- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN Đà Nẵng giao
2.2.1.2. Quy trình quản lý thu
Một số khoản thu ngân sách nhà nước được hạch toán trực tiếp trên phân hệ GL của TABMIS là thu viện trợ (thuộc ghi thu ghi chi), thu chuyển giao, thu chuyển nguồn, thu kết dư...49 2.2.1.3. Chứng từ kế toán...49 2.2.1.4. Tài khoản kế toán...49 Tài khoản 7911: Thu kết dư ngân sách...50 * Minh họa nghiệp vụ thu NSNN bằng tiền mặt tại KBNN Cẩm Lệ...51 ...52 Có TK 7111 cấp 3 (theo 12 đoạn mã COA): 102.300.000 đồng...56 2.2.2. Kế toán chi ngân sách...56 2.2.2.1. Hình thức chi ngân sách...56 Đối với ngân sách Quận: Lệnh chi tiền cấp kinh phí cho đối tượng thụ hưởng do Phòng Tài chính Quận Cẩm Lệ hạch toán vào hệ thống TABMIS. Kế toán viên có trách nhiệm hoàn thiện chứng từ trên hệ thống, Kế toán trưởng kiểm soát, kế toán viên in Lệnh chi tiền phục hồi từ hệ thống và thực hiện thanh toán cho đơn vị thụ hưởng...58 2.2.2.2. Chứng từ kế toán...58
- GIẤYRÚTDỰ TOÁNNGÂNSÁCH (MẪUSỐ C2-02A/NS): GIẤYRÚTDỰTOÁNNGÂNSÁCHLÀCHỨNGTỪ KẾTOÁNDOĐƠNVỊSỬDỤNGNGÂNSÁCHLẬPĐỂRÚTKINHPHÍTHƯỜNGXUYÊN, CHIVIỆNTRỢCHONƯỚC NGOÀI, CHIMUASẮMHÀNGHÓADỰTRỮQUỐCGIACỦANGÂNSÁCHBẰNGTIỀNMẶTHOẶCCHUYỂN KHOẢN; LÀCĂNCỨĐỂ KBNN HẠCHTOÁNCHI NSNN. CHỨNGTỪNÀYSỬDỤNGTRONGTRƯỜNGHỢP KHÔNGPHÁTSINHKHOẢNTRÍCHNỘPTHUẾTHEOQUYĐỊNH 59 - GIẤYĐỀNGHỊCAMKẾTCHI NSNN (MẪUSỐ C2-12/NS): GIẤYĐỀNGHỊCAMKẾTCHILÀCHỨNGTỪKẾ TOÁNDOĐƠNVỊSỬDỤNGNGÂNSÁCHLẬPĐỀNGHỊ KBNN NƠIMỞTÀIKHOẢNTHỰCHIỆNTRÍCHQUỸ NSNN ĐỂCAMKẾTSỬDỤNGDỰTOÁNTHANHTOÁNCHOHỢPĐỒNGĐÃKÝGIỮA ĐVSDNS VỚINHÀ
CUNGCẤP 61
- GIẤYNỘPTRẢVỐNĐẦUTƯ (MẪUSỐ C3-04/NS):GIẤYNỘPTRẢVỐNĐẦUTƯLÀCHỨNGTỪKẾTOÁNDO ĐƠNVỊNỘPTIỀNHOẶCNGƯỜINỘPTIỀNLẬP, NỘPTRẢ NSNN SỐVỐNĐẦUTƯĐÃRÚTNHƯNGKHÔNGĐỦ ĐIỀUKIỆNCHI, CHÊNHLỆCHDUYỆTQUYẾTTOÁNNHỎ HƠNSỐĐÃTHANHTOÁNHOẶCCHISAINỘIDUNG; LÀCĂNCỨĐỂ KBNN HẠCHTOÁNGIẢMCHI NSNN KHI NS NĂMCHƯAQUYẾTTOÁNHOẶCGHITHU
NSNN KHI NS NĂMĐÃQUYẾTTOÁN. 62
- Giấy đề nghị điều chỉnh các khoản chi NSNN (Mẫu số C3-05/NS):Giấy đề nghị điều chỉnh các khoản chi NSNN (Mẫu số C3-05/NS) là chứng từ kế toán
các trường hợp điều chỉnh số liệu chi khác...62 2.2.2.3. Tài khoản kế toán...62 TK 8411: Chi chuyển nguồn giữa các năm ngân sách...62 Minh họa về nghiệp vụ chi ngân sách nhà nước...63 ...64 2.2.3. Quyết toán ngân sách...66 Chuyển nguồn số dư sang đầu năm trên TABMIS...68 2.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU – CHI NGÂN SÁCH TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC CẨM LỆ...68 CHƯƠNG 3...76 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU – CHI NGÂN SÁCH TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC CẨM LỆ...76 3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU – CHI NGÂN SÁCH TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC CẨM LỆ...76 Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021 - 2030 đặt ra mục tiêu xây dựng kho bạc hiện đại với 3 trụ cột chính là: tổ chức bộ máy theo mô hình kho bạc khu vực hoặc kho bạc 2 cấp; nâng cao chất lượng dịch vụ, góp phần xây dựng nền hành chính phục vụ; hướng tới hình thành kho bạc số...76 KBNN Cẩm Lệ là một bộ phận của hệ thống KBNN đã nổ lực hết mình để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đã được KBNN giao. Mục tiêu của KBNN Cẩm Lệ là duy trì ổn định, hoàn thiện chức năng, hiện đại hóa công nghệ, phát triển nguồn lực với phương châm hành động là đổi mới chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, kiểm soát; đẩy mạnh cải cách hành chính. Để thực hiện các mục tiêu trên KBNN Cẩm Lệ phải phát huy sức mạnh tập thể đó là tinh thần đoàn kết thống nhất trong nội bộ, bám sát sự chỉ đạo của KBNN cấp trên, chính quyền
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU – CHI NGÂN SÁCH TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC CẨM LỆ...78 3.2.1. Hoàn thiện công tác kế toán thu ngân sách...78 3.2.2. Hoàn thiện công tác kế toán chi ngân sách...79 3.2.3. Hoàn thiện công tác quyết toán ngân sách nhà nước...84 3.2.4. Hoàn thiện một số các nội dung khác...84 3.3.1. Đối với kho bạc nhà nước Việt Nam và KBNN Đà Nẵng...89 KẾT LUẬN...91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, Quốc hội, chính phủ, Bộ tài chính và Kho bạc nhà nước đã ban hành và triển khai nhiều Luật và văn bản dưới luật để hướng dẫn các công tác tài chính, ngân sách như :Luật NSNN 2015, Luật kế toán năm 2015, Luật đầu tư công, Luật phí, lệ phí cùng hàng loạt những thay đổi cải cách theo chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và Bộ Tài chính. Đối với hệ thống KBNN, năm 2017 đã ban hành Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN.
Các văn bản mới này thể hiện quan điểm cải cách mang tính đột phá trong tư duy về quy trình nghiệp vụ của hệ thống KBNN sau nhiều năm quen với quy trình nghiệp vụ cũ. Cụ thể nhất là công văn số 4696/KBNN-KTNN ngày 29 tháng 9 năm 2017 hướng dẫn thực hiện Chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước của KBNN về việc hướng dẫn thực hiện KTNN áp dụng cho Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS) và triển khai thống nhất đầu mối kiểm soát chi qua KBNN.
Đây chính là cơ sở để đội ngũ công chức kế toán xác định các quy trình, tác động nghiệp vụ và nhận thức rõ và hoàn thiện chức năng nhiệm vụ của kế toán KBNN trong quá trình thực hiện yêu cầu của các văn bản Luật, dưới Luật nêu trên trong điều kiện KBNN đã triển khai đầy đủ các hệ thống kế toán máy và các ứng dụng thanh toán điện tử.
KBNN Cẩm Lệ – một đơn vị trực thuộc sự quản lý của KBNN Đà Nẵng đã bắt đầu áp dụng Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân sách và Kho bạc (gọi tắt là TABMIS – Treasury And Budget Management Information System) từ năm 2011 với mục tiêu: Hiện đại hóa công tác quản lý NSNN từ khâu lập kế hoạch, thực hiện ngân sách, báo cáo ngân sách và tăng cường trách nhiệm
ngân sách của đơn vị; Nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính công và hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng ngân sách; Đảm bảo an ninh tài chính trong quá trình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Trong quá trình thực hiện, những năm qua công tác kế toán thu chi ngân sách tại KBNN Cẩm Lệ đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc, cần phải hoàn thiện như hoàn thiện về chứng từ kế toán, xử lý thông tin, báo cáo kế toán… để nâng cao hơn nữa chất lượng quản lý tài chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu đổi mới của cơ chế kinh tế đặc biệt trong bối cảnh hệ thống KBNN nói chung bắt đầu áp dụng các văn bản mới.
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết trên, căn cứ vào tình hình thực tiễn công tác cá nhân tôi đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán thu - chi ngân sách tại Kho bạc Nhà nước Cẩm Lệ” để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ của mình
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về công tác kế toán thu -chi ngân sách tại Kho bạc nhà nước.
- Đánh giá thực trạng công tác kế toán thu –chi ngân sách tại Kho bạc nhà nước Cẩm Lệ.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thu – chi ngân sách tại Kho bạc nhà nước Cẩm Lệ .
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu : Là công tác kế toán thu –chi ngân sách tại Kho bạc nhà nước.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tại Kho bạc nhà nước Cẩm Lệ, số liệu thực hiện trong 3 năm 2017-2019.
Đề tài của tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm giải quyết 3 mục tiêu nghiên cứu trình bày ở mục trên. Trong đó nhấn mạnh đến việc sử dụng một số các phương pháp chi tiết như sau:
4.1. Phương pháp phân tích thống kê
Trên cơ sở các số liệu thu thập được qua các năm 2017, 2018, 2019 từ các nguồn của Kho bạc, tác giả sẽ sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích công tác kế toán thu –chi ngân sách tại Kho bạc nhà nước Cẩm Lệ.
4.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp này được dùng để đánh giá sự biến động của số liệu về công tác kế toán thu – chi ngân sách tại Kho bạc nhà nước Cẩm Lệ qua các năm đã thu thập được, từ đó tìm nguyên nhân của sự biến động.
4.3. Phương pháp mô hình hóa
Các qui trình về kế toán thu – chi ngân sách tại Kho bạc đều được mô hình hóa để người đọc có thể dễ dàng nắm bắt các bước của từng công tác.
4.4. Phương pháp suy diễn quy nạp
Từ các lý luận chung về công tác kế toán thu – chi ngân sách, kết hợp với thực trạng công tác này tại KBNN Cẩm Lệ, tham chiếu với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để rút ra những điểm còn bất cập trong các quy định về công tác kế toán thu-chi ngân sách tại KBNN Cẩm Lệ. Trên cơ sở đó có những đề xuất giải pháp và kiến nghị thích hợp.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kế toán thu-chi ngân sách tại Kho bạc nhà nước.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán thu-chi ngân sách tại Kho bạc nhà nước Cẩm Lệ.
Kho bạc nhà nước Cẩm Lệ.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Vấn đề hoàn thiện công tác kế toán NSNN tại các đơn vị KBNN cấp quận huyện đã được rất nhiều tác giả thực hiện trong thời gian qua. Qua khảo cứu tài liệu, tác giả luận văn nhận thấy có một số các nghiên cứu có liên quan như sau :
(1) Tác giả Nguyễn Văn Hóa (2012) với đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán tại Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng trong điều kiện sử dụng phần mềm TABMIS”. Với đề tài này tác giả đã đi sâu nghiên cứu về hệ thống TABMIS, tác giả đã nêu lên sự cần thiết phải hình thành hệ thống TABMIS, các phân hệ chính, các quy trình trên TABMIS. Đồng thời tác giả cũng đã nghiên cứu về kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS tại KBNN Đà Nẵng, đã đưa ra các bằng chứng về số liệu thu, chi NSNN để nội dung phân tích được rõ hơn. Nhưng tác giả chưa nghiên cứu sâu vào nghiệp vụ kế toán liên quan đến ngân sách nhà nước để thấy rõ những khó khăn vướng mắc khi thực hiện TABMIS.
(2) Tác giả Đinh Thị Thúy Minh (2013) với đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách nhà nước tại KBNN Hòa Vang trong điều kiện vận hành TABMIS”. Với đề tài này, tác giả cũng nghiên cứu về hệ thống TABMIS, đã nghiên cứu chuyên sâu về kế toán ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước khi thực hiện TABMIS, đi sâu nghiên cứu các nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến ngân sách nhà nước và nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước. Tuy nhiên tại Kho bạc Nhà nước Hòa Vang chưa phát sinh kế toán cam kết chi thường xuyên, thu ngân sách qua chươngtrình TCS_TT, từ TCS_TT chuyển dữ liệu sang TABMIS, chưa tham gia vào chương trình thanh toán song phương, nên quá trình thực hiện, vẫn còn gặp một số khó khăn vướng mắc chưa được nghiên cứu trong đề tài.
kế toán NSNN tại KBNN quận Hải Châu trong điều kiện TABMIS”. Với đề tài này trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán NSNN tại KBNN cấp quận và đánh giá thực trạng công tác này tại KBNN quận Hải Châu giai đoạn 2012-2014, tác giả đã rút ra một số các đề xuất về hoàn thiện chứng từ,tài khoản và xử lý thông tin…
(4) Tác giả Nguyễn Hoàng Nhân (2016) với đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán phục vụ công tác kiểm soát chi các đơn vị hành chính sự nghiệp tại KBNN huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình”. Qua nghiên cứu lý luận về cơ chế kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc, chế độ kế toán nhà nước cho TABMIS, về phần mềm TABMIS, và qua khảo sát thực trạng công tác kế toán tại KBNN Cao Phong – tỉnh Hòa Bình,tác giả của luận văn đã đề xuất một số các kiến nghị đối với Bộ Tài Chính về việc cần xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán (CMKT) công; kiến nghị với KBNN về việc tăng cường quản lý trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến vào hoạt động KBNN nhất là trong điều kiện pháttriển quy mô và nghiệp vụ hiện nay việc triển khai hệ thống TABMIS; kiến nghị với KBNN huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình về hoàn thiệnmột số quy trình như kiểm tra, kiểm soát phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của bộ phận kiểm tra kiểm soát, nâng cao quản lý chất lượng đội ngũ CBCC tại đơn vị để phục vụ công tác kế toán được tốt hơn.
(5) Tác giả Nguyễn Thị Bích Thủy (2016) với đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán nội bộ theo cơ chế quản lý tài chính tại KBNN Đà Nẵng”. Đề tài này đi sâu vào việc nghiên cứu thực trạng công tác kế toán nội bộ với các nội dung chính về bộ máy, tổ chức công tác kế toán nội bộ từ chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo, ứng dụng CNTT vào kế toán tại KBNN thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013-2015. Trên cơ sở đó tác giả luận văn đã đưa ra 7 nhóm giải pháp có liên quan.
(6) Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trân, (2019) với đề tài: “ Hoàn thiện công tác kế toán tại KBNN Huyện Giồng Riêng, Kiên Giang”. Đề tài này đi sâu phân tích công tác kế toán NSNN tại KBNN Huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, đưa ra các ưu điểm, hạn chế và các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán ngân sách tại KBNN Huyện Giồng Riềng.
Tóm lại các luận văn trên đều là những công trình khoa học có giá trị cao trên địa bàn được nghiên cứu. Nhìn chung các đề tài đã hệ thống hóa được những lý thuyết về NSNN và các hoạt động nghiệp vụ của KBNN. Với cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau, phạm vi nghiên cứu khác nhau, bằng việc kết hợp các phương pháp quan sát, thu thập dữ liệu, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu….Các tác giả đã đi sâu nghiên cứu về hệ thống TABMIS, sự cần thiết phải hình thành TABMIS, các nghiệp vụ hạch toán kế toán theo chế độ quy định áp dụng cho TABMIS, nghiên cứu chuyên sâu các nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến ngân sách nhà nước và Kho bạc. Đồng thời các tác giả đã nêu lên những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện công tác kế toán trong điều kiện thực hiện TABMIS, đề xuất một số giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn trong công tác kế toán NSNN và hiện nay một số hạn chế đã được hoàn thiệntrên TABMIS nhưng quá trình thực hiện vẫn còn một số tồn tại.
Như vậy, hoàn thiện công tác kế toán NSNN tại các đơn vị KBNN cấp quận huyện đã được rất nhiều tác giả thực hiện trong thời gian qua. Qua khảo cứu tài liệu, tác giả luận văn nhận thấy có một số các nghiên cứu có liên quan như trên.Tuy nhiên tại phạm vi KBNN Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng từ trước cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về công tác kế toán nói chung và công tác kế toán NSNN nói riêng. Đồng thời trong thời gian gần đây đặc biệt sau thời điểm 01/01/2017 khi Luật kế toán số 88/2015/QH13 có hiệu lực, sự ra đời của thông tư 107/2017/TT-BTC về chế độ kế toán HCSN và các văn bản quy định về tập trung đầu mối về kiểm soát chi, tác giả nhận thấy đây là
khoảng trống nghiên cứu cần phải làm rõ và quyết định lựa chọn đề tài này