiến thức để cán bộ, quân nhân hiểu rõ hơn về VHCS; những ưu điểm, hạn chế và cách khắc phục những hạn chế đó nhằm nâng cao nhận thức và hiệu quả thực hiện VHCS.

Lữ đoàn 144 thực hiện những hình thức tuyên truyền như tuyên truyền miệng, tổ chức các cuộc vận động, các chương trình thi đua.. về VHCS. Tuyền truyền miệng là hình thức tuyên truyền phổ biến và được đông đảo nhiều cơ quan, đơn vị sử dụng. Cán bô, quân nhân trong Lữ đoàn sẽ tuyên truyền nhau về việc triển khai thực hiện VHCS trong toàn cơ quan và đơn vị như nói chuyện, tọa đàm, hội thảo về VHCS…Hoặc tuyên truyền thông qua sách, báo, khẩu hiệu.. . Thông qua đó, cán bộ và quân nhân được nâng cao nhận thức hơn về VHCS.

Lữ đoàn 144 còn tổ chức các chương trình và hoạt động, phong trào thi đua có liên quan đến VHCS để cán bộ, quân nhân tiếp xúc nhiều về vấn đề VHCS và nhận thức được tầm quan trọng của VHCS thông qua những chương trình, hoạt động, phong trào đó.

Thông qua việc phát động phong trào thi đua có ý nghĩa quan trọng đối với quân nhân. Qua phong trào thi đua đã giúp các quân nhân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản, giá trị của VHCS. Từ đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện trong mỗi quân nhân toàn quân nói chung và quân nhân Lữ đoàn 144 nói riêng. Mỗi quân nhân sẽ tự giác xây dựng kế hoạch cho mình để phấn đấu, rẻn luyện phù hợp với điều kiện, vị trí công tác của mình.

nhân liên quan về VHCS nhằm giao lưu và nâng cao tinh thần đoàn kết trong cơ quan. Từ đó Quân nhân có thời gian tìm hiểu thêm về VHCS nhằm vào những hoạt động tập thể đó để nâng cao nhận thức về VHCS và củng cố sự hiểu biết mình. Đảm bảo cho Quân nhân có một định hướng đúng về VHCS.

Ngoài ra, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về VHCS tại Lữ đoàn 144 cần phải gắn kết với các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tiếp tục phát động các phong trào thi đua để mỗi cán bộ, quân nhân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản, giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức, học tập và làm theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt tạo được sự chuyển biến về nâng cao nhận thức trong cán bộ, quân nhân.

Từ các hình thức tuyên truyền về VHCS thì mỗi cá nhân đều phải tự giác nhận thức và xây dựng những nếp văn hóa công sở phù hợp với cơ quan, bản thân với điều kiện, vị trí công tác của mình.

Do đó, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, quân nhân về VHCS là một biện pháp tối ưu và khả thi để giúp các cán bộ, Quân nhân có sự hiểu biết sâu sắc về VHCS được áp dựng rộng rãi ở mỗi cơ quan, đơn vị trong toàn Bộ Quốc Phòng.

Thông qua công tác tuyên truyền thì xây dựng VHCS của Lữ đoàn được xây dựng trên nhận thức của mỗi quân nhân. Mỗi quân nhân sẽ tự có ý thức tự giác trong xây dựng VHCS về những tác phong, lễ tiết của mình trong khi thực hiện công tác, nhiệm vụ và hoàn thiện mình hơn.

Từ đó xây dựng VHCS trong Lữ đoàn 144 được nâng cao hiệu quả thực hiện, cán bộ và quân nhân đều nắm rõ được VHCS. Thực hiện VHCS được đi vào thực tiễn và được mọi quân nhân chấp hành. Hướng các cán bộ, quân nhân đến một giá trị chung, tôn trọng những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực nhất định.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) xây dựng văn hóa công sở tại lữ đoàn 144 bộ tổng tham mưu quân đội nhân dân việt nam (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)