Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường trung học phổ thông thuộc huyện châu thành, tỉnh hậu giang đáp ứng chuẩn nghề nghiệp (Trang 118 - 120)

Trên đây là những biện pháp góp phần cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV ở các trường THPT huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đáp ứng chuẩn nghề nghệp.Các giải pháp nêu trên có mối quan hệ hữu cơ với nhau, đan xen nhau, kết nối với nhau tạo nên sự thống nhất trong quá trình QL công tác bồi dưỡng chuyên môn GV. Mỗi giải pháp có tính độc lập tương đối, có khả năng phát huy tác dụng trong từng thời điểm, từng hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên, không có giải pháp nào là “vạn năng”. Do vậy, chúng sẽ phát huy tác dụng tối đa khi được vận dụng một cách đồng bộ, linh hoạt và sáng tạo.

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên:

Đây là biện pháp cần thực hiện đầu tiên, vì nó là nền tảng để thực hiện các biện pháp tiếp theo. Không thể tiến hành nâng cao chất lượng ĐNGV nếu nhận thức của họ còn hạn chế.

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn giáo viên đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp: Trên cơ sở xác định nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ, sự liên kết chặt chẽ giữa các cấp QL trong hoạt động bồi dưỡng để từ đó xây dựng kế hoạch, đổi mới nội dung, thiết kế chương trình bồi dưỡng

109

chuyên môn GV sao cho phù hợp với nhu cầu bồi dưỡng đồng thời đáp ứng nâng cao chất lượng giáo dục.

Biện pháp 3: Quản lý tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên trung học phổ thông đáp ứng chuẩn nghề nghiệp: Từ kế hoạch, nội dung, chương trình bồi dưỡng chuyên môn GV, nhà QL cần xác định hình thức, phương pháp bồi dưỡng. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức bồi dưỡng GV như bồi dưỡng tại chỗ, bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng từ xa và tự bồi dưỡng.

Biện pháp 4: Kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên: Đây là một biện pháp có sự liên kết chặt chẽ với biện pháp 2 và 3. Biện

pháp này không thể thiếu nó là đòn bẩy cho hoạt động bồi dưỡng được thực hiện hiệu quả và khoa học.

Biện pháp 5: Tăng cường các nguồn lực hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên: Đây là biện pháp hỗ trợ tích cực cho biện pháp 2, 3 và 4,

để thực hiện tốt hoạt động bồi dưỡng chuyên môn GV đáp ứng yêu cầu của ngành của xã hội.

Chúng ta có thể hình dung mối quan hệ và tác động qua lại của các biện pháp góp phần cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV các trường THPT huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang như sau:

Chú thích: 1: Biện pháp 1 2: Biện pháp 2 3: Biện pháp 3 4: Biện pháp 4 5: Biện pháp 5 2 5 3 1 4

110

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường trung học phổ thông thuộc huyện châu thành, tỉnh hậu giang đáp ứng chuẩn nghề nghiệp (Trang 118 - 120)