Hoàn thiệnmột số các nội dung khác

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác kế TOÁN THU CHI NGÂN SÁCH tại KHO bạc NHÀ nước cẩm lệ (Trang 113 - 118)

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN Đà Nẵng giao

3.2.4. Hoàn thiệnmột số các nội dung khác

cam kết chi. Để việc thực hiện quản lý và kiểm soát cam kết chi trong hệ thống KBNN được thuận lợi cần có những biện pháp tích cực sau:

+ Cơ quan Tài chính và Kho bạc cần phải tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định về cam kết chi cho các đơn vị sử dụng NSNN, để các đơn vị thấy rõ được ý nghĩa, lợi ích của việc thực hiện cam kết chi, từ đó chủ động trong việc thực hiện cam kết chi.

+ Tổ chức đào tạo lại việc xử lý cam kết chi trên TABMIS đặc biệt là các thao tác trên hệ thống như tạo, phê duyệt cam kết chi trên hệ thống, việc báo lỗi và xử lý lỗi; điều chỉnh, hủy cam kết chi …cho những người sử dụng TABMIS.

+ KBNN các cấp cần chủ động báo cáo với cấp ủy, chính quyền địa phương để tranh thủ sự ủng hộ vì đây là một nghiệp vụ mới, có liên quan đến công tác quản lý quỹ NSNN trên địa bàn.

+ Tổ chức hội nghị khách hàng để phổ biến cho các đơn vị giao dịch hiểu và hướng dẫn các quy trình, thủ tục khi thực hiện cam kết chi.

+ Cam kết chi là việc giữ dự toán lại cho khoản mua sắm, sửa chữa lớn.Vì vậy việc qui định mức 200 triệu cho những khoản chi mua sắm, sữa chữa thường xuyên là chưa thấy hết ý nghĩa của việc làm này và nên giữ cam kết chi tại TK dự toán 9523, 9527 hơn là giữ tại TK thực chi 8113, 8123 mới thể hiện đúng bản chất của việc giữ lại dự toán cho khoản mua sắm lớn.

- Tính lãi tiền gửi ngân hàng và phí chuyển tiền ngoài hệ thống:

TABMIS cần hỗ trợ báo cáo “Tính lãi tiền gửi ngân hàng” và báo cáo “Tính phí chuyển tiền ngoài hệ thống ngân hàng”. Hiện nay việc tính lãi và tính phí thực hiện hoàn toàn thủ công.

- Bảo quản và lưu trữ tài liệu kế toán: Để tiết kiệm thời gian, nên quy định được in theo tháng, năm và lưu trữ dưới dạng file (lưu trữ điện tử).

Chương trình TABMIS nên hổ trợ lập Báo cáo liệt kê danh sách mã nhân viên tham gia nhập chứng từ kế toán (Phụ lục 04- mẫu số 01/MNV- TAB) thay cho bảng kê thủ công như hiện nay tránh được sai sót trong lưu trữ chứng từ.

- Thanh toán tiền mặt cho đối tượng thụ hưởng: KBNN nên ban hành qui trình phối hợp với ngân hàng thực hiện phương án chi tiền mặt cho đơn vị thụ hưởng qua ngân hàng đối với các khoản chi tiền mặt có số lượng lớn tuỳ vào qui mô hoạt động của từng kho bạc (Từng kho bạc căn cứ vào định mức tồn quỹ tiền mặt của đơn vị mình mà phối hợp với ngân hàng).

Đối với KBNN Cẩm Lệ qui định mức từ 1 tỷ đồng trở lên. Cho nên KBNN Cẩm Lệ vẫn còn phải thực hiện chi cho rất nhiều đơn vị, chỉ một thủ quỹ thu - chi kiêm thủ kho, rất dể xảy ra mất mát tiền trong quá trình vừa thu vừa chi với số lượng nhiều và lớn.

Đơn vị gửi chứng từ và đăng ký thời gian rút tiền cho KB chiều ngày hôm trước để KB đăng ký NH điều tiền. Thủ quỹ phải nhập nhu cầu đăng ký rút tiền mặt từ 100 triệu vào chương trình kho quỹ. Sáng hôm sau KB kiểm soát và nhập chừng từ cho đơn vị vào chương trình rồi chuyển chứng từ đó (trên chương trình thanh toán song phương) qua NH và thông báo đơn vị qua NH nhận tiền mặt.

Cho phép KBNN tự thỏa thuận với địa phương từ 50 triệu đồng thì chuyển sang nhận tiền mặt tại ngân hàng. Thực hiện được như vậy sẽ giảm tải khối lượng công việc điều tiền: tiết kiệm xăng xe, thời gian, công sức

kiểm đếm của cán bộ NH, KB và an toàn trong khi vận chuyển tiền.

- Lấy báo cáo nhanh số liệu thu chi ngân sách Quận phục vụ Lãnh đạo điều hành ngân sách Quận và Lãnh đạo KBNN Đà Nẵng:

Việc chạy báo cáo thu (B2.01) và báo cáo chi (B3.01) trên chương trình Tabmis rất lâu và báo cáo thể hiện nhiều tiêu chí. Trong khi lãnh đạo chỉ cần lấy nhanh số liệu và một số tiêu chí cần thiết để điều hành ngân sách địa phương vì vậy tác giả đề xuất KBNN thiết lập phần mềm hỗ trợ lấy số liệu như sau:

3.3. CÁC KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác kế TOÁN THU CHI NGÂN SÁCH tại KHO bạc NHÀ nước cẩm lệ (Trang 113 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w