8. Cấu trúc dự kiến của đề tài
2.2.2.6. Văn hóa doanh nghiệp thông qua các hoạt động hướng ngoại
- Văn hóa giao tiếp đối với khách hàng.
Trong quá trình giao tiếp với khách hàng, công ty luôn cố gắng khuyến khích nhân viên tư vấn nhẹ nhàng nhã nhặn và đúng với nhu cầu của khách hàng nhất. Bước đầu giao tiếp với khách hàng nhân viên cần giới thiệu được công ty, khẳng định được uy tín của công ty khi tư vấn những dịch vụ cho khách hàng, khẳng định trình độ và kinh nghiệm của công ty mình trong thời gian qua. Không chỉ vậy, khi công ty đã hoàn thành những bước tư vấn ban đầu thì chăm sóc khách hàng trong quá trình xử lý công việc những nhân viên ở đây cũng xử lý rất khéo léo. Khi có những công việc liên quan tới chất lượng công trình hay chất lượng sản phẩm, nhân viên bộ phận tư vấn đều liên hệ tới công ty đối tác bằng hình thức điện thoại trực tiếp và sau đó là gửi mail những mẫu lỗi hoặc gặp trục trặc. Hầu như những công việc này đều là những nhân viên trong công ty đều quen và thực hiện trơn tru. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, đôi khi do nguyên nhân tác động mà nhân viên tư vấn không
được trôi chảy rõ ràng. Khi giao tiếp qua điện thoại nhiều lúc do áp lực công việc nên đôi khi có thái độ không tốt đối với những khách hàng, dài dòng và thiếu tập trung khi trao đổi. Nhiều lúc còn thiếu nhã nhặn và ngắt điện thoại đột ngột không chào hỏi khi giận dữ có thể gây mất cảm tình đối với công ty bạn.
- Giải quyết hợp đồng và xử lý công việc.
Trong quá trình giải quyết hồ sơ hợp đồng, đội ngũ nhân viên luôn có những cặp hợp đồng riêng theo từng đơn vị từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc, mọi thông tin cần thiết đều được kẹp vào hồ sơ, khi đã hoàn thành xong thì người chịu trách nhiệm sẽ lọc hồ sơ, lược những văn bản không cần thiết và soạn lại hồ sơ hợp đồng cho công ty và cất vào giá. Trong quá trình thực hiện, thiếu những thông tin gì hay cần cung cấp thông tin gì công ty đều chuyển những “công văn” tới công ty đối tác theo chuyển phát hỏa tốc đối với những văn bản trong khu vực lân cận. Trong những văn bản đối với những công ty ở xa, công ty chuyển văn bản theo fax. Mọi thông tin cần trao đổi khi thực hiện văn bản công ty sẽ liên lạc trao đổi qua điện thoại và gửi fax cho đối tác, khách hàng.
- Trách nhiệm với khách hàng
Đồng thời, trong tình hình phát triển kinh tế nhiều cơ hội và thách thức như hiện nay, công ty Cổ phần xử lý nền móng Việt Nam đang tập trung đẩy mạnh văn hóa kinh doanh nhằm tạo niềm tin đối với khách hàng, hình thành những nét đặc trưng riêng biệt để cạnh tranh với các công ty xây dựng và chủ thầu khác. Công ty nỗ lực phát triển đầu tư trình độ khoa học công nghệ, tập trung nghiên cứu và phát triển sản phầm. Công tác tiếp thị, thăm dò thị trường và khai thác hết tiềm năng công ty. Công ty đưa ra những chính sách ưu đãi đối với khách hàng. Công tác chăm sóc khách hàng được công ty thực hiện tương đối hiệu quả, công ty đã có những chương trình khuyến mãi đối với
những khách hàng lớn, khách hàng lâu năm. Đặc biệt, luôn quan tâm nâng cao chất lượng dịch vụ và xây dựng uy tín để duy trì phát triển mối quan hệ với khách hàng. Sau khi hoàn thành hợp đồng với các khách hàng, công ty luôn cố gắng thực hiện chế độ hậu mãi tốt nhất, những công trình công ty chịu trách nhiệm thi công đều hoàn thiện đúng tiến độ, sau quá trình bàn giao có xảy ra bất cứ vấn đề gì về lỗi công trình đều được công ty thực hiện hoàn trả chế độ bảo hành sản phẩm. Bên cạnh đó, những công ty đối tác từng thực hiện giao dịch với công ty trước đó đều được hưởng những ưu đãi như chế độ bảo hành dài hơn, trong những trường hợp có thể được chiết khấu cao hơn. Như vậy có thể khẳng định được yếu tố con người, đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội công ty luôn đặt lên hàng đầu để đảm bảo uy tín và vị thế của công ty
- Trách nhiệm với công ty đối thủ
Thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, quan hệ kinh doanh phức tạp công ty luôn giữ vững quan điểm cạnh tranh lành mạnh, biến đối cạnh tranh thành đối tác hợp tác, cùng nhau phát triển. Luôn chịu trách nhiệm những hành động của mình về mặt đạo đức và tôn trọng pháp luật. Công ty ủng hộ những tiêu chuẩn đạo đức khi công ty đối tác cùng tham gia và chia sẻ về các giá trị đảm bảo cạnh tranh công bằng.
- Trách nhiệm với xã hội cộng đồng
Ngoài tập trung phát triển sản phẩm, công ty còn quan tâm tới con người và trách nhiệm xã hội, và yếu tố đạo đức trong kinh doanh cũng được công ty đề cao chú trọng. Công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo đúng quy định của pháp luật.
Công ty coi kinh doanh và trách nhiệm xã hội là phụ thuộc lẫn nhau, nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc, đảm bảo sự an toàn nghề nghiệp cũng như cải thiện điều kiện làm việc.
Đánh giá qua kết quả khảo sát
Hình 2.11. Biểu đồ đánh giá văn hóa hướng ngoại của công ty
Văn hóa kinh doanh thể hiện trên biểu đồ hình 2.11 được đánh giá khá tốt, hầu hết các yếu tố khảo sát đều đạt được kết quả tốt. Công ty luôn có quan hệ tốt với khách hàng, giữ chữ tín và thi công những công trình chất lượng, giữ mối quan hệ hợp tác lâu dài, luôn đặt chữ tín hàng đầu cho sự phát triển.
Đối với trách nhiệm với môi trường xã hội, công ty nộp đầy đủ thuế, các loại thuế theo quy định của nhà nước và chăm sóc tốt đời sống của công nhân, thực hiện tốt các chế độ đãi ngộ. Các hoạt động xã hội công ty có tham gia nhưng chưa nhiều chủ yếu chỉ là ủng hộ người nghèo, ủng hộ đồng bào lũ lụt,…
Mức đánh giá chỉ nằm ở mức tương đối, nhưng cũng có thể thấy được, công ty có những nét văn hóa kinh doanh rất tốt, công ty cũng đã chú trọng phát triển văn hóa kinh doanh từ trong ra ngoài trên mọi phương diện. Ban lãnh đạo cần xem xét, tìm những biện pháp nhằm cải thiện và nâng cao tốt hơn nữa. 0 20 40 60 80 Không tốt Bình thường Tốt Trách nhiệm với khách hàng
Trách nhiệm với đối thủ
Trách nhiệm với môi trường xã hội
Tiểu kết:
Chương 2 được trình bày phần thực trạng của văn hóa doanh nghiệp bằng cả hình thức diễn giải và trình bày bằng biểu đồ qua bản khảo sát của cá nhân em. Có thể thấy rằng, các yếu tố văn hóa trong cấu trúc vô hình và hữu hình tại công ty đã có những kết quả tốt mà công ty nỗ lực đạt được trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp trong công ty. Tuy nhiên nhìn trực tiếp và thẳng thắn, văn hóa doanh nghiệp trong công ty còn nhiều khuyết điểm và hạn chế đặc biệt là văn hóa giao tiếp nội bộ của các thành viên trong công ty là vấn đề cấp thiết. Ban lãnh đạo cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và có những giải pháp phù hợp để cải thiện văn hóa doanh nghiệp tại công ty.
ĐÁNH GIÁ VÀ ĐƯA RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNGVĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XỬ LÝ NỀN MÓNG VIỆT NAM 3.1. Đánh giá chung về ưu điểm, nhược điểm trong công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần xử lý nền móng Việt Nam.
Trong quá trình thực tập tại cơ quan và nghiên cứu đề tài, bản thân tôi đã tìm hiểu và nhận ra được nhiều điều thực tế cũng như lý thuyết về văn hóa doanh nghiệp. Từ những quan sát, thực tế và phân tích tôi xin đưa ra những nhận xét như sau:
3.1.1. Những kết quả đạt được
Xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp tại công ty là một chủ trương đúng đắn, thể hiện được tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo công ty. Yếu tố văn hóa không chỉ giúp phát huy được bản sắc riêng của doanh nghiệp mà còn giúp định hướng nhận thức và giúp hình thành các quy tắc ứng xử đặc trưng trong mọi hoạt động của công ty. Trong quá trình hình thành và phát triển, lãnh đạo công ty đã rất cố gắng trong công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp và cụ thể là đạt được những kết quả như sau:
- Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp: Trong quá trình làm việc, đội ngũ nhân viên trong công ty tuân thủ theo những quy định đã đưa ra, tạo cho mình tác phong công nghiệp. Tạo được thói quen làm việc có tính trách nhiệm và hiệu quả.
- Văn hóa doanh nghiệp tại công ty được xây dựng ngay từ những nề nếp nhỏ như quy tắc trong xử lý công việc, giờ giấc làm việc. Từ đó đã tạo nên tính kỷ luật bước đầu cho cả công ty. Không chỉ vậy những quy tắc này còn giúp lãnh đạo dễ quản lý nhân viên hơn.
hoàn thiện nâng cao trình độ của mỗi cá nhân.
- Tự xây dựng được cơ chế quản lý hiệu quả tạo cho nhân viên môi trường lành mạnh và hiệu suất lao động cao, tác động tối đa năng lực, sáng tạo của nhân viên.
- Nâng cao được trình độ của nhân viên. Văn hóa doanh nghiệp đưa ra tạo nên tính khuôn phép cho nhân viên, buộc nhân viên trong công ty phải luôn cố gắng để hoàn thiện mình. Không chỉ vậy, đội ngũ nhân viên còn được công ty tạo điều kiện để được giao lưu, trao đổi các kiến thức với những người có trình độ năng lực qua các buổi giao lưu để nâng cao khả năng của bản thân.
- Do công ty xây dựng hướng phát triển văn hóa doanh nghiệp, do đó công tác nâng cao trình độ của nhân viên được lựa chọn là một trong những yếu tố đặt lên hàng đầu. Những chương trình đào tạo nhân viên công ty chú trọng phát triển hơn. Không chỉ có những chương trình đưa nhân viên đi học các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực mà có những buổi trò chuyện trao đổi trực tiếp mà khả năng và trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên tăng thêm đáng kể. Ngoài ra, do nhận thức được trình độ chuyên môn của nhân viên tăng thêm, do vậy công ty đang tích cực trong công tác đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ nhân viên trong cả phần nghiệp vụ và kỹ năng làm việc.
- Có sự gắn kết các thành viên trong công ty với nhau. Các hoạt động giao lưu diễn ra tạo nên sự đoàn kết giữa các thành viên trong tổ chức, giúp các thành viên có thêm cơ hội để hiểu và làm việc với nhau hiệu quả hơn. Tạo được môi trường lành mạnh cho nhân viên cạnh tranh thăng tiến.
- Giữa các thành viên có sự gắn bó ngày càng rõ rệt trong những năm vừa qua. Các thành viên trong công ty đã cố gắng để cải thiện nâng cao mối quan hệ giữa các thành viên trong công ty về mọi mặt. Công ty luôn khuyến khích nhân viên trong công ty tích cực hỏi nhau nên đã rút ngắn khoảng cách
làm việc hăng say hơn, nhiệt huyết và tinh thần đoàn kết giúp công việc được hoàn thành tốt hơn, hoàn thiện hơn. Điều này thể hiện văn hóa của công ty đang ngày được nâng cao. Không chỉ vậy, chính vì những chính sách đãi ngộ tốt nên công ty thu hút được những nhân viên có năng lực làm việc cho công ty, số lượng và chất lượng đều đảm bảo cho quá trình làm việc của công ty.
3.1.2. Ưu điểm
- Tuy công ty chưa xây dựng văn bản riêng về quy chế văn hóa doanh nghiệp riêng cho công ty nhưng trong quá trình xây dựng về quy định, quy chế công ty để cán bộ nhân viên dựa vào đó để điều chỉnh và thực hiện đúng. Hầu hết những quy tắc, nội quy về văn hóa của công ty đều được ban hành đúng theo những quy định của nhà nước
Trên cơ sở về chức năng nhiệm vụ cơ bản, nhu cầu công việc, trong quá trình thực hiện công việc, Công ty đã ban hành ra những quy định để có thể đảm bảo thực hiện yêu cầu phù hợp với xử lý công việc mà vẫn đảm bảo đúng yêu cầu quy định của pháp luật hiện hành, đảm bảo đúng cả theo quy định của Nhà nước.
- Quản lý văn hóa doanh nghiệp tại công ty có sự phân cấp rõ ràng trong từng bộ phận, cấp trên chịu trách nhiệm quản lý cấp dưới và thống nhất với nhau. Tránh được sự chồng chéo trong quản lý giữa các bộ phận
- Có sự quan tâm của lãnh đạo.
Do nhận thức được vai trò của yếu tố văn hóa trong hoạt động của doanh nghiệp mình nên ban lãnh đạo đã có những sự quan tâm nhất định đối với việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty. Để đảm bảo được tính thống nhất trong quá trình xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp,lãnh đạo công ty luôn khuyến khích nhân viên luôn cố gắng thực hiện những quy định của công ty, cập nhật những quy định mới của nhà nước, cố gắng học hỏi
mình.
- Lãnh đạo công ty được nhân viên tin tưởng và đánh giá cao trình độ năng lực lãnh đạo
Qua bảng đánh giá số liệu kết quả điều tra cho thấy, đại bộ phận những ý kiến đều cho rằng lãnh đạo tại công ty là những người có trình độ, khả năng để lãnh đạo và phát triển công ty. Ưu điểm này khẳng định được sự đồng thuận của các thành viên trong công ty, tôn trọng những ý kiến chỉ thị của Ban lãnh đạo trong quá trình phát triển công ty.
- Công ty nâng cao được trách nhiệm trong xây dựng môi trường làm việc và bố trí nơi làm việc hợp lý cho nhân viên và kiểm tra giám sát quá trình làm việc của công nhân viên trong tổ, đội mình.
- Có sự quy định rõ ràng về giờ giấc làm việc cho các nhân viên, tạo được tác phong công nghiệp khi làm việc.
- Công ty xây dựng cho mình một cơ chế văn hóa doanh nghiệp hiệu quả tương đối hoàn chỉnh và ổn định theo quy định của pháp luật. Đáp ứng đủ những yếu tố văn hóa mà một doanh nghiệp cần, mặc dù là công ty tư nhân nhỏ nhưng đã ý thức được phát triển văn hóa riêng cho công ty mình. Nhờ đó mà đội ngũ nhân viên ý thức được vai trò của văn hóa doanh nghiệp nên hợp tác thực hiện cùng ban lãnh đạo công ty xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
- Mục tiêu và slogan rõ ràng giúp nhắc nhở nhân viên luôn làm việc có hiệu quả, phấn đấu hết mình vì tương lai phát triển của công ty. Đồng thời, giá trị văn hóa thương hiệu của công ty khẳng định được vị thế của công ty trên thị trường.
- Công ty có hệ thống cơ sở vật chất tương đối hoàn chỉnh cho đội ngũ nhan viên có thể thoải mái trong quá trình thực hiện công việc của mình, mỗi nhân viên được sắp xếp bàn làm việc riêng, ghế ngồi riêng để thực hiện công việc của mình. Địa điểm giao dịch tại văn phòng đại diện cũng dễ tìm, nằm
trình giao dịch hợp tác với các bên công ty khác.
- Là một công ty tư nhân nhỏ nhưng lãnh đạo đã đưa ra ý kiến thống nhất những quan điểm về trách nhiệm đối với khách hàng, đối với đối thủ cạnh tranh cũng như đối với xã hội, khẳng định thêm được uy tín và đạo đức kinh doanh của công ty.
3.1.3. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được trong công tác soạn thảo và ban hành văn bản, Công ty còn gặp những nhược điểm sau đây