8. Kết cấu của đề tài
3.1.3. Tăng cường hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ
trình độ chuyên môn của công chức, viên chức, người lao động làm công tác soạn thảo và ban hành văn bản
Văn bản thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị nào sẽ giao cho đơn vị đó soạn thảo. Trong đơn vị đó, trưởng đơn vị sẽ phân công cho một hoặc một số người soạn thảo. Có nhiều người đã qua đào tạo về nghiệp vụ soạn thảo văn bản. Nhưng có người chưa qua đào tạo nên chủ yếu soạn thảo văn bản theo kinh nghiệm. Vì vậy, cần tăng cường hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về soạn thảo văn bản.
Đây là việc có ý nghĩa quan trọng và quyết định chất lượng hiệu quả ban hành văn bản. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng của công chức, viên chức, người lao động là một yếu tố quan trọng để thực hiện tốt công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Học viện. Cần thực hiện nghiêm túc đảm bảo yếu tố chất lượng, cần duy trì việc tổ chức tập huấn định kỳ và những lần đột xuất khi có quy định mới của cấp trên; cần xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng cụ thể trong đó xác định rõ trọng tâm (có thể là về công nghệ thông tin, kỹ thuật, kỹ năng soạn thảo, ban hành văn bản…), xác định các đối tượng cần bồi dưỡng để cử viên chức, người lao động tham gia các khóa bồi dưỡng với những hình thức phong phú, hiệu quả, tiết kiệm nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động soạn thảo và ban hành văn bản của cơ quan, đơn vị mình. Tuy nhiên, cần khuyến khích mỗi cá nhân tự học, tự bồi dưỡng, tự nâng cao trình độ, kinh nghiệm, phải thường xuyên cập nhật các văn bản mới của cấp có thẩm quyền liên quan về soạn thảo và ban hành văn bản để đảm bảo tính mới, đúng quy định hiện hành.