- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN Đà Nẵng giao
2.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU –CHI NGÂN
SÁCH TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC CẨM LỆ
2.3.1. Những kết quả đạt được
- Thông tư số 77/TT-BTC ngày 27 tháng 7 năm 2017 đáp ứng yêu cầu hoàn thiện chế độ kế toán NSNN gắn với các hoạt động nghiệp vụ KBNN đang được áp dụng trước đó, các mẫu biểu chứng từ theo hướng đơn giản hóa, rõ ràng, dể lập cho các đối tượng sử dụng. Công văn số 4696/KBNN-KTNN ngày 29 tháng 9 năm 2017 hướng dẫn thực hiện Chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước qui định rõ nội dung, phương pháp ghi chép và qui trình luân chuyển chứng từ kế toán cho từng nghiệp vụ kế toán phát sinh. Chứng từ kế toán được chuyển tải đầy đủ thông tin phù hợp với màn hình nhập số liệu tại các phân hệ của chương trình kế toán hiện hành.
- Hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo Thông tư số 77/2017/TT-BTC đã có các quy định mới đáp ứng các yêu cầu về theo dõi phí, lệ phí theo Luật Phí, lệ phí;…cập nhật và sắp xếp lại tên, mã các tài khoản liên quan đến thanh toán với các ngân hàng, phục vụ hiệu quả cho việc vận hành toàn bộ các hệ thống thanh toán điện tử của KBNN trong nội bộ cũng như với các ngân hàng. Tài khoản kế toán dùng để hạch toán theo tổ hợp tài khoản gồm 12 đoạn mã độc lập. Mỗi đoạn mã chứa đựng thông tin khác nhau thuận tiện cho việc kết xuất báo cáo, truy vấn thông tin, qua đó có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý, điều hành ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc. Có thể nhận thấy cách quản lý tài khoản giao dịch với KBNN qua hệ thống TABMIS khoa học, tiện lợi, việc theo dõi trên hệ thống quá trình giao dự toán, thực hiện nhiệm vụ chi của đơn vị chỉ thông qua mã đơn vị quan hệ ngân sách.
- Sổ kế toán phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo nội dung kinh tế và trình tự thời gian. Có thể kết xuất sổ chi tiết theo các tiêu thức
khác nhau để phục vụ cho yêu cầu công việc.
- Hệ thống TABMIS hỗ trợ đắc lực cho công tác khai thác số liệu lập báo cáo thu, chi NSNN theo nhiều tiêu thức phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành NSNN kịp thời và thuận lợi. Đặc biệt là đối với cơ quan Tài chính thì hệ thống TABMIS thực sự đem lại lợi ích cao, cụ thể như: giảm tải được việc hạch toán các khoản thu, chi ngân sách, việc nhận báo cáo bằng giấy từ kho bạc… Tại một số báo cáo như báo cáo thu B2-01/BC-NS/TABMIS; Báo cáo chi B3-01/BC-NS/TABMIS thông tin trên báo cáo này được theo dõi chi tiết theo từng lĩnh vực thu, chi. Các chỉ tiêu này phục vụ cho công tác phân tích đánh giá tốc độ tăng trưởng của các lĩnh vực, các ngành; đồng thời phân tích cơ cấu chi của các lĩnh vực, phục vụ cho công tác điều hành, hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội của các cơ quan có thẩm quyền.
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại
2.3.2.1. Đối với công tác kế toán thu ngân sách
- Theo Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 7 năm 2017 quy định tất cả các chữ ký trên chứng từ kế toán tuyệt đối phải được ký bằng loại mực không phai. Điều này gây khó khăn cho kế toán thu NSNN trong việc hướng dẫn cho khách hàng ký trên chứng từ thu ngân sách (đối với thu NSNN bằng tiền mặt). Vì đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh cá thể…,cũng có khách hàng vãng lai nộp thay cho đối tượng nộp thuế, vẫn có một số khách hàng phản ứng về vấn đề này
- Chương trình TCS, TTSP những ngày cao điểm có khi bị treodẫn đến việc đối chiếu số liệu giữa Kho bạc và Ngân hàng kéo dài, mất thời gian.
- Khi phát sinh mới một khoản thu NSNN mà khoản thu này chưa được khai báo mã tỷ lệ phân chia (để thực hiện điều tiết cho các cấp ngân sách) trên chương trình thu thuế tập trung TCS-TT. Bút toán này sẽ ở trạng thái “Kiểm soát lỗi”, kế toán thu ngân sách phải gửi yêu cầu đăng ký khai báo mã tỷ lệ
phân chia lên KBNN Đà Nẵng rồi chờ đăng ký xong mới hạch toán được. Việc đăng ký này phụ thuộc vào cán bộ KBNN Đà Nẵng và tốn nhiều thời gian do gián đoạn công việc dẫn đến giao diện số liệu thu NSNN sang hệ thống TABMIS chưa kịp thời, nhanh chóng gây phiền hà cho khách hàng và làm cho các báo cáo sẽ không phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản thu ngân sách nhà nước.
2.3.2.2. Đối với công tác kế toán chi ngân sách
- Biểu mẫu chứng từ chưa rõ ràng và trên chứng từ chuyển tải rất nhiều thông tin gây khó khăn cho việc hạch toán và kiểm soát chi NSNN.
Mẫu Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước(Mẫu số C2-03/NS):
Trường hợp chi ngân sách bằng tiền mặt, kế toán viên kiểm soát các khoản chi theo quy định tại Thông tư 13/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN. Tất cả các khoản chi NSNN từ 5 triệu được rút tiền mặt, một số khoản chi từ 5 triệu trở lên phải chuyển khoản (đối với đơn vị hưởng có tài khoản tại Ngân hàng, Kho bạc). Khi tạm ứng bằng tiền mặt đơn vị SDNS được tạm ứng trên 5 triệu vì chưa xác định được các khoản chi cụ thể. Kho bạc sẽ kiểm soát chi tiền mặt thông qua việc thanh toán tạm ứng của đơn vị. Khi thanh toán tạm ứng, đơn vị SDNS sử dụng Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước. Mẫu chứng từ này dùng chung cho cả hai trường hợp nên khi thanh toán chưa thể hiện các khoản chi thanh toán bằng tiền mặt hay thanh toán bằng chuyển khoản. Thực tế đơn vị phải bổ sung thêm dòng “Thanh toán bằng tiền mặt/chuyển khoản” theo yêu cầu của Kho bạc. Việc Kho bạc hướng dẫn đơn vị ghi thêm dòng “Thanh toán bằng tiền mặt/chuyển khoản” sẽ không đúng với biểu mẫu theo quy định về chế độ kế toán.
- Chưa có qui định kích cỡ chữ trên chứng từ nên còn có trường hợp trên cùng một chứng từ cỡ chữ to, nhỏ, đậm, nhạt không đồng đều. Điều này làm
cho chứng từ vừa không thẩm mỹ vừa khó cho việc kiểm tra chứng từ.
- Việc đăng ký mở tài khoản giao dịch của đơn vị sử dụng ngân sách tại KBNN chưa thực hiện trên phần mềm. Những thủ tục mở, sử dụng, phong tỏa, tất toán tài khoản kế toán thực hiện theo Thông tư 61/2014/TT-BTC ngày 12/05/2014 của Bộ Tài chính. Việc quản lý tài khoản được mở sổ theo dõi thủ công nên quản lý chưa được chặt chẽ và khoa học.Tài khoản của đơn vị được xác định căn cứ theo 12 đoạn mã COA, việc kết hợp các đoạn mã (tổ hợp tài khoản ) trong TABMIS không được kiểm soát chặt chẽ. Hệ thống tài khoản đã được thiết lập sẵn trên hệ thống TABMIS, nó được hoạt động khi được kết hợp với mã đơn vị quan hệ ngân sách do cơ quan Tài chính hoặc KBNN cấp. Theo quy trình cấp mã có đơn vị có quan hệ với ngân sách, sau khi cơ quan Tài chính, KBNN khai báo vào chương trình cấp mã ĐVQHNS, mã ĐVQHNS tự động sinh ra và được đồng bộ lên danh mục dùng chung của Bộ Tài chính, được cập nhật vào hệ thống TABMIS, lúc này tài khoản đơn vị giao dịch bắt dầu có hiệu lực trên hệ thống TABMIS, trước khi gửi hồ sơ mở tài khoản đến KBNN. Về pháp lý tài khoản của đơn vị mới chỉ được cấp mã ĐVQHNS chưa được hoạt động nhưng vẫn có thể hoạt động bình thường mặc dù đơn vị chưa làm thủ tục đăng ký mở và sử dụng tài khoản với kho bạc. Nhiều trường hợp hạch toán trên TABMIS bị nhầm mã, khó kiểm soát dễ dẫn đến trình trạng điều chỉnh. Chỉ cần mã QHNS có hiệu lực thì sẽ tổ hợp được rất nhiều tài khoản trên hệ thống, Kho bạc sẽ khó kiểm soát được số lượng tài khoản phát sinh tại đơn vị mình, như: một đơn vị có bao nhiêu tài khoản, bắt đầu hoạt động từ khi nào, là những tài khoản nào, trạng thái hoạt động hay không hoạt động. Khi đóng tài khoản trên hệ thống cũng rất khó kiểm soát, thực chất việc đóng tài khoản là đóng mã ĐVQHNS. Mỗi đơn vị giao dịch thường mở nhiều tài khoản khác nhau như tài khoản chi dự toán, tài khoản tiền gửi dự toán, tài khoản tiền gửi khác…, nếu muốn đóng một tài khoản
không còn hoạt động đồng nghĩa với việc đóng mã ĐVQHNS, vậy thì những tài khoản khác đang hoạt động của chính đơn vị đó sẽ ảnh hưởng theo.
- Đối với các khoản chi ngân sách nhà nước năm trước phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán(tháng 1 năm sau), phải hạch toán hai niên độ năm nước, năm nay. Tổ hợp tài khoản kế toán gồm 12 đoạn mã nhưng không có mã niên độ ngân sách. Việc hạch toán năm trước, năm nay phải thực hiện thông qua tài khoản trung gian. Dữ liệu năm trước tại phân hệ Quản lý chi-AP được hạch toán tại kỳ 12 (tháng 12), tại phân hệ Sổ cái - GL hạch toán tại kỳ 13 (kỳ chỉnh lý). Vì vậy việc hạch toán dễ nhầm lẫn trong việc nhập liệu. Ngoài ra qui định này còn gây khó khăn trong việc lấy số liệu trong thời gian chỉnh lý vì số liệu tại kỳ 12 bao gồm cả số liệu tháng 12 và thời gian chỉnh lý.
- Trong thời gian chỉnh lý ngân sách khi nhập chứng từ tại phân hệ quản lý chi (AP) cán bộ nghiệp vụ nhập kỳ hết vào kỳ 12, trong khi đó nhập chứng từ chi phân hệ (GL) lại nhập kỳ 13. Điều này làm cho việc kiểm tra số liệu chi trong thời gian chỉnh lý gặp nhiều khó khăn.
- Các mẫu báo cáo đầu B…/BC-NS/TABMIS chi tiết đến từng lĩnh vực thuận lợi cho việc đánh giá, phân tích số liệu của từng lĩnh vực, từng ngành. Tuy nhiên báo cáo này khi chạy mất nhiều thời gian, phải chạy trước một ngày mới có số liệu. Các chỉ tiêu trên báo cáo thu B2-01, B3-01 chưa bám sát theo chỉ tiêu giao dự toán thu, chi NSNN của Bộ tài chính, nên khi đối chiếu với các cơ quan thuế, tài chính còn phải thực hiện thủ công theo từng chỉ tiêu. Sổ chi tiết S2-08 tồn quỹ hàng ngày, chỉ in được vào cuối ngày, nhưng cuối ngày thì các bút toán GL, và TCS chưa được kết sổ, cho nên trên sổ có dòng trạng thái “chưa kết sổ” là không phù hợp. Vẫn phải làm thủ công “bảng kê tiền mặt “ hàng ngày để đối chiếu với kho quỹ cho kịp thời.
- Việc kết hợp chéo các đoạn mã kế toán và tính chất số dư các tài khoản như tài khoản tạm ứng ngân sách, chi ngân sách (TK 1513, 8113) có số dư
Nợ, tài khoản thu ngân sách (TK 7111) có số dư Có…khi hạch toán kế toán nhầm lẫn nhưng trong TABMIS vẫn chưa khống chế được dễ dẫn đến các sai sót nhất là trong việc điều chỉnh số liệu có liên quan đến các tài khoản nói trên làm ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo định kỳ.
- Giao diện giữa TABMIS và thanh toán điện tử, TABMIS và hệ thống thanh toán song phương, TABMIS và hệ thống TCS, TABMIS và chương trình kho quỹ…đôi lúc còn chậm nên có trường hợp đơn vị giao dịch đã nhận được chứng từ báo có nhưng kinh phí, số dư chưa có trong tài khoản. Thủ quỹ không có số liệu để thu, chi tiền mặt.
Nhập liệu tại phân hệ quản lý chi (AP) trên TABMIS phải qua nhiều màn hình, công đoạn (nhập yêu cầu thanh toán, áp thanh toán) trong khi tốc độ hệ thống quá chậm. Công tác khóa sổ, việc xuất các loại báo cáo không kịp thời, khó khăn trong việc kiểm tra số liệu trên báo cáo, cung cấp thông tin trong công tác chỉ đạo điều hành và kiểm tra số dư… nhất là vào thời điểm cuối tháng, cuối quí, cuối năm.
- Hiện tại theo yêu cầu chung đối với ngành là phải luân chuyển cán bộ, chuyển đổi vị trí công tác trong đơn vị hàng năm…do đó cán bộ làm công tác chuyên môn cũng thường xuyên phải thay đổi, hoặc tuyển dụng mới cán bộ cho Kho bạc. Để các cán bộ này tham gia nghiệp vụ chuyên môn trên hệ thống TABMIS th́ì KBNN Quận phải có báo cáo gửi KBNN Đà Nẵng. KBNN Đà Nẵng lại phải làm công văn gửi KBNN để xin cấp user sử dụng chương trình TABMIS hoặc thay đổi chức năng, nhiệm vụ của từng cán bộ công chức được tuyển dụng mới hoặc thay đổi vị trí công tác. Khi đó KBNN mới cấp tài khoản đăng nhập trên hệ thống hoặc thay đổi nhiệm vụ của các thành viên tham gia hệ thống. Quy trình này làm mất thời gian, ảnh hưởng đến việc xử lý các nghiệp vụ kế toán.
2.3.2.3. Đối với công tác quyết toán
quý, trong khi chức năng truy vấn quỹ của hệ thống TABMIS quản lý số liệu theo kỳ (tháng), lũy kế từ đầu năm đến kỳ hiện tại hoặc từ đầu dự án đến hiện tại. Không truy vấn được số phát sinh từng quý. Vì vậy giữa chế độ kế toán và hệ thống TABMIS không đáp ứng lẫn nhau, không hỗ trợ cho giao dịch viên trong quá trình thực hiện nghiệp vụ đối chiếu số liệu với các đơn vị giao dịch.
- Vì kế toán đơn vị giao dịch thường làm kiêm nhiệm nhiều công việc, tính chuyên môn không cao nên mỗi đơn vị giao dịch có khi phải đối chiếu nhiều lần số liệu mới khớp đúng.
- Việc phân công phân định chức năng, nhiệm vụ, vai trò của các cơ quan trong chấp hành ngân sách cũng còn chưa phù hợp, chẳng hạn như việc nhập dự toán cho đơn vị sử dụng ngân sách vào hệ thống TABMIS thuộc trách nhiệm của cơ quan Tài chính các cấp (trừ ngân sách xã do KBNN thực hiện) vì cơ quan Tài chính là cơ quan điều hành ngân sách trong khi việc đối chiếu, hủy dự toán không sử dụng hết (sau thời gian chỉnh lý) lại do KBNN thực hiện nên khi có vướng mắc sẽ khó khăn trong công tác phối hợp xử lý.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Công tác kế toán ngân sách tại KBNN Cẩm Lệ đã được các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị quan tâm hơn trước; chất lượng công tác kế toán ngân sách đã được nâng lên, tình trạng cho sai chế độ, chi không đúng quy định đã được hạn chế; việc bổ sung dự toán và cấp lệnh chi tiền đã giảm dần qua các năm, điều này chứng tỏ việc thực hiện đã từng bước mang lại hiệu quả.
Công tác kế toán thu – chi ngân sách tại KBNN Cẩm Lệ đã có nhiều tiến bộ rõ rệt, trình độ cán bộ kế toán ngày càng được nâng cao hơn, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã cải tiến thủ tục hành chính, đặc biệt là ứng dụng và đưa hệ thống Tabmis vào sử dụng.
Mặt dù đã rất cố gắng trong hoạt động kế toán ngân sách, song vẫn còn những tồn tại trong công tác kế toán mà luận văn đã chỉ ra
Những hạn chế này cần được sớm khắc phục và những giải pháp, kiến nghị được trình bày trong chương 3 dưới đây sẽ tập trung giải quyết các vấn đề tồn tại đó.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU – CHI NGÂN SÁCH TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC CẨM LỆ