Các giai đoạn hình thành văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần xử lý nền móng việt nam (Trang 26 - 28)

8. Cấu trúc dự kiến của đề tài

1.5. Các giai đoạn hình thành văn hóa doanh nghiệp

1.5.1. Giai đoạn non trẻ

Hình thành văn hóa doanh nghiệp được phụ thuộc rất nhiều vào nhà sáng lập và những quan điểm của họ về văn hóa doanh nghiệp. Nếu như văn hóa doanh nghiệp đúng đắn, được xây dựng thành công thì nền tảng này sẽ tiếp tục được duy trì và phát triển, trở thành nét riêng cho doanh nghiệp đó, là cơ sở để tạo nên tinh thần đoàn kết giữa các thành viên thành một thể thống nhất.

Ở giai đoạn này, các doanh nghiệp thường tập trung tạo nên những giá trị văn hóa riêng cho tổ chức mình, củng cố những giá trị đó và hình thành nên những quy tắc riêng, nền tảng riêng để thế hệ thành viên sau tiếp nối.Trong quá trình xây dựng, văn hóa trong những doanh nghiệp trẻ thành đạt thường được kế thừa mau chóng do:

- Những người sáng lập ra nó vẫn tồn tại;

- Chính nền văn hóa đó đã giúp doanh nghiệp khẳng định mình và phát triển trong môi trường đầy cạnh tranh;

- Rất nhiều giá trị của nền văn hóa đó là thành quả đúc kết được trong quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.

Chính vì vậy, trong giai đoạn đầu này, việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp thường ít diễn ra, hoặc chỉ có trừ khi có những yếu tố tác động từ bên ngoài như khủng hoảng kinh tế khiến doanh số và lợi nhuận sụt giảm mạnh, sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp thất bại trên thị trường. Khi đó, sẽ diễn ra quá trình thay đổi nếu những thất bại này làm giảm uy tín và hạ bệ người sáng lập – nhà lãnh đạo mới sẽ tạo ra diện mạo văn hóa doanh nghiệm mới. [9]

1.5.2. Giai đoạn giữa:

Khi người thành lập nền tảng đó không còn giữ vai trò thống trị hoặc có sự chuyển giao quyền lực lãnh đạo cho ít nhất 2 thế hệ. Doanh nghiệp hình thành nên nhiều sự thay đổi, khó khăn. Trong giai đoạn này đặc biệt xuất hiện những xung đột giữa phe bảo thủ và phe đổi mới, giữa những người muốn thay đổi văn hóa doanh nghiệp để củng cố uy tín và quyền lực của bản thân.

Trong giai đoạn này,có khó khăn rất lớn đó là những nền tảng văn hóa cũ của người hình thành nên nó, qua quá trình hình thành và phát triển đã tạo nên dấu ấn riêng trong trong nền văn hóa của tổ chức, nỗ lực thay thế những đặc điển này sẽ đặt doanh nghiệp vào thử thách: nếu những thành viên quên đi rằng những nền văn hóa của họ được hình thành từ hàng loạt bài học đúc kết từ thực tiễn và kinh nghiệm thành công trong quá khứ, họ có thể sẽ cố thay đổi những giá trị mà họ thật sự chưa cần đến.

Sự thay đổi chỉ thực sự cần thiết khi những yếu tố từng giúp doanh nghiệp thành công trở nên lỗi thời do thay đổi của môi trường bên ngoài và quan trọng hơn là môi trường bên trong. [9]

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần xử lý nền móng việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)