8. Kết cấu khóa luận
1.5. Quy trình bồi dưỡng cán bộ,công chức
Quy trình bồi dưỡng cán bộ, công chức được thực hiện theo 7 bước sau đây: Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo
Xác định nhu cầu đào tạo nhằm trả lời các câu hỏi chính như: Những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho vị trí công việc? Những kiến thức, kỹ năng cần thiết mà công chức hiện có? Những kiến thức, kỹ năng còn thiếu của công chức đối với vị trí công việc? Làm cách nào để xác định đúng những thiếu hụt đó? Những khóa học nào cần tổ chức để khắc phục những thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng cho công chức? Để xem xét các vấn đề trên thì tổ chức cần dựa vào phân tích công việc và đánh giá tình hình thực hiện công việc. Để hoàn thành được công việc thì trước hết chúng ta cần có hiểu biết và năng lực để làm được công việc đó, để có năng suất lao động cao thì tổ chức phải thường xuyên xem xét, phân tích các kết quả đạt được của người lao động thông qua hệ thống các bảng biểu đánh giá. Từ đó tìm ra những điểm còn yếu kém, những thiếu hụt về khả năng thực hiện công việc đang đảm nhận, với mục tiêu dự kiến đã định trước để tìm nguyên nhân dẫn đến những yếu kém đó, xác định do thiếu kiến thức hay do máy móc ... để làm căn cứ, cơ sở cử đi bồi dưỡng.
Chính vì thế việc xác định chính xác nhu cầu đào tạo bồi dưỡng sẽ là cho tổ chức linh hoạt hơn khi sắp xếp, bố trí CBCC đi học và có hiệu quả cao khi đầu tư vào đào tạọ Để xác định nhu cầu đào tạo có thể sử dụng một số phương pháp sau: phương pháp quan sát, phiếu hỏi, phỏng vấn...
Bước 2: Xác định mục tiêu đào tạo
Quá trình đào tạo cần đề ra những mục tiêu đạt được trong chương trình bồi dưỡng. Xác định những kỹ năng, kiến thức mà người học còn thiếu để bổ sung trong quá trình đào tạo, để làm sao sau khi kết thúc quá trình đào tạo người lao động có thể làm được công việc được giao, cả về số lượng và chất lượng của người được cử đi ĐTBD.
Bước 3: Xác định đối tượng đào tạo
Xác định đối tượng đào tạo phải dựa trên những nghiên cứu khi xác định nhu cầu đào tạo trước đó. Từ đó xác định động cơ đào tạo của người lao động, tác dụng của đào tạo bồi dưỡng đối với người lao động và khả năng nghề nghiệp cũng như khả năng tiếp thu của từng ngườị
Bước 4: Xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp bồi dưỡng
Chương trình đào tạo là một hệ thống các môn học, bài học được dạy, cho thấy những kiến thức nào , kỹ năng nào cần được dạy và dạy trong bao lâu để phù hợp với trình độ của người học. Trên cơ sở đó sẽ lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp.
Bước 5: Dự tính kinh phí đào tạo
Kinh phí đào tạo khi được dự tính phải dựa trên cơ sở chọn lựa phương pháp đào tạo, số lượng người đưa đi đào tạo, và các chi phí phát sinh khác để dự tinh chi phí một cách chính xác và hợp lý.
Bước 6: Lựa chọn và đào tạo giáo viên
Giáo viên được lựa chọn để bồi dưỡng cho cán bộ, công chức thường là các giảng viên của các trường chính trị trong thành phố, tỉnh, hoặc là các giảng viên các trường học viện, đại học, cao đẳng trong cả nước. Các giáo viên cần phải được tập huấn để nắm vững mục tiêu và cơ cấu của chương trình đào tạo chung.
Bước 7: Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo
tác đào tạo bồi dưỡng đó. Đánh giá theo các tiêu chí như: mục tiêu đào tạo có đạt được hay không? Sự thỏa mãn của người học đối với chương trình đào tạo, khả năng vận dụng những kiến thức và kỹ năng lĩnh hội được từ chương trình đào tạo, sự thay đổi về thái độ, hành vi làm việc có thực sự đạt hiệu quả?. Quy trình trên cho thấy các bước được thực hiện song song với nhau, hỗ trợ điều chỉnh lẫn nhaụ Việc đo lường kết quả chương trình đào tạo dựa trên kết quả làm việc, năng suất, chất lượng hoàn thành công việc của những người được đưa đi đào tạọ