Đối với Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) bồi dưỡng cán bộ, công chức tại sở nội vụ tỉnh bắc giang thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 70)

8. Kết cấu khóa luận

3.3.3. Đối với Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang

Sở Nội vụ Bắc Giang nên xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hằng năm và kế hoạch đào tạo bồi dưỡng theo giai đoạn trên cơ sở khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ CBCC. Trên cơ sở số liệu khảo sát và định hướng chiến lược phát triển của Sở sẽ lựa chọn và xếp thứ tự những ưu tiên cho những lớp bồi dưỡng, những

chuyên ngành đào tạo, bồi dưỡng phù hợp để cân đối nhu cầu tài chính chi cho công tác nàỵ

Mặt khác tích cực vận động CBCC tự tìm các khoá học, chương trình học phù hợp theo vị trí việc làm và định hướng phát triển của cơ quan để đăng ký. Khuyến khích giảng viên tham gia các đề án bồi dưỡng ở nước ngoài được hưởng học bổng của các tổ chức quốc tế nhằm giảm áp lực về tài chính cho Sở Nội vụ cũng như UBND. Đồng thời, Sở cần ban hành ngay những quy chế về bồi dưỡng CBCC, việc này cần sự chỉ đạo của Ban giám đốc cùng với phòng tổ chức cán bộ.

Nội dung và phương pháp bồi dưỡng cần thay đổi sát với tình hình thực tế hơn, theo hướng chuyển sang học tập theo nhu cầu của mỗi ngườị Chương trình bồi dưỡng đội ngũ viên chức cần hướng vào các vấn đề thiết thực đặt ra từ quy trình thực thi nhiệm vụ. Nội dung chương trình bồi dưỡng cần được xác định phù hợp với từng đối tượng;

Trong quá trình bồi dưỡng cần giám sát, kiểm tra thường xuyên, tránh viên chức đi học chỉ là đối phó, chỉ để lấy bằng, gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Xây dựng chương trình bồi dưỡng riêng, phù hợp với đặc điểm đặc thù vị trí công tác của CBCC. Ban giám đốc cần sớm đưa ra những quy định cụ thể hơn về chế độ chính sách đãi ngộ cũng như các tiêu chuẩn cần phải có về trình độ năng lực đối với đội ngũ CBCC.

Tăng cường công tác tạo động lực sẽ làm CBCC trở nên hưng phấn, hăng hái hơn trong công việc, họ có ý thức tự hoàn thiện mình hơn. Điều này sẽ đem lại cho Sở những khoản tiết kiệm do không phải đào tạo lại do người lao động không chú tâm trong quá trình bồi dưỡng.

Mặt khác nếu ý thức CBCC về công tác bồi dưỡng tốt sẽ góp phần xây dựng chương trình thêm hiệu quả vì họ sẽ tích cực góp ý về công tác bồi dưỡng của Sở. Do đó công tác bồi dưỡng sẽ được thực hiện dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn.

Giám đốc Sở cần quan tâm hơn nữa đến công tác bồi dưỡng nguồn viên chức bằng cách khuyến khích mở các lớp đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ gắn lý thuyết với thực hành tạo cho CBCC có nhiều kinh nghiệm trước khi tham gia vào công việc, tránh được tình trạng đào tạo tràn lan, thừa thầy thiếu thợ và đào tạo kém

chất lượng.

Đồng thời bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện quy chế bồi dưỡng của Sở, gắn việc bồi dưỡng với việc quy hoạch các chức danh, chức vụ và vị trí việc làm, đồng thời là tiêu chí để bình xét, đánh giá thi đua đối với CBCC. Mặt khác nghiêm khắc xử lý những viên chức không chấp hành quyết định cử đi học, kết quả học tập kém, thiếu ý thức trong học tập; Tham mưu xây dựng bộ công cụ đánh giá kết quả công tác bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) bồi dưỡng cán bộ, công chức tại sở nội vụ tỉnh bắc giang thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)