- Công tác tổ chức và phân công nhiệm vụ kiểm soát chi:
3.2.6. Hoàn thiện kiểm soát tạm ứng và thu hồi tạm ứng
a. Tạm ứng và thu hồi tạm ứng đối với công tác bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng:
Hiện nay, do tính chất phức tạp và yêu cầu công việc, CĐT, hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng được phép tạm ứng không hạn chế (sau khi có phương án giải phóng mặt bằng được duyệt). Chính vì vậy mà số dư tạm ứng lớn, trách nhiệm hoàn tạm ứng của CĐT không cao, phát sinh tiêu cực trong việc sử dụng vốn tạm ứng không đúng quy định gây hiện tượng thất thoát vốn, quy định về nội dung quản lý còn thiếu vì vậy hướng bổ sung, hoàn thiện
như sau:
+ Trong phương án bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng cần quy định rõ thời gian tạm ứng và trách nhiệm hoàn tạm ứng.
+ Phải thanh toán dứt điểm các khoản đã tạm ứng kỳ trước mới cho tạm ứng kỳ này. Trường hợp không hoàn ứng được phải có văn bản đề nghị gia hạn thời gian hoàn ứng (nêu rõ lý do, có xác nhận của cơ quan liên quan), tạm ứng kỳ thứ ba phải hoàn ứng dứt điểm kỳ thứ nhất.
+ Vốn tạm ứng chưa thu hồi nếu quá thời hạn 3 tháng kể từ thời điểm tạm ứng vốn chưa thực hiện chi trả cho người thụ hưởng, chủ đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Kho bạc Nhà nước yêu cầu tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường hỗ trợ và tái định cư chuyển toàn bộ số tiền đã tạm ứng về tài khoản tiền gửi của chủ đầu tư tại Kho bạc Nhà nước để thuận tiện cho việc kiểm soát chi và thu hồi tạm ứng. Trường hợp sau thời hạn 6 tháng kể từ ngày chuyển tiền về tài khoản tiền gửi của chủ đầu tư mà chưa thực hiện chi trả cho người thụ hưởng, chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn trả vốn đã tạm ứng cho ngân sách nhà nước. Trường hợp chủ đầu tư không làm thủ tục nộp ngân sách nhà nước, thì Kho bạc Nhà nước được phép trích từ tài khoản tiền gửi của chủ đầu tư để nộp lại ngân sách nhà nước, giảm số vốn đã tạm ứng cho dự án và thông báo cho chủ đầu tư.
+ Nếu trong khi thực hiện dự án mà các hộ dân được đền bù chịu nhận tiền nhưng dự án đã thanh toán hết kế hoạch vốn thì cấp có thẩm quyền phải có biện pháp kịp thời đảm bảo nguồn vốn để thanh toán (ví dụ: như ứng trước kế hoạch vốn).
b. Tạm ứng và thu hồi tạm ứng đối với công tác xây lắp, thiết bị:
+ Tạm ứng: Để đảm bảo an toàn nguồn vốn của nhà nước, khi thực hiện tạm ứng hợp đồng chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu phải cung cấp bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng, bảo lãnh tạm ứng
do ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng phát hành, hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng phải được kéo dài cho đến khi chủ đầu tư đã thu hồi hết số tiền tạm ứng. Thực hiện tốt quy định này số dư tạm ứng vốn sẽ giảm vì khi đó nhà thầu sẽ cân nhắc đến hiệu quả của số vốn được tạm ứng, công việc nào cần tạm ứng công việc nào không cần tạm ứng, vì khi thực hiện bảo lãnh tạm ứng nhà thầu phải trả cho ngân hàng, tổ chức tính dụng một khoản phí nhất định.
+ Thu hồi tạm ứng: Như đã phân tích ở Chương 2, nguyên nhân của dư tạm ứng lớn, kéo dài nhiều năm là do các văn bản hướng dẫn chỉ quy định: “Vốn tạm ứng được thu hồi qua các lần thanh toán khối lượng hoàn thành của hợp đồng, bắt đầu thu hồi từ lần thanh toán đầu tiên và thu hồi hết khi giá trị thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng. Mức thu hồi từng lần do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu và quy định cụ thể trong hợp đồng” đây là nguyên nhân chính dẫn đến khó khăn cho KBNN trong công tác đôn đốc thu hồi tạm ứng, do vậy nên quy định các lần thu hồi tạm ứng theo công thức.
Số thu hồi tạm ứng từng lần khi thanh toán = Giá trị khối lượng hoàn thành x tỷ lệ thu hồi tạm ứng từng lần.
Trong đó: tỷ lệ thu hồi vốn tạm ứng từng lần (%) = Số vốn tạm ứng / 80% giá trị hợp đồng x 100%.
Với công thức trên khi giá trị thanh toán đạt 80% giá trị hợp đồng thì hiển nhiên sẽ thu hồi hết 100% số dư tạm ứng của hợp đồng đó. Thời gian qua rất nhiều chủ đầu tư khi ký hợp đồng đã sử dụng công thức này tạo sự công bằng giữa các nhà thầu và có tác dụng tích cực trong công tác thu hồi tạm ứng. Quá hạn hoàn thành (ghi trong hợp đồng) mà không hoàn thành thì phải bổ sung hợp đồng và kiểm tra lại số dư tạm ứng để đôn đốc thu hồi số đã tạm ứng cho dự án, nếu không có hợp đồng bổ sung, cũng không có khối lượng để hoàn thành thì KBNN phải có công văn nhắc nhở đôn đốc hàng tháng. Sau 3
lần (3 tháng) thì chủ đầu tư và KBNN có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền xin ý kiến chỉ đạo.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN Đại Lộc trong thời gian qua, tác giả đã phân tích những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trên cả ba nội dung kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN: kiểm soát kế hoạch chi đầu tư, kiểm soát quá trình cấp phát vốn đầu tư, quyết toán vốn đầu tư. Từ đó, tác giả đã đưa ra quan điểm, định hướng, mục tiêu và các giải pháp để hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB nhằm khắc phục những hạn chế đã phân tích. Hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN Đại Lộc đòi hỏi phải giải quyết một cách đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau trên cả ba nội dung kiểm soát chi đầu tư XDCB nguồn vốn NS tại huyện Đại Lộc; đồng thời đã có một số kiến nghị, đề xuất phù hợp.
KẾT LUẬN
Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước là chức năng quản lý của nhà nước trong lĩnh vực chi đầu tư Xây dựng cơ bản; kiểm tra, xem xét các căn cứ, điều kiện cần và đủ theo quy định của pháp luật để xuất quỹ Ngân sách Nhà nước chi trả theo yêu cầu của chủ đầu tư các khoản kinh phí thực hiện dự án theo các chính sách, chế độ, định mức chi tiêu do nhà nước quy định dựa trên cơ sở những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý từng thời kỳ.
Khi kiểm soát, thanh toán qua KBNN sẽ phát hiện được những khuyết tật của quá trình quản lý chi ngân sách. Qua đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN Đại Lộc cho thấy nhiều bất cập trong công tác giải ngân vốn cho các dự án, tình trạng phân bổ kế hoạch vốn hàng năm còn dàn trải, không tập trung, tỷ lệ tạm ứng cao, quyết toán dự án hoàn thành còn chậm. Đó là do các yếu tố khách quan như: cơ chế chính sách chưa đồng bộ và thường xuyên thay đổi, năng lực quản lý của CĐT, trình độ chuyên môn của cán bộ kiểm soát chi.
Để tăng cường công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN, luận văn đã đưa ra các giải pháp trên cả ba nội dung kiểm soát chi đầu tư
XDCB nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN Đại Lộc gồm:
- Hoàn thiện về kiểm soát phân bổ kế hoạch vốn đầu tư XDCB qua KBNN .
- Hoàn thiện về kiểm soát quá trình cấp phát, chi đầu tư XDCB qua KBNN.
- Hoàn thiện công tác thanh kiểm tra kiểm tra KSC đầu tư XDCB qua KBNN
Kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN là một lĩnh vực liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, là một vấn đề rất quan trọng và nhạy cảm, đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiên cứu công phu và toàn diện. Các giải pháp phải có tính hệ thống và xuyên suốt, cần phải có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Nên những giải pháp trong đề tài chỉ là những đóng góp nhỏ từ thực tiễn quản lý từ cơ sở. Em vọng rằng những nội dung nghiên cứu, những giải pháp và kiến nghị trình bày trong luận văn sẽ góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN Đại Lộc; nâng cao hiệu quả vốn đầu tư xây dựng từ NSNN - một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý NSNN trên địa bàn.
1. Bộ môn kinh tế đầu tư Trường Đại học Kinh tế quốc dân, (2003), Kinh tế đầu tư, NXB Thống kê, Hà Nội.
2. Bộ Tài chính, (2008), Chế độ kế toán ngân sách Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước, Hà Nội.
3. Các văn bản hướng dẫn kiểm soát chi đầu tư XDCB của Kho bạc Nhà nước.
4. Đoàn Ngọc Tài, (2009), Hoàn thiện cơ chế quản lý và quy trình kiểm soát thanh toán vốn bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư,
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Kho bạc Nhà nước Quảng Nam. 5. Kho bạc Nhà nước, (2006), Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước
đến năm 2020, Hà Nội.
6. Kho bạc Nhà nước, (2009), Quy trình kiểm soát chi vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng trong nước qua hệ thống Kho bạc nhà nước, Hà Nội.
7. Kho bạc nhà nước, Hệ thống các văn bản về hoạt động Kho bạc Nhà nước, Tập XV, XVI (2008), Nxb Tài chính, Hà Nội.
8. Lâm Chí Dũng, (2008), Nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước, NXB Tài Chính. 9. NguyễnQuang Quynh, 2005.Lý thuyết kiểm toán, Hà Nội:
NhàxuấtbảnTài chính.
10.Quốc hội, Luật Ngân sách nhà nước, số 01/2002/QH11 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
11.Quốc hội, Luật Xây dựng, số 50/2014/QH13 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
12.Tạp chí: “Quản lý ngân quỹ quốc gia”, Kho bạc Nhà nước.