Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện công tác soạn thảo và ban

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) soạn thảo và ban hành văn bản tại học viện hành chính quốc gia (Trang 64 - 65)

8. Kết cấu của đề tài

3.1.6. Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện công tác soạn thảo và ban

Cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa lãnh đạo quản lý với nhân viên, giữa nhân viên với nhân viên, giữa các tập thể với tập thể, giữa cá nhân với tập thể trong công việc, trong công tác soạn thảo và ban hành văn bản góp phần thúc đẩy sự phát triển của cơ quan, tổ chức, góp phần vào công tác soạn thảo và ban bành văn bản của Học viện phù hợp với xu thế phát triển nền hành chính và xã hội.

Tóm lại, con người luôn là nhân tố trung tâm, then chốt trong mọi hoạt động, công việc, là yếu tố quyết định sự tồn tại, phát triển của bất kỳ cơ quan, tổ chức, đơn vị nào. Ở mỗi chức vụ, vị trí đều đòi hỏi tinh thần trách nhiệm của từng người, thủ trưởng cơ quan, đơn vị không làm hết việc cho nhân viên được và nhân viên không thể làm việc của trưởng đơn vị, cơ quan được. Nên cần có sự phối hợp, gắn kết, phân giao trách nhiệm giải quyết công việc của cơ quan được tốt, thống nhất đưa cơ quan, đơn vị luôn phát triển, hội nhập.

3.1.6. Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện công tác soạn thảo và ban hành văn bản thảo và ban hành văn bản

Để nâng cao hiệu quả công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Học viện HCQG, Học viện cần thường xuyên tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Học viện; các đơn vị, cá nhân chủ trì soạn thảo sau khi soạn thảo xong cũng phải tự kiểm tra, trưởng đơn vị cũng cần kiểm tra kỹ trước khi ký để trình; mỗi một bước trong quy trình soạn thảo và ban hành văn bản cũng cần chú trọng kiểm tra. Mục đích của công tác này

là nhằm phát hiện ra những văn bản vi phạm, lỗi sai để kịp thời chỉnh sửa, bãi bỏ, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính hệ thống của quy định. Ngoài ra, công tác kiểm tra, rà soát văn bản cần phải quán triệt thực hiện, các đơn vị, thủ trưởng cơ quan phải chịu trách nhiệm về văn bản mình ban hành ra, đồng thời có biểu dương, khen thưởng những cá nhân, đơn vị đạt thành tích tốt và đồng thời cũng để có căn cứ đánh giá phân loại, bình xét thi đua khen thưởng hàng năm đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc Học viện.

Để có cơ sở đánh giá phân loại, bình xét thi đua khen thưởng thì cũng cần có các tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc soạn thảo và ban hành văn bản của Học viện. Tiêu chí đánh giá chất lượng làm việc của đội ngũ viên chức, người lao động trong công tác soạn thảo và ban hành văn bản cần xây dựng dựa trên thực tế soạn thảo và ban hành văn bản của những cá nhân, đơn vị được giao soạn thảo; sự phối hợp giữa cá nhân, đơn vị trực tiếp soạn thảo với những cá nhân, đơn vị có liên quan; đồng thời dựa trên mức độ chính xác khi văn bản được ban hành; tiến độ thời gian để hoàn thành một văn bản. Lúc này cần làm rõ trách nhiệm của cá nhân, đơn vị như trách nhiệm của Lãnh đạo Học viện; trách nhiệm của cá nhân, đơn vị trực tiếp soạn thảo; trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị soạn thảo; trách nhiệm của đơn vị cá nhân liên quan; trách nhiệm của Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Hành chính – Tổng hợp, bộ phận Thư ký (thuộc Văn phòng); trách nhiệm của văn thư. Từ đó đưa ra cách đánh giá, cho điểm, những cá nhân đơn vị tham gia vào công tác soạn thảo và ban hành văn bản đạt điểm tốt thì sẽ tuyên dương khen thưởng, nếu không đạt thì tùy vào mức độ dể đánh giá phân loại, khen thưởng, hay có biện pháp xử lý phù hợp.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) soạn thảo và ban hành văn bản tại học viện hành chính quốc gia (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)