- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN Đà Nẵng giao
3.3.1. Đối với kho bạc nhà nước Việt Nam và KBNN Đà Nẵng
- Tăng hiệu suất của hệ thống, khắc phục các lỗi tại chương trình TSC-TT, lỗi giao diện đầu vào từ hệ thống TCS-TT vào TABMIS. Đảm bảo cho việc đối chiếu số liệu thu ngân sách nhà nước giữa Kho bạc và Ngân hàng , và cơ quan Thuế .. được kịp thời, nhanh chóng.
- Đối với việc đăng ký mã tỷ lệ phân chia, cần phân quyền cho Kế toán trưởng KBNN huyện thực hiện khi có khoản thu mới phát sinh trên địa bàn nhằm đảm bảo tiện lợi, kịp thời nhằm hạch toán đầy đủ, chính xác các khoản thu vào NSNN, thông tin báo cáo cung cấp cho lãnh đạo.
- Đề nghị Ban chỉ đạo triển khai TABMIS quy định cụ thể chế độ trách nhiệm cho từng thành viên sử dụng hệ thống và đề nghị KBNN xem xét việc phân quyền quản lý, đăng ký tài khoản đăng nhập TABMIS, quyền thay đổi nhiệm vụ chuyên môn của các thành viên sử dụng hệ thống, gỡ bỏ các user bị treo trên hệ thống cho Kho bạc Đà Nẵng xử lý, nhằm tiết kiệm thời gian, công việc xử lý nghiệp vụ kho bạc được thuận lợi và nhanh chóng.
Đề nghị KBNN khắc phục những nhược điểm trên của chương trình kế toán hiện hành. Bằng cách chương trình ghi nhận số cam kết chi để mã giao dịch viên nào cũng có thể vào tìm lại số cam kết chi đó để nhập tăng, giảm hay điều chỉnh đều được.
Chương trình kế toán hiện hành phải thiết lập chức năng bảo mật số liệu kế toán. Sau khi thực hiện xong qui trình thanh toán ( nhập YCTT, áp thanh toán hóa đơn cho chừng từ ,chuyển sổ liệu lên sổ cái, kết sổ …) của một chứng từ KTV, TTV nếu có phát hiện sai sót thì Kế toán trưởng không
được phép vào xóa thanh toán hóa đơn của chừng từ đó mà chỉ được phép lập chứng từ điều chỉnh theo đúng qui định.
- Hiện tại vẫn còn làm thủ công khi có yêu cầu: B3-05/NS/TABMIS; B803/NS/TABMIS;B902/NS/TABMIS;B903/NS/TABMIS;B904/NS/TAB MIS. Chế độ báo cáo theo quy định của Thông tư số 77/2017/TT-BTC vẫn còn một số các loại báo cáo thuộc trách nhiệm các đơn vị KBNN phải lập, gửi bản giấy hoặc gửi bản mềm định kỳ tháng, năm cho cơ quan Tài chính cùng cấp. Trong khi đó, theo tiến trình thực hiện của hệ thống TABMIS thì hiện nay tất cả các cơ quan Tài chính từ cấp huyện trở lên đều đủ thẩm quyền truy cập vào hệ thống để khai thác và sử dụng một cách đầy đủ nhất.
3.3.2. Đối với các cơ quan có liên quan
- Cần xem xét chuyển nhiệm vụ đối chiếu dự toán cho cơ quan Tài chính, Kho bạc chỉ xác nhận số chi dự toán hàng quý. Và cơ quan Tài chính thực hiện nhiệm vụ hủy dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách không sử dụng hết (hết thời gian chỉnh lý). Bởi vì cơ quan Tài Chính là người quản lý, điều hành dự toán và trực tiếp nhập dự toán vào chương trình (trừ ngân sách phường xã)
- Đối với ĐVSDNS cần nắm vững các công văn qui định, chế độ, định mức…để phối hợp cùng cơ quan Tài chính, Kho Bạc trong việc thực hiện quản lý NSNN.
Kế toán ngân sách nhà nước là một vấn đề lớn có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành. Luật NSNN và các văn bản dưới luật đã có những quy định về quản lý NSNN; song trong quá trình triển khai thực hiện cụ thể ở mỗi cấp, mỗi địa phương lại có nhiều vấn đề thực tiễn đặt ra đã tác động đến công tác kế toán ngân sách. Đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán thu – chi ngân sách tại KBBB Cẩm Lệ” đã tập trung làm rõ một số vấn đề sau:
Đề tài nghiên cứu và đánh giá tình hình kế toán thu –chi ngân sách tại KBNN Cẩm Lệ. Nêu rõ những ưu điểm và hạn chế, vướng mắc của công tác Kế toán thu –chi ngân sách. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp vừa có tính chất phù hợp với đơn vị vừa phù hợp với phân cấp NSNN hiện nay.
Bên cạnh những giải pháp, tác giả còn đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán thu –chi ngân sách tại KBNN Cẩm Lệ. Những giải pháp này hi vọng sẽ đóng góp cho quá trình đổi mới và hoàn thiện công tác kế toán thu –chi ngân sách trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
Với những đặc trưng cơ bản của hoạt động kho bạc nhà nước, vai trò của công tác kế toán ngân sách có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với hiệu quả sử dụng NSNN mà còn có tác động đến sự ổn định, tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế cũng như đời sống xã hội của các tầng lớp nhân dân.
Nhận thức được ý nghĩa và vai trò của công tác kế toán ngân thu-chi sách giai đoạn 2017– 2019, KBNN Cẩm Lệ đã có nhiều cải tiến và cố gắng đạt được những thành tựu không nhỏ. Điều hành công tác ngân sách ngày càng có hiệu quả hơn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã được ghi nhận, những hạn chế và tồn tại trong công tác kế toán thu chi tại KBNN Cẩm Lệ cũng cần khắc phục.
Để khẳng định vai trò, KBNN Cẩm Lệ phải không ngừng tự hoàn thiện mình ở mọi mặt, trong đó đặc biệt lưu ý đến vấn đề kế toán thu-chi ngân sách. Có thể nói trong thời gian qua, công tác kế toán thu-chi ngân sách tại KBNN Cẩm Lệ đã có nhiều tiến bộ góp phần không nhỏ vào việc kiểm soát và sử dụng ngân sách nhà nước hiệu quả, tránh lãng phí, chống thất thoát kinh phí ngân sách.
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì công tác kế toán thu –chi ngân sách tại KBNN Cẩm Lệ vẫn còn nhiều hạn chế nhất định . Để khắc phục những hạn chế trên, luận văn đã đưa ra được một số giải pháp khá khả thi.
Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác kế toán thu chi ngân sách tại KBNN Cẩm Lệ, với quan điểm tích cực hoàn thiện, đổi mới, nâng cao hiệu
quả công tác ngân sách nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định đến năm 2030, một hệ thống giải pháp và kiến nghị đã được nghiên cứu, đề xuất hướng vào giải quyết những vấn đề cụ thể trong từng khâu và từng nội dung của quá trình kế toán thu chi ngân sách tại KBNN Cẩm Lệ. Mặc dù vậy, các giải pháp, kiến nghị này cần được nghiên cứu và áp dụng một cách hệ thống, có chọn lọc theo các mục tiêu và gắn với việc ban hành những quy định, đổi mới đồng bộ về cơ chế chính sách liên quan đến công tác kế toán thu chi ngân sách.
Công tác kế toán thu-chi ngân sách là một vấn đề quan trọng song rất phức tạp và rộng, với thời gian, nhận thức và kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế nên nội dung luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định rất mong nhận được sự đóng góp quý báu từ các thầy cô. Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp và hoàn thiện của các thầy cô, các chuyên gia tài chính, các đồng nghiệp và độc giả quan tâm.
1. Bộ Tài chính, (2017), Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 7 năm 2017Hướng dẫn Chế độ kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.
2. Bộ Tài chính, (2008), Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27 tháng 11 năm 2008, hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.
3. Bộ Tài chính, (2014), Thông tư Thông tư 61/2014/TT-BTC ngày 12/05/2014, hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước trong điều kiện áp dụng Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc.
4. Bộ Tài chính, (2016), Thông tư sô 84/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 06 năm 2016, hướng dẫn thủ tục thu nộp ngân sách nhà nước đối với các khoản thuế và thu nội địa
5. Bộ Tài chính, (2017), Thông tư 13/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2017, quy định quản lý thu chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.
6. Chính phủ, (2016), Nghị định 163/2016/NĐ/CP ngày 21 tháng 12 năm 2016
7. Chính phủ, (2016), Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán
8. Chính Phủ, (2018), Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày12/09/2018 quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
9. Quốc hội, (2015), Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015
10. Quốc hội, (2015),Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015
động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.
12. Kho bạc Nhà nước, (2010), Quyết định số 163/QĐ-KBNN ngày 17 tháng 3 năm 2010, Quy định chức năng của Kho bạc Nhà nước huyện, huyện, thị xã , thành phố trực thuộc Kho bạc Nhà nước tỉnh.
13. Nguyễn Văn Hóa, (2012), Hoàn thiện công tác kế toán tại Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng trong điều kiện sử dụng phần mềm TABMIS, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng, TP Đà Nẵng.
14. Đỗ Thị Hồng Hạnh, (2014), Hoàn thiện công tác kế toán NSNN tại KBNN quận Hải Châu trong điều kiện TABMIS, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.
15. Đinh Thị Thúy Minh, (2013), Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Hòa Vang trong điều kiện vận hành TABMIS, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng, TP Đà Nẵng.
16. Nguyễn Hoàng Nhân, (2016), Hoàn thiện công tác kế toán phục vụ công tác kiểm soát chi các đơn vị hành chính sự nghiệp tại KBNN huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình.
17. Nguyễn Thị Bích Thủy, (2016), Hoàn thiện công tác kế toán nội bộ theo cơ chế quản lý tài chính tại KBNN Đà Nẵng.
18. Nguyễn Thị Ngọc Trân, (2019), Hoàn thiện công tác kế toán tại KBNN Huyện Giồng Riêng, Kiên Giang, Luận văn thạc sĩ, Đại học Duy Tân.