Văn hóa doanh nghiệp thông qua nhưng yếu tố vô hình

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần xử lý nền móng việt nam (Trang 50)

8. Cấu trúc dự kiến của đề tài

2.2.2. Văn hóa doanh nghiệp thông qua nhưng yếu tố vô hình

2.2.2.1. Biểu tượng, slogan

- Biểu tượng

Logo của công ty

Hình 2.5. Hình ảnh Logo của công ty

(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)

Logo của công ty được thiết kế rất ý nghĩa, mặc dù không quá đặc biệt nhưng đã thể hiện được tính chất công việc của công ty. VNTF là tên viết tắt của công ty là “Vietnam tackle foundation joint stock company”. Logo của công ty không quá rắc rối mà rất đơn giản được lấy ý tưởng từ sản phẩm kinh doanh của công ty là thép và cọc cừ. Biểu tượng của công ty mang ý nghĩa thể

hiện mong muốn phát triển thẳng thắn và luôn dùng nghệ thuật mềm dẻo để đạt được tiêu chí: “Chuyên nghiệp- Uy tín- Chất lượng” đảm bảo được sự đơn giản mà tin cậy.

- Slogan

The best service for development

Hình 2.6. Hình ảnh đính kèm slogan của công ty

(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)

Ngày nay, trong sự phát triển và thương mại hóa, câu khẩu hiệu được coi như là một khẩu hiệu khẳng định, đảm bảo chất lượng cho sản phẩm của mỗi công ty. Đây là tài sản vô hình của công ty giúp công ty có thể tạo được lòng tin của mình trong lòng khách hàng bắt tay hợp tác với công ty. Hiểu được vai trò của những câu slogan này nên ban lãnh đạo công ty đã rất coi trọng trong việc đưa ra một câu khẩu hiệu này. Do đặc thù là tính chất của công ty là về các sản phẩm xây dựng và thực hiện thi công những công trình cho các bên đối tác, do vậy công ty đã đưa ra “The best service of development” hay là “Sự phục vụ tốt nhất để phát triển”. Câu khẩu hiệu này của công ty tuy ngắn gọn nhưng có thể đưa ra cho khách hàng thấy được mục tiêu phục vụ, tính chất phục vụ và chất lượng sản phẩm mà không phản cảm. Khiêm tốn ngắn gọn nhưng nhấn mạnh được vào lợi ích khách hàng, mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất.

+ Thứ nhất, câu khẩu hiệu ngắn gọn, mang đến cho khách hàng thấy được rằng mục tiêu của công ty luôn cố gắng phấn đấu để đạt chất lượng sản phẩm

và phục vụ khách hàng tốt nhất. Đây là một câu khẩu hiệu ngắn mà đầy ý nghĩa với một công ty tư nhân quy mô nhỏ hoạt động trong nền kinh tế năng động như hiện nay và có ỹ nghĩa đặc biệt đối với lĩnh vực mà công ty kinh doanh và phục vụ.

+ Thứ hai: Câu khẩu hiệu này rất đơn giản và dễ nhớ, giúp người đọc có thể ấn tượng và nhớ lâu, không chỉ vậy, chỉ cần đọc là có thể hiểu và hình dung được hướng phát triển của công ty.

+ Thứ ba: công ty đưa được câu khẩu hiệu hướng đến lợi ích và nhu cầu của khách hàng có nhu cầu sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tại công ty, để giúp cho các công ty đối tác, khách hàng có lòng tin bước đầu vào sử dụng sản phẩm dịch vụ của công ty. Để khách hàng nắm được sản phẩm mình đang sử dụng là những sản phẩm tốt nhất mới nhất trên thị trường và những dịch vụ này ngày càng được đổi mới để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

2.2.2.2. Tầm nhìn - Sứ mệnh

- Tầm nhìn

Công ty Cổ phần xử lý nền móng Việt Nam luôn định hướng để trở thành một nhà cung cấp và tư vấn giải pháp thi công xử lý nền móng cho các công trình hàng đầu Việt Nam

- Sứ mệnh

Sứ mệnh của công ty là nghiên cứu, tìm hiểu, chuyển giao và ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong kỹ thuật nền móng nhằm mang lại giải pháp tối ưu cả về kỹ thuật và kinh tế cho các công trình xây dựng, đóng góp thiết thực cho sự phát triển của xã hội

2.2.2.3. Triết lý kinh doanh

Triết lý kinh doanh: với tiêu chí “Chuyên nghiệp- Uy tín- Chất lượng” công ty cam kết đem đến cho khách hàng sự hài lòng cao nhất về chất lượng sản phẩm, chính sách giá thành hợp lý nhất và dịch vụ chăm sóc khách hàng

tốt nhất. Luôn phấn đấu để phát triển với công nghệ tiên tiến và kỹ thuật cao. Thực hiện tốt trách nhiệm trong thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Để khách hàng tin tưởng bằng những sự tận tâm và lương tâm nghề nghiệp.. Phát huy nâng cao năng lực của từng nhân viên công ty để tối đa hóa sức mạnh của công ty.

+ Chuyên nghiệp: luôn làm việc với phong cách chuyên nghiệp do công ty có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và giải quyết các công việc.

+ Uy tín: Đây là yếu tố không thể thiếu cho sự phát triển của công ty. Uy tín ở đây là niềm tin của khách hàng khi đặt vào công ty sẽ luôn không bị thất vọng, công ty luôn mang đến sự phục vụ và chất lượng sản phẩm tốt nhất cũng như sự tư vấn các giải pháp phù hợp nhất trong các trường hợp của khách hàng. Sự uy tín trong buôn bán là động lực để nhân viên và đội ngũ thi công công trình thực hiện công việc tốt nhất. Luôn đảm bảo đúng yêu cầu, hợp đồng, giao hàng đúng hẹn và trả công trình theo đúng chất lượng đã được giao phó.

+ Chất lượng: Mỗi sản phẩm của công ty khi mang đi kinh doanh hay cử đội ngũ nhân công đi thực hiện các công trình thì đều là những người có trình độ, sản phẩm có chất lượng. Chất lượng của công ty được đánh giá không chỉ ở những sản phẩm tiên tiến, công nghệ hiện đại được cập nhật, mà còn thể hiện ở đội ngũ nhân viên phục vụ khách hàng, những đội thi công đảm bảo trình độ và đội ngũ nhân viên tư vấn giao dịch luôn đúng nguyên tắc và đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.

2.2.2.4. Giá trị sản phẩm kinh doanh

- Sản phẩm là một trong những yếu tố cấu thành nên văn hóa của doanh nghiệp, tạo nên bản sắc riêng cho doanh nghiệp. Đặc trưng trong từng sản phẩm là điều có ý nghĩa sống còn đối với mỗi công ty. Những sản phẩm có giá trị được tạo ra bởi những yếu tố đặc trưng, điển hình, khác biệt,.. những

giá trị mà khiến cho mỗi người khi nhắc đến nhu cầu là nhớ tới sản phẩm của công ty.

- Tại công ty, những sản phẩm kinh doanh của công ty là những sản phẩm rất cần thiết cho những công trình xây dựng, những sản phẩm của công ty đã giúp công ty tạo nên danh tiếng cho mình về mặt chất lượng và uy tín, do đó, trong lĩnh vực xây dựng, những sản phẩm của công ty có mặt hầu hết trên địa bàn Hà Nội và những huyện lân cận như Đông Anh, Hoài Đức,… Công ty luôn cố gắng để nâng cao chất lượng sản phẩm và mật độ phủ sóng của công ty tới những nơi xa hơn nữa.

Đánh giá qua kết quả khảo sát

Hình 2.7. Biểu đồ đánh giá yếu tố thương hiệu của công ty

Qua biểu đồ hình 2.7 có thể thấy các yếu tố văn hóa của thương hiệu hầu hết được đánh giá ở mức bình thường và tốt. Logo, biểu tượng là yếu tố được đánh giá tốt nhất với 61,7%, còn Triết lý kinh doanh của công ty cũng chỉ nhận được hơn một nửa số đánh giá là tốt. Như vậy, văn hóa thương hiệu của công ty cần cải thiện nhiều hơn nữa.

Số lượng không tốt rất thấp, thấp nhất là logo, slogan. Hầu hết các thành viên trong công ty đã nhận thấy logo và slogan của công ty phù hợp với mục

0 10 20 30 40 50 60 70 Không tốt Bình thường Tốt

Logo, Slogan, Biểu tượng

Sứ mệnh tầm nhìn Triết lý kinh doanh

tiêu của tổ chức, mục tiêu của cá nhân thành viên. Tuy nhiên, triết lý kinh doanh của công ty có tỷ lệ không tốt 8,51% trong số phiếu ngẫu nhiên chỉ 47 người. Như vậy, triết lý kinh doanh của công ty cần xem xét và điều chỉnh để phù hợp và đúng đắn hơn nữa.

2.2.2.5. Văn hóa doanh nghiệp trong các hoạt động nội bộ của công ty a. Văn hóa doanh nghiệp trong văn hóa giao tiếp trong nội bộ công ty. a. Văn hóa doanh nghiệp trong văn hóa giao tiếp trong nội bộ công ty.

Công ty rất chú trọng tới các vấn đề liên quan đến văn hóa giao tiếp nội bộ, đội ngũ nhân viên công ty đã có ý thức ứng xử với nhau phù hợp với thuần phong mỹ tục và có thái độ tôn trọng,lịch sự với nhau, ngôn ngữ giao tiếp mạch lạc, rõ ràng. Trong quá trình làm việc tại công ty, nhân viên trong công ty cần tuân thủ theo những nội quy đã quy định trong quy chế về các yêu cầu trong giao tiếp với nội bộ công ty, khách hàng, người nước ngoài,…

Trong môi trường làm việc chuyên nghiệp và văn minh, công ty luôn tạo bầu không khí thoải mái cho nhân viên làm việc, thường xuyên có nhưng hoạt động tập thể nhằm nâng cao tình đoàn kết và sự giao lưu giao tiếp giữa các thành viên trong công ty và những phòng ban trong công ty. Ngoài những hoạt động nội bộ, công ty còn quan tâm tới các hoạt động xã hôi, hoạt động từ thiện, hiến máu nhân đạo,…

Công ty có quy định rõ về văn hóa giao tiếp, cách giao tiếp ứng xử nội bộ của các thành viên đối với cấp trên, ngang cấp và cấp dưới đều được quy định rõ. Trong quy chế còn quy định rõ về giao tiếp ứng xử đối với khách hàng phải lịch sự, nghiêm túc,…

Hình 2.8. Quy định về văn hóa giao tiếp nơi công sở. [3]

Mặc dù quan tâm tới những hoạt động về văn hóa giao tiếp, đưa ra những quy định cụ thể hay cả những giá trị cốt lõi cần đoàn kết và chia sẻ. Nhưng trong thực tế những mối quan hệ đồng nghiệp trong công ty chưa thật đoàn kết, vẫn có tình trạng ganh ghét và nói xấu, hạ uy tín của nhau, bằng mặt không bằng lòng. Do khối lượng công việc quá nhiều, nên những nhân viên có những áp lực thái độ làm việc không thoải mái khi trách nhiệm mỗi cá nhân khác nhau, ban lãnh đạo cũng thiếu thân thiện vui vẻ khi nhiều việc và nóng nảy. Ngoài ra, dù cấm hút thuốc nhưng công ty vẫn còn những nhân viên hút thuốc nơi công sở, uống chất có cồn trước khi tới cơ quan làm việc. Trong quá trình làm việc còn có sự thiếu trách nhiệm trong xử lý công việc và đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Ngoài giờ còn tranh thủ lướt web, face book chơi gảm hay tán gẫu,… Nhiều nhân viên thiếu tính tự giác làm việc, ngại hỏi ngại giao tiếp để thay đổi bản thân nâng cao hiệu quả công việc.

Nhiều trường hợp dùng điện thoại công ty để nói chuyện giải quyết việc riêng. Vẫn còn những tình trạng đố kỵ với đồng nghiệp và thiếu tính đoàn kết hợp tác với những người mới vào công ty làm việc. Một số ít nhân viên có thái độ khinh thường, bắt nạt cấp dưới mới vào mà lo xu nịnh cấp trên.

Đánh giá dựa trên kết quả khảo sát

Hình 2.9. Biểu đồ đánh giá văn hóa giao tiếp nội bộ công ty

Căn cứ vào biểu đồ hình 2.9, văn hóa giao tiếp chủ yếu ở mức bình thường, nhưng hầu như đều dưới 50% các ý kiến thu thập được. Mối quan hệ nội bộ trong công ty là yếu tố thể hiện không tốt cao nhất trong các cột, thể hiện được, trong công ty, còn nhiều mối quan hệ chưa thật sự đoàn kết khi có những hơn 30% nhân viên đánh giá không tốt, hơn 40% đánh giá mức bình thường, còn lại là tốt.

Trong quá trình trao đổi công việc, nhân viên thể hiện sự hỗ trợ nhau được đánh giá ở mức bình thường có thể thấy được các thành viên chưa thật sự đoàn kết và sẵn sàng chia sẻ với nhau trong quá trình làm việc để nâng cao khả năng của bản thân. Phong cách ứng xử giao tiếp nội bộ chỉ diễn ra ở mức bình thường, chưa gắn bó, mối quan hệ giữa các thành viên và phòng ban còn rời rạc, giao tiếp ứng xử chưa hài hòa, nhiều tình trạng ganh ghét đố kỵ, có xuất hiện bè phái. Chỉ một số ít đánh giá mối quan hệ tốt giữa các thành viên với nhau.

Đối xử công bằng trong các hoạt động của công ty cũng chỉ ở mức bình thường, mức không tốt còn ở mức 31,91 %, ở những mức độ này chỉ số những cá nhân được nhận lại cách đối xử thiếu công bằng khi làm nhiều hưởng ít, nhiều người được nhận sự che chở của cấp trên. Mức bình thường

0 10 20 30 40 50 Không tốt Bình thường Tốt

Giao tiếp và mối quan hệ nội bộ Trao đổi các công việc

cũng không đánh giá chính xác được sự công bằng giữa các thành viên trong công ty khi cùng thực hiện công việc như nhau.

Nhìn chung về mặt giao tiếp, công ty cần đưa ra nhiều giải pháp cấp thiết để cải thiện. Sự thiếu rời rạc trong nội bộ và đối xử thiếu công bằng sẽ khiến công ty không thành một khối đoàn kết để cùng phát triển. Công ty cần nhìn nhận mối quan hệ giữa các thành viên trong công ty để đánh giá một cách công bằng nhất, tạo cơ hội cho các thành viên cạnh tranh lành mạnh.

b. Cách thức lãnh đạo của cấp trên

Công ty hình thành và phát triển vững chắc như ngày hôm nay đều là những cố gắng rất đáng khen ngợi và trân trọng, để có được một công ty Cổ phần xử lý nền móng như ngày hôm nay là dựa trên một sự quyết tâm và nhạy bén linh hoạt của Ban lãnh đạo công ty. Những con người luôn nỗ lực phát triển công ty, với tinh thần đổi mới và mưu cầu lợi nhuận chân chính mà luôn đề cao đạo đức kinh doanh.

Trong quá trình phát triển, công ty luôn nghiên cứu những sản phẩm mới, tích cực phát triển bồi dưỡng đội ngũ nhân viên của công ty lên một tầm mới, những ý kiến đưa ra để giúp công ty đi lên, phù hợp với hoàn cảnh phát triển của doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay.

Có thể nói, văn hóa doanh nghiệp được hình thành quan trọng nhất là do lãnh đạo và cách thức lãnh đạo công ty, đây là những người có thể:

+Định hướng sự phát triển của công ty bằng tầm nhìn và những kết quả đạt được.

+ Dẫn dắt công ty phát triển trong mọi hoàn cảnh khó khăn thách thức. + Tạo môi trường làm việc và phát triển tốt nhất cho nhân viên, tạo điều kiện để phát triển năng lực cho nhân viên công ty mình

+ Đưa ra những quy tắc, quy chế để ép khuôn nguyên tắc đối với doanh nghiệp mình để tạo tính hoàn thiện khoa học cho toàn thể công ty.

+ Đánh giá khách quan mọi hoàn cảnh quá trình phát triển của nội bộ công ty.

Trong quá trình làm việc, lãnh đạo luôn cố gắng hiểu hết những công việc trách nhiệm của nhân viên, hiểu hết được những yếu tố đặc thù của công việc nên cố gắng tạo điều kiện tốt nhất đối với đội ngũ nhân viên của mình. Sử dụng hài hòa phương pháp lãnh đạo. Khi có những công việc cần có sự quyết định nhanh chóng Lãnh đạo sử dụng phương pháp lãnh đạo bằng mệnh lệnh. Những công việc khi cần lấy ý kiến của các thành viên trpng công ty trong quá trình giải quyết hợp đồng, các vấn đề trong công ty, lãnh đạo dùng cách thức dân chủ. Nhìn chung, lãnh đạo trong công ty đã có sự linh hoạt trong giải quyết công việc.

Tuy nhiên trong nhiều trường hợp do áp lực công việc giải quyết nhiều công chuyện mà ban lãnh đạo, cấp trên thường có những thái độ chưa đúng mực với nhân viên trong giao tiếp, dễ quở mắng và trách nhân viên khi không hoàn thành nhiệm vụ. Hoặc những ý kiến mang tính áp đặt nhân viên thực hiện công việc. Nhận ra được những thực trạng hạn chế này thì ban lãnh đạo cần điều chỉnh lại để phát triển doanh nghiệp theo hướng đúng và tốt hơn.

Đánh giá cách thức lãnh đạo qua kết quả khảo sát

Hình 2.10. Biểu đồ đánh giá về cách thức lãnh đạo

0 10 20 30 40 50 60 70 Không tốt Bình thường Tốt Trình độ năng lực

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần xử lý nền móng việt nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)