Hoàn thiện các chính sách và cơ chế quan tâm đến đời sống Quân

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) xây dựng văn hóa công sở tại lữ đoàn 144 bộ tổng tham mưu quân đội nhân dân việt nam (Trang 57 - 60)

8. Bố cục của khóa luận

3.4. Hoàn thiện các chính sách và cơ chế quan tâm đến đời sống Quân

nhân có số điểm cao trong bảng điểm tiêu chí đề ra trong quá trình thực hiện VHCS. Ngược lại, những Quân nhân có số điểm thấp là những Quân nhân có những hành vi thiếu văn hóa, tác phong xấu, trang phục sai quy định thì phải có những biện pháp khiển trách, góp ý để sửa chữa kịp thời.

Cuối cùng dựa trên những tiêu chí đó để các cán bộ của các phòng, ban nắm được nhằm phát huy tích cực, khắc phục hạn chế, góp phần nâng cao hơn nữa trong công tác xây dựng VHCS tại Lữ đoàn 144 - Bộ Tổng Tham mưu. Trên cơ sở đánh giá tiêu chí đó để đánh giá Quân nhân theo từng quý, làm căn cứ cho vào bình xét chiến sĩ tiên tiến, chiến sĩ thi đua có thành tích thực hiện tiêu chí tốt. Từ những tiêu chí đó việc xây dựng VHCS trong Lữ đoàn được xây dựng một cách hệ thống, hình thành nên một khung VHCS được áp dụng trong toàn Lữ đoàn. Xây dựng VHCS theo đúng tiêu chuẩn của Nhà nước tạo cơ sở để VHCS của Lữ đoàn đi đúng hướng và theo đúng quy định của pháp luật.Như vậy mới xây dựng VHCS trong Lữ đoàn 144 một cách bài bản và đầy đủ nhất trong quá trình thực hiện hoạt động của cơ quan.

3.4 Hoàn thiện các chính sách và cơ chế quan tâm đến đời sống Quân nhân nhân

Chính sách xã hội đối với quân đội và gia đình quân nhân là một bộ phận cơ bản, hợp thành chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, có vai trò to lớn trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quân đội và hậu phương quân đội. Thực hiện tốt chính sách xã hội đối với quân đội và gia đình quân nhân là cơ sở quan trọng trực tiếp giữ vững và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên chức quốc phòng, gia đình quân nhân, bảo đảm xây dựng hậu phương quân đội và “thế trận lòng dân” ngày càng vững chắc, góp phần quan trọng vào việc xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới và xây dựng được VHCS hoàn thiện hơn.

Trong những năm qua, nhất là sau gần 30 năm đổi mới, cùng với những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội, chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, trong đó có chính sách xã hội đối với quân đội và gia đình quân nhân đã có những bước phát triển khá toàn diện; bảo đảm chăm lo ngày càng tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội và gia đình quân nhân. Cấp uỷ và chỉ huy các cấp của Lữ đoàn đã thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời việc nghiên cứu, kiến nghị với Đảng, Nhà nước ban hành, tổ chức thực hiện chính sách xã hội đối với quân đội và gia đình quân nhân. Đặc biệt đã bám sát thực tiễn phát triển về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của quân đội để tham mưu, đề xuất nhiều chủ trương, chính sách lớn; giải quyết có hiệu quả nhiều vấn đề mới phát sinh có tính bức xúc về chính sách xã hội đối với quân đội và gia đình quân nhân, có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu rộng, tác động tích cực đến xây dựng quân đội và hậu phương quân đội. Trên cơ sở đó, nhận thức của các cấp, chỉ huy Lữ đoàn ngày càng đầy đủ hơn về vai trò của chính sách xã hội đối với quân đội và gia đình quân nhân; về tính chất, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đặc điểm tổ chức và hoạt động quân sự - lao động đặc biệt, về sự hy sinh, cống hiến và nhận thấy sự tất yếu phải có chính sách phù hợp. Thông qua việc tổ chức thực hiện chính sách xã hội đối với quân đội và gia đình quân nhân, cấp uỷ, chỉ huy Lữ đoàn, đã có sự chia sẻ, cảm thông và xác định rõ hơn về trách nhiệm; dành thêm nguồn lực góp phần chăm lo cho cán bộ, quân nhân… Cùng với đó, cơ chế ban hành và thực hiện, cơ chế huy động các nguồn lực từng bước được đổi mới, huy động được các tổ chức, lực lượng tham gia thực hiện chính sách. Nhờ vậy mà đời sống vật chất, tinh thần của các nhóm thụ hưởng chính sách xã hội đối với quân đội và gia đình quân nhân từng bước được cải thiện, thể hiện sự ưu đãi nhất định. Kết quả cho thấy, gần 50% quân nhân tự đánh giá gia đình có mức sống khá hơn hoặc bằng với mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú; 100% thân nhân của quân nhân được chăm lo sức khoẻ, khám chữa bệnh (bảo hiểm y tế); sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng gắn bó, mong muốn phục vụ lâu dài trong quân đội.

Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, chứa đựng nhiều yếu tố gây mất ổn định, khó lường... đặt ra những yêu cầu mới cao hơn đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân. Cùng với giáo dục chủ nghĩa yêu nước, lý tưởng về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; tạo điều kiện, cơ hội cho mọi cán bộ, chiến sĩ yên tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, cần phải hình thành đồng bộ, phù hợp và thực hiện tốt chính sách xã hội đối với quân đội và gia đình quân nhân trong điều kiện mới.

Vì vậy các cấp ủy, Lữ đoàn trưởng luôn quan tâm đến chính sách cho cán bộ, Quân nhân trong Lữ đoàn 144 - Bộ Tổng Tham mưu.

Chính sách, chế độ của Quân nhân được Lữ đoàn nghiên cứu, tìm hiểu theo các quy định của cấp trên để liên tục và hoàn thiện qua mỗi năm nếu có sự thay đổi phù hợp với cơ chế của Lữ đoàn.

Mỗi chính sách, chế độ đều được thực hiện và áp dụng cho Quân nhân trong Lữ đoàn đặc biệt như chính sách về trợ cấp khó khăn luôn được Lữ đoàn coi trọng nhằm tạo điều kiện cho các quân nhân bị hiếm muộn, mắc bệnh hiểm nghèo được hưởng chế độ đặc biệt. Tạo tinh thần đoàn kết, gắn kết những Quân nhân trong Lữ đoàn.

Trong thư gửi Hội nghị chính trị viên tháng 3 năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Đối với bộ đội, chính trị viên phải săn sóc luôn luôn đến sinh hoạt vật chất của họ: ăn, mặc, ở, nghỉ, tập luyện, công tác, sức chiến đấu. Về mặt tinh thần, phải săn sóc để nâng cao kỷ luật, bài trừ hủ hoá, phát triển văn hoá, và đường lối chính trị trong bộ đội”. Có chăm lo đến đơn vị, hoà mình với vui, buồn của người lính, đồng cam cộng khổ với bộ đội thì bộ đội nhất định tin và nghe theo. Bác nói: “Đối với binh sỹ, thì lời ăn, tiếng nói, niềm vui, nỗi buồn, quần áo, nhất nhất phải biết rõ và hết sức chăm nom. Có đồng cam cộng khổ với binh sỹ thì khi dẫn họ đi đâu, dù nguy hiểm mấy họ cũng vui lòng đi, khi bảo họ

đánh, họ sẽ hăng hái đánh”. Và Hồ Chủ tịch khẳng định: “Cán bộ có coi đội viên như chân tay, đội viên mới coi cán bộ như đầu như óc”. Cho nên Lữ đoàn trưởng luôn quan tâm thiết thực và chu đáo đến đời sống vật chất và tinh thần của mỗi Quân nhân.

Lữ đoàn quan tâm sâu sát hơn trong việc hoạt động tổ chức thăm hỏi, trợ giúp với những quân nhân có gia đình bị ảnh hưởng do bão lũ, thiên tai, nhằm giúp đỡ một phần khó khăn, động viên tinh thần để quân nhân yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong công tác, đối với quân nhân có gia đình xa đơn vị đóng quân, Lữ đoàn luôn chủ động tạo điều kiện, để các đồng chí có thời gian trực ban, công tác tại đơn vị hợp lý để nghỉ ngơi về thăm gia đình.

Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động của cơ quan. Mỗi năm thực hiện sử dụng kinh phí của cấp trên cho mỗi phòng, ban, bộ phận để đầu tư trang thiết bị để tạo môi trường làm việc hiện đại đáp ứng nhu cầu của công việc trong công tác của Lữ đoàn. Môi trường cánh quan của Lữ đoàn luôn được nâng cao và cải thiện.

Xây dựng chế độ tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, quân nhân nhằm tạo điều kiện giúp cán bộ, quân nhân được nâng cao trình độ học tập về văn hóa công sở.

Từng chính sách, chế độ của quân nhân luôn được Lữ đoàn chú trọng và xây dựng hoàn chỉnh. Chính sách, chế độ nếu được thực hiện tốt thì góp phần tạo nên VHCS của Lữ doàn.

Từ đó xây dựng VHCS trong Lữ đoàn 144 một cách hợp lý và phù hợp với mỗi quân nhân.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) xây dựng văn hóa công sở tại lữ đoàn 144 bộ tổng tham mưu quân đội nhân dân việt nam (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)