Theo quy định của Luật NSNN thì nội dung các nguồn thu và nhiệm vụ chi NSNN trong phạm vi địa phương nói chung và cấp Quận (Huyện) nói riêng bao gồm :
(1) Nội dung thu NSNN địa phương
- Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%
Các khoản thu này đến từ các loại Thuế, phí và lệ phí theo quy định của Nhà nước như:
+ Thuế tài nguyên, trừ thuế tài nguyên thu từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;
+ Thuế môn bài;
+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp; + Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;
+ Tiền sử dụng đất, trừ thu tiền sử dụng đất tại điểm k khoản 1 Điều 35 của Luật này;
+ Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước;
+ Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; + Lệ phí trước bạ;
+ Các khoản thu hồi vốn của ngân sách địa phương đầu tư tại các tổ chức kinh tế; thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu;
+ Thu từ quỹ dự trữ tài chính địa phương;
+ Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý;
+ Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương;
+ Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu thì được phép trích lại một phần hoặc toàn bộ, phần còn lại thực hiện nộp ngân sách theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Lệ phí do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện thu;
+ Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện;
+ Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương xử lý;
+ Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;
+ Huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
+ Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
- Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa NSTW và NSĐP
- Thu bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ NSTW - Thu chuyển nguồn của NSĐP từ năm trước chuyển sang.
(2) Nội dung chi của NSNN địa phương
Các khoản chi này bao gồm : - Chi đầu tư phát triển
+ Đầu tư cho các dự án do địa phương quản lý theo các lĩnh vực.
+ Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật;
+ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
- Chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị ở địa phương được phân cấp trong các lĩnh vực:
+ Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề; + Sự nghiệp khoa học và công nghệ;
+ Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phần giao địa phương quản lý;
+ Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình; + Sự nghiệp văn hóa thông tin; + Sự nghiệp phát thanh, truyền hình; + Sự nghiệp thể dục thể thao;
+ Sự nghiệp bảo vệ môi trường; + Các hoạt động kinh tế;
+ Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội -
nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
+ Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật;
+ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
- Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay. - Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương.
- Chi chuyển nguồn sang năm sau của NSĐP
- Chi bổ sung cân đối NS, bổ sung có mục tiêu cho NS cấp dưới. - Chi hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ khác.
1.1.2. Khái quát về công tác kế toán ngân sách tại Kho bạc nhà nước
1.1.2.1. Khái niệm công tác kế toán ngân sách
Theo Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/07/2017 của Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc nhà nước, khái niệm kế toán ngân sách nhà nước là:
“Kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc nhà nước là công việc thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát, phân tích và cung cấp thông tin về: tình hình thu, chi NSNN, các loại tài sản do KBNN đang quản lý và các hoạt động nghiệp vụ KBNN; việc thu thập và xử lý thông tin của kế toán phải đảm bảo kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực, liên tục và có hệ thống”.
1.1.2.2. Đối tượng của công tác kế tóa ngân sách
Theo Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/07/2017, đối tượng của kế toán ngân sách nhà nước là:
- Tiền và các khoản tương đương tiền;
- Các khoản thu, chi NSNN theo các cấp ngân sách, các khoản thu, chi các quỹ tài chính khác của Nhà nước;
- Các khoản vay và tình hình trả nợ vay của NSNN; - Các khoản thanh toán trong và ngoài hệ thống KBNN;
- Tiền gửi của các đơn vị, tổ chức, cá nhân tại KBNN: tiền hiện có trên tài khoản tiền gửi của các đơn vị, tổ chức, cá nhân tại KBNN;
- Các khoản kết dư NSNN các cấp;
- Dự toán và phân bổ dự toán kinh phí các cấp; - Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn;
- Các loại tài sản của Nhà nước được quản lý tại KBNN.
1.1.2.3. Nhiệm vụ của kế toán ngân sách và hoạt động nghiệp vụ kho bạc nhà nước
- Thu thập, ghi chép, xử lý và quản lý dữ liệu tập trung trong toàn hệ thống về tình hình quản lý, phân bổ dự toán chi ngân sách các cấp; Tình hình thực hiện thu, chi NSNN các cấp; Các khoản vay và tình hình trả nợ vay của NSNN; Các loại tài sản do KBNN quản lý và các hoạt động nghiệp vụ KBNN, bao gồm: Dự toán chi NSNN; Các khoản thu, chi NSNN các cấp; Các khoản vay và tình hình trả nợ vay của NSNN; Các quỹ tài chính, nguồn vốn có mục đích; Tiền gửi của các tổ chức, cá nhân hoặc đứng tên cá nhân (nếu có); Các loại vốn bằng tiền: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản tương đương tiền; Các khoản tạm ứng, cho vay, thu hồi vốn vay và vốn khác của KBNN; Các tài sản quốc gia, kim khí quí, đá quí và các tài sản khác thuộc trách nhiệm quản lý của KBNN; Các hoạt động giao dịch, thanh toán trong và ngoài hệ thống KBNN; Các hoạt động nghiệp vụ khác của KBNN.
- Kiểm soát việc chấp hành chế độ quản lý tài chính, chế độ thanh toán và các chế độ, quy định khác của Nhà nước liên quan đến thu, chi NSNN, vay, trả nợ vay của NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN.
- Chấp hành chế độ báo cáo tài chính, báo cáo quản trị theo quy định; Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các số liệu, thông tin kế toán cần thiết, theo yêu cầu về việc khai thác thông tin, cơ sở dữ liệu kế toán trên TABMIS theo phân quyền và quy định khai thác dữ liệu, trao đổi, cung cấp thông tin giữa các đơn vị trong ngành Tài chính với các đơn vị liên quan theo quy định; Đảm bảo cung cấp kịp thời thông tin kế toán phục vụ việc quản lý, điều hành, quyết toán NSNN, công tác quản lý nợ và điều hành các hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan tài chính và hệ thống KBNN.
1.2. NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU-CHI NGÂN SÁCH TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC CẤP QUẬN (HUYỆN)
1.2.1. Kế toán thu ngân sách nhà nước
1.2.1.1. Đặc điểm thu ngân sách nhà nước cấp quận, huyện
Thu ngân sách nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình nhà nước dùng quyền lực chính trị để phân phối các nguồn tài chính dưới hình thức giá trị nhằm hình thành quỹ tiền tệ của nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của mình.
Thu ngân sách nhà nước cấp quận, huyện bao gồm:
- Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật: thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế nhà, đất; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; thuế môn bài; thuế bảo vệ môi trường; thuế xuất khẩu, nhập khẩu; thuế tiêu thụ đặc biệt; lệ phí trước bạ; phí thẩm định quyền sử dụng đất; phí bảo vệ nguồn lợi thủy sản; …
- Thu kết dư ngân sách quận, ngân sách phường: là chênh lệch giữa tổng số thu ngân sách quận, ngân sách phường lớn hơn tổng số chi ngân sách quận, ngân sách phường.
- Thu từ tiền bán tài sản hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước; - Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật:
+ Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản phạt, tịch thu;
+ Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp và bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để bảo đảm công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương. Số bổ sung từ ngân sách cấp trên là khoản thu của ngân sách cấp dưới.
+ Thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách năm trước chuyển sang: Các khoản chi ngân sách đến ngày 31 tháng 12 chưa thực hiện được hoặc chưa chi hết, nếu được cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp tục thực hiện trong năm sau thì được chi tiếp trong thời gian chỉnh lý quyết toán và hạch toán quyết toán vào chi ngân sách năm trước, nếu được chuyển nguồn để thực hiện thì hạch toán vào ngân sách năm sau. Số chi chuyển nguồn năm trước là số thu chuyển nguồn ngân sách năm nay.
+ Các khoản thu khác: thu theo quyết định của cơ quan kiểm toán, thanh tra (thu hồi các khoản chi năm trước),…
Tất cả các khoản thu ngân sách nhà nước được hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác. Tùy theo tính chất của từng khoản thu, từng đối tượng mà các khoản thu được điều tiết phân chia cho các cấp ngân sách: trung ương, thành phố, quận, phường.
Thu ngân sách nhà nước được chia làm hai loại là thu trong cân đối ngân sách và tạm thu chưa đưa vào cân đối ngân sách.
Thu trong cân đối ngân sách là các khoản thu được xác định trong dự toán thu theo mục lục ngân sách hiện hành và thực tế đã thu được (bao gồm cả thu kết dư ngân sách, thu vay nợ, thu do cấp trên cấp bổ sung).
Tạm thu chưa đưa vào cân đối ngân sách là các khoản thu thường được không xác định trước trong dự toán thu, đó là các khoản thu có tính chất tạm thời
như: tạm ứng vốn Kho bạc, vay ngân hàng, vay ngân sách cấp trên, tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính nhà nước, các khoản tạm thu của các đối tượng và các khoản thu vay khác. Đến cuối năm ngân sách phải thực hiện xử lý các khoản tạm thu và khi quyết toán ngân sách nhà nước chỉ quyết toán các khoản thực thu.
1.2.1.2. Yêu cầu hạch toán
Việc phản ánh trên tài khoản thu NSNN phải tuyệt đối chấp hành chế độ quản lý tập trung các khoản thu NSNN qua KBNN; các khoản thu NSNN phát sinh năm nào được hạch toán vào thu NSNN năm đó; các khoản thu thuộc ngân sách năm trước nếu nộp vào năm sau, được hạch toán vào ngân sách năm sau.
Kế toán thu NSNN được hạch toán bằng đồng Việt Nam hoặc bằng ngoại tệ; các khoản thu NSNN bằng ngoại tệ (loại ngoại tệ tự do chuyển đổi theo quy định của Ngân hàng nhà nước) được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ do Bộ Tài chính công bố hàng tháng (tỷ giá hạch toán);
Ngoài ra, kế toán thu NSNN còn hạch toán chi tiết theo mã cơ quan thu (Mã ĐVQHNS của cơ quan thu) và tính chất khoản thu: Các khoản thu trong cân đối ngân sách được hạch toán chi tiết theo mã Chương, mã nội dung kinh tế (mục thu trong cân đối); Các khoản tạm thu chưa đưa vào cân đối ngân sách được hạch toán chi tiết theo mã Chương 160, 560, 760, 860 (Các quan hệ khác của ngân sách) và mã nội dung kinh tế (mục tạm thu chưa đưa vào cân đối NSNN) tương ứng; Đối với các khoản thu phạt, tịch thu trong lĩnh vực thuế, hải quan nhưng do UBND ra quyết định nộp NSNN, thực hiện hạch toán mã cơ quan thu là mã cơ quan thuế hoặc mã cơ quan hải quan tương ứng với khoản thu.
Mã tỷ lệ phân chia được thiết lập tại Chương trình TCS-TT để phân chia các khoản thu NSNN theo từng cấp ngân sách khi giao diện sang Chương trình TABMIS – GL.
Các khoản thu NSNN do cơ quan thu trực tiếp quản lý, các khoản thu vào tài khoản tạm thu, tạm giữ của cơ quan thu được hạch toán chi tiết tại Chương trình trình ứng dụng thu theo dự án Hiện đại hóa thu NSNN của Bộ Tài chính (TCS-TT) để giao diện sang phân hệ sổ cái (TABMIS - GL); các khoản thu NSNN do cơ quan khác quản lý được thực hiện tại phân hệ sổ cái; một số khoản thu NSNN được hạch toán tại phân hệ quản lý thu (TABMIS - AR) khi có hướng dẫn bằng văn bản của KBNN.
Đối với các khoản thu NSNN do cơ quan thuế quản lý, KBNN chỉ được phép hạch toán khoản thu NSNN do cơ quan thuế đồng cấp quản lý khoản thu đó.
Các khoản thu chưa đủ điều kiện hạch toán thu NSNN được hạch toán vào TK 3580 - Chờ xử lý các khoản thu chưa đủ thông tin hạch toán thu NSNN và lập Thư tra soát gửi cơ quan thuế, hải quan, cơ quan khác (gọi chung là cơ quan thu); căn cứ trả lời Thư tra soát của cơ quan thu, kế toán hạch toán chuyển vào Thu NSNN.
Các khoản thu NSNN theo kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền được hạch toán qua tài khoản Phải trả theo kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền trước khi chuyển vào tài khoản Thu NSNN và phải thực hiện ngay trong ngày.
Các khoản thu NSNN (ngân sách năm nay hoặc ngân sách năm trước) đã hạch toán sai tại Chương trình TCS-TT phải được điều chỉnh tại Chương trình TCS-TT nhằm cung cấp dữ liệu đầy đủ, chính xác cho cơ quan thu.
Cuối ngày làm việc, các đơn vị KBNN truyền đầy đủ số liệu thu NSNN theo từng mã số thuế, tên người nộp thuế, kỳ thuế, số tờ khai Hải quan,…cho cơ quan thu theo quy định hiện hành.
Đối với các khoản thu do cơ quan cơ quan thu trực tiếp quản lý (trừ hoàn thuế GTGT): trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN của cơ quan thu, KBNN kiểm tra, đối chiếu mẫu dấu, chữ ký đảm bảo tính pháp lý của Lệnh hoàn và hoàn trả thuế cho đối