Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường trung học phổ thông thuộc huyện châu thành, tỉnh hậu giang đáp ứng chuẩn nghề nghiệp (Trang 43 - 47)

CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐÁP ỨNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

1.5.1. Quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học phổ thông đáp ứng chuẩn nghề nghiệp

Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn giáo viên THPT đáp ứng chuẩn nghề nghiệp bao gồm việc xây dựng các chương trình bồi dưỡng, xác định các giải pháp, các điều kiện, phương tiện trong khoảng thời gian nhất định của nhà

34

trường. Lập kế hoạch có vai trò rất quan trọng, là khâu tiền đề của QL, giúp Hiệu trưởng có khả năng ứng phó với sự thay đổi. Kế hoạch hóa đòi hỏi dự báo được những dự kiến các tình huống, trở ngại và cách thức xử lí trước, trong và sau khi thực hiện. Kế hoạch hóa cho phép nhà QL lựa chọn những phương pháp tối ưu, tiết kiệm nguồn lực, tạo hiệu quả hoạt động cho toàn bộ quá trình tổ chức, tránh được những quyết định vội vàng, kém hiệu quả.

Lập kế hoạch quản lý bồi dưỡng chuyên môn giáo viên THPT đáp ứng chuẩn nghề nghiệp có liên quan đến mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, các điều kiện (nhân lực, vật lực, tài lực) đảm bảo cho việc tổ chức quản lý bồi dưỡng chuyên môn giáo viên THPT đáp ứng chuẩn nghề nghiệp. Vì vậy khi lập kế hoạch, Hiệu trưởng cần thực hiện khâu tuyên truyền nhận thức các thành viên trong trường hiểu được, nhất là đối với gió viên.

1.5.2. Quản lý việc tổ chức triển khai hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên trung học phổ thông đáp ứng chuẩn nghề nghiệp

Quản lý việc tổ chức triển khai quản lý bồi dưỡng chuyên môn giáo viên THPT đáp ứng chuẩn nghề nghiệp được tiến hành sau khi người QL xây dựng xong kế hoạch, là quá trình tiếp nhận, phân phối nguồn lực theo những cách thức cụ thể nhằm đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu bồi dưỡng đã đề ra. Tổ chức chính là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm thực hiện thành công kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức.

Quản lý tổ chức bồi dưỡng chuyên môn giáo viên THPT đáp ứng chuẩn nghề nghiệp có vai trò quan trọng, đó là thực hiện hóa các mục tiêu của tổ chức và có khả năng tạo ra sức mạnh mới cho tổ chức. Nội dung của chức năng này là thực hiện xây dựng tổ chức quản lý bồi dưỡng chuyên môn giáo viên THPT đáp ứng chuẩn nghề nghiệp.

35

1.5.3. Quản lý việc chỉ đạo thực hiện việc xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên trung học phổ thông đáp ứng chuẩn nghề nghiệp

Đây là quá trình tác động cụ thể của Hiệu trưởng đến mọi thành viên của nhà trường, nhằm biến nhiệm vụ chung quản lý bồi dưỡng chuyên môn giáo viên THPT đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của nhà trường thành hoạt động thực tiễn của từng người. Sau khi kế hoạch đã được thiết lập, hình thành khâu tổ chức; tiến đến là việc chỉ đạo quá trình tập hợp, liên kết các thành viên trong tổ chức, theo sát quản lý bồi dưỡng chuyên môn giáo viên THPT đáp ứng chuẩn nghề nghiệp; điều khiển, hướng dẫn, điều chỉnh công việc hợp lí, nhịp nhàng; động viên, khuyến khích chủ thể tham gia quản lý bồi dưỡng chuyên môn giáo viên THPT đáp ứng chuẩn nghề nghiệp nhằm đạt mục tiêu đã đề ra. Chỉ đạo có vị trí thứ ba trong quá trình QL, có vai trò vô cùng quan trọng với tổ chức để thực hiện các mục tiêu, điều hành và hướng dẫn các HĐ nhằm đạt chất lượng cao trong bồi dưỡng. Chỉ đạo thực hiện quản lý bồi dưỡng chuyên môn giáo viên THPT đáp ứng chuẩn nghề nghiệp; cụ thể ở những công việc như sau:

+ Thực hiện quyền chỉ huy của nhà QL, hướng dẫn các nhiệm vụ thực hiện quản lý bồi dưỡng chuyên môn giáo viên THPT đáp ứng chuẩn nghề nghiệp: thực hiện đúng quyền hạn, trách nhiệm của nhà QL để giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên theo đúng kế hoạch, đúng vị trí công tác được phân công.

+ Hiệu trưởng thường xuyên đôn đốc, động viên chủ thể thực hiện quản lý bồi dưỡng chuyên môn giáo viên THPT đáp ứng chuẩn nghề nghiệp thông qua nhiều biện pháp: khuyến khích, động viên, khen thưởng, xét thi đua…để kích thích tinh thần.

+ Thường xuyên giám sát và điều hành kế hoạch thực hiện để đạt mục tiêu quản lý bồi dưỡng chuyên môn giáo viên THPT đáp ứng chuẩn nghề

36

nghiệp đã đề ra trên cơ sở thu thập thông tin để đánh giá, rút kinh nghiệm và uốn nắn kịp thời, hợp lí và ra quyết định điều chỉnh khi cần thiết.

1.5.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên trung học phổ thông đáp ứng chuẩn nghề nghiệp

Kiểm tra là một chức năng cơ bản và quan trọng của công tác QL. Theo lí thuyết hệ thống: “Kiểm tra là quá trình thiết lập mối quan hệ ngược trong QL”. Có thể nói: “Không có kiểm tra là không có QL”. Kiểm tra là chức năng xuyên suốt trong quá trình QL và chức năng của mọi cấp QL, bao gồm từ việc xác định các tiêu chí, đo đạc; việc thực hiện và điều chỉnh các sai lệch làm cho toàn bộ hệ thống QL đạt được mục tiêu đặt ra. Kiểm tra bồi dưỡng chuyên môn giáo viên THPT đáp ứng chuẩn nghề nghiệp là quá trình xem xét thực tiễn để đánh giá thực trạng, khuyến khích những nhân tố tích cực, phát hiện những sai lệch và đưa ra các quyết định điều chỉnh kịp thời, nhằm giúp tổ khối chuyên môn và GV đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Qua kiểm tra, đánh giá, Hiệu trưởng biết được mọi người thực hiện nhiệm vụ ở mức độ nào; biết được các quyết định QL ban hành có phù hợp với thực tế hay không; cung cấp thông tin để đôn đốc thực hiện nhiệm vụ; đánh giá công bằng, chính xác; tăng cường hiệu lực QL và tạo tiền đề cho quá trình QL hay chưa. Kiểm tra, đánh giá quản lý bồi dưỡng chuyên môn giáo viên THPT đáp ứng chuẩn nghề nghiệp bao gồm các nhiệm vụ chủ yếu như: + Quan sát, xem xét lại tiến trình thực tế của quá trình tổ chức thực hiện quản lý bồi dưỡng chuyên môn giáo viên THPT đáp ứng chuẩn nghề nghiệp

+ Thu thập các thông tin tương ứng với chuẩn đã quy định về quản lý bồi dưỡng chuyên môn giáo viên THPT đáp ứng chuẩn nghề nghiệp, khẳng định được thực trạng so với chuẩn và xác định được rõ nguyên nhân. Từ đó, Hiệu trưởng xử lí kết quả để quyết định chỉ đạo tiếp hoặc để điều chỉnh ở các khâu

37

cụ thể trong việc thực hiện quản lý bồi dưỡng chuyên môn giáo viên THPT đáp ứng chuẩn nghề nghiệp.

Tóm lại, chu trình QL gồm 4 chức năng: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra luôn diễn ra xuyên suốt, liên tục,đan xen, bổ sung cho nhau tạo ra sự gắn kết, hoàn thiện cho các chức năng của chu trình QL. Để chu trình QL vận hành chính xác, đạt được mục tiêu đã đề ra, Hiệu trưởng cần có nguồn lực quan trọng đó là thông tin QL. Thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác là căn cứ thực hiện tốt chức năng của QLGD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường trung học phổ thông thuộc huyện châu thành, tỉnh hậu giang đáp ứng chuẩn nghề nghiệp (Trang 43 - 47)