Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường trung học phổ thông thuộc huyện châu thành, tỉnh hậu giang đáp ứng chuẩn nghề nghiệp (Trang 47 - 146)

DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐÁP ỨNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

1.6.1. Yếu tố khách quan

Xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa: Quá trình quốc tế hóa GD đã tác

động mạnh mẽ đến sự phát triển GD, tạo ra nhiều cơ hội thách thức. Tham gia vào quá trình toàn cầu hóa đang đặt ra cho lao động nước ta không những nâng cao khả năng cạnh tranh về trình độ chuyên môn kỹ thuật tay nghề mà còn các phẩm chất khác như: ngoại ngữ, tác phong, văn hóa ứng xử, kỹ thuật công nghệ, hiểu biết pháp luật. Điều này có liên quan mật thiết đến công tác bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ. Nó đòi hỏi người GV phải có phẩm chất đạo đức mẫu mực, phải có năng lực chuyên môn vững vàng, năng động, sáng tạo và nhanh chóng cập nhật những thay đổi trong GD cũng như trong tình hình phát triển KT - XH của địa phương và đất nước.

Sự phát triển của kinh tế tri thức: Trong một xã hội tri thức, để dạy học

được phát triển, thì người GV không chỉ có việc thực hành các kỹ năng có nhận thức cao mà còn phải thực hiện chúng một cách nhuần nhuyễn, linh hoạt và sáng tạo. Người GV trong một xã hội tri thức phải là người giải quyết vấn đề tài giỏi, sử dụng các phương pháp điều tra, phân tích và thích ứng để tối đa hóa hiểu biết

38

Sự cạnh tranh trong đào tạo và việc làm:

Thực tế trong GD đều có sự cạnh tranh giữa các trường THPT. Đó là sự cạnh tranh giữa CBQL, GV và HS trong nhà trường và ở các trường; cạnh tranh ở kết quả thi HS giỏi, kỳ thi THPT quốc gia, thi GV giỏi...

Bên cạnh đó, kết quả đào tạo HS giữa các trường sao cho sản phẩm đầu ra là những người có năng lực thực sự, thích ứng nhanh và đáp ứng được với yêu cầu xã hội.

Đó là những yếu tố khách quan tác động đến công tác bồi dưỡng ĐNGV. Vấn đề quan trọng nhất vẫn là chú ý đẩy mạnh các hoạt động bồi dưỡng với việc lựa chọn các nội dung, hình thức phù hợp với thực tiễn đổi mới của đất nước.

1.6.2. Yếu tố chủ quan

Trình độ nhận thức về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn GV THPT của CBQL và GV: Hoạt động bồi dưỡng chỉ thực sự có hiệu quả khi người GV nhận

thức được tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng, có động cơ thực hiện hoạt động bồi dưỡng nhằm nâng cao tay nghề. Nhận thức được tự bồi dưỡng sẽ giúp cho GV nâng cao năng lực, uy tín nghề nghiệp, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Động cơ tự bồi dưỡng cũng chính là nguyên nhân trực tiếp của hành động, tạo nên khát vọng, hứng thú giúp GV vượt qua những khó khăn để đạt được mục tiêu đề ra.

Bên cạnh đó nhu cầu bồi dưỡng GV thể hiện ở số lượng, tri thức, kỹ năng cần bồi dưỡng cũng cần phải ngày càng có sự khác biệt nhằm phù hợp với yêu cầu của các cấp quản lý. Những yếu tố này có tác động trực tiếp đến việc lập kế hoạch, xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng. Người CBQL cần dựa vào nhu cầu bồi dưỡng để lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng sao cho phù hợp với từng đối tượng, đáp ứng nhu cầu cần bồi dưỡng chuyên môn GV THPT của ĐNGV.

39

Nhận thức của các cấp QL về công tác QL bồi dưỡng, nhận thức của từng GV về hoạt động bồi dưỡng phù hợp với chuẩn nghề nghiệp luôn có những thay đổi phù hợp qua từng giai đoạn. Điều đó bắt buộc CBQL giáo dục phải có những biện pháp QL hoạt động bồi dưỡng chuyên môn GV THPT phù hợp trong tình hình mới.

Sự đồng thuận của đội ngũ: Tập thể sư phạm có sự đoàn kết, gắn kết giữa các thành viên sẽ thúc đẩy mọi hoạt động GD trong nhà trường, nhất là hoạt động bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực GV. Trong định hướng đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, người CBQL không chỉ quan tâm đổi mới nguồn lực về cơ sở vật chất, đội ngũ để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, mà còn quan tâm triển khai các phòng trào thi đua, xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn. Vấn đề này có tác động mạnh đến tình cảm, lý trí và hành vi của các thành viên trong hội đồng sư phạm. Nếu bầu không khí sư phạm thân thiện sẽ gắn kết được các thành viên, thúc đẩy mọi hoạt động của nhà trường, trong đó có hoạt động bồi dưỡng GV.

Chất lượng của đội ngũ: Trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức ảnh

hưởng rất lớn đến hoạt động bồi dưỡng chuyên môn GV. Nếu người CBQL luôn tiên phong trong các hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, nắm chắc, hiểu sâu điều kiện thực tế của nhà trường, ĐNGV, mục tiêu, chương trình nội dung đổi mới… sẽ chỉ đạo các hoạt động GD có hiệu quả, trong đó có hoạt động bồi dưỡng GV. Do đó, trình độ năng lực của CBQL và năng lực của ĐNGV tham gia hoạt động bồi dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của công tác bồi dưỡng.

40

Tiểu kết chương 1

Đội ngũ GV là lực lượng nòng cốt trong thực hiện các mục tiêu GD ở các cấp học, giữ vai trò quyết định hiệu quả và chất lượng giáo dục. Do đó, QL hoạt động bồi dưỡng chuyên môn GV THPT là một trong những nội dung của việc phát triển nguồn lực GD nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD hiện nay.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn GV THPT là hoạt động mà chủ thể QL thực hiện chức năng quản lý, tổ chức điều khiển quá trình bồi dưỡng nhằm đảm bảo ĐNGV đạt được trình độ kiến thức, kỹ năng sư phạm, phẩm chất đạo đức đáp ứng thực tiễn nghề nghiệp hiện nay. Để đạt được các mục tiêu đề ra, công tác QL phải tuân thủ các nguyên tắc quản lý, nội dung quản lý; từ QL xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình bồi dưỡng, các điều kiện cần thiết để tiến hành các hoạt động bồi dưỡng từ đó giúp GV nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng giảng dạy của mình, đáp ứng yêu cầu bức thiết mà xã hội đặt ra trong giai đoạn hiện nay và tương lai.

41

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THUỘC HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG

ĐÁP ỨNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC THUỘC HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên huyện Châu Thành

Hiện nay Huyện Châu Thành cách Thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang khoảng 60 km; phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ, phía Nam giáp huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, phía Đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long; phía Tây giáp huyện Phụng Hiệp và huyện Châu Thành A. Huyện có diện tích tự nhiên là 140,90 km2 có dân số 82.120 người. Huyện có 9 đơn vị hành chính gồm: Đông Phú, Phú An, Phú Hữu, Đông Thạnh, Đông Phước, Đông Phước A, Phú Tân, thị trấn Ngã Sáu và thị trấn Mái Dầm. Là huyện có diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, điều kiện KT- XH còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn, kinh tế nông nghiệp chủ yếu dựa vào cây lúa, chăn nuôi, thủy sản.

Dân số của huyện tính đến ngày 31 tháng 10 năm 2018 là 82.120 người, dân số của tỉnh 776.547 người; chiếm tỷ lệ 10,57 % dân số của tỉnh, mật độ dân số trung bình trên 582,82 người/km2. Giao thông đi lại trong huyện trước đây chủ yếu bằng đường thủy, trong những năm gần đây giao thông đường bộ đã được đầu tư xây dựng, hiện tại đã có đường ô tô đi đến trung tâm các xã, thị trấn. Phân bố dân cư không đồng đều, dân cư chủ yếu sống tập trung theo các tuyến sông, rạch, lộ lớn; toàn huyện có 4 khu chợ tập trung đông dân cư là chợ Ngã Sáu, chợ Mái Dầm, chợ Đông Phú và chợ Cầu Dừa (Đông Phước).

42

Huyện Châu Thành có nhiều thuận lợi cơ bản để phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đa dạng và trên cơ sở đó hình thành những khu du lịch sinh thái phong phú.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Châu Thành

Nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Châu Thành và trở thành huyện dẫn đầu về trồng cam, bưỡi trong nhiều năm. Trồng cam và hoa màu đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cho huyện nhà, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất cho nông dân.

Hiện nay, sản xuất nông nghiệp huyện Châu Thành chuyển dịch theo hướng vừa khai thác thế mạnh về công nghiệp và dịch. Trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất những năm qua, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển, đáp ứng đủ nhu cầu lương thực và một phần nhu cầu thực phẩm cho nhân dân trong huyện, góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống người dân, ổn định thị trường.

2.1.3. Tình hình giáo dục và đào tạo thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang

Giáo dục và đào tạo huyện Châu Thành trong những năm qua đạt được nhiều thành tựu quan trọng, chất lượng GD có sự chuyển biến tích cực. Mạng lưới trường lớp, CSVC trường học, thiết bị dạy học (TBDH) được tăng cường đầu tư. Đội ngũ GV được củng cố về số lượng và chất lượng. Công tác xã hội hóa GD được đẩy mạnh.

Theo số liệu thống kê của Phòng GD&ĐT huyện Châu Thành, đến cuối năm học 2017-2018 toàn huyện có 38 trường trong đó gồm mầm non- mẫu giáo 10 trường, 19 trường tiểu học, 7 trường THCS, 2 trường THPT.

GD&ĐT huyện Châu Thành hiện có 1198 nhân sự, bao gồm: 86 CBQL, trong đó nữ chiếm 36, GV là 1100 trong đó nữ là 559; tổng số CBQL và GV đạt chuẩn là 595, trên chuẩn là 603, chi tiết như Bảng 2.1 và 2.2 dưới đây:

43

Bảng 2.1. Quy mô Trường lớp của GD&ĐT huyện Châu Thành

Bậc học Số trường Số lớp HS Mầm non-Mẫu giáo 10 34 1200 Tiểu học 19 224 6536 THCS 7 175 8800 THPT 2 36 1455 Tổng 36 470 15991

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2017 – 2018 của Phòng GD&ĐT huyện Châu Thành)

Bảng 2.2. Đội ngũ CBQL, GV của huyện Châu Thành

Chức danh Tổng số Nữ Dân tộc Khmer Đạt Chuẩn Trên chuẩn CBQL Phòng 12 4 0 12 0 CBQL 86 32 0 72 14 GV THPT 86 42 1 71 15 GV THCS 425 168 2 125 30 GV Tiểu học 504 264 4 250 254 GV Mầm non-mẫu giáo 85 85 2 65 20 Cộng 1198 595 9 595 574

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2017- 2018 của Phòng GDĐT huyện Châu Thành)

2.1.4. Thực trạng tình hình giáo dục trung học phổ thông thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang

2.1.4.1. Quy mô, cơ cấu cấp trung học phổ thông thuộc huyện Châu Thành

Trong 3 năm liền kề tốc độ phát triển trường lớp ở giáo dục THPT huyện Châu Thành đã có một bước phát triển mạnh mẽ và vững chắc. Giáo dục THPT đã gặt hái nhiều thành tựu về quy mô phát triển. CSVC phục vụ dạy và học không ngừng phát triển. Công tác chuẩn hóa GV, luân chuyển

44

bổ sung và trẻ hóa đội ngũ. Kỷ cương nề nếp được tăng cường. ĐNGV đã từng bước nâng cao nhận thức vai trò của giáo dục trong sự phát triển của xã hội.

Bảng 2.3. Quy mô, cơ cấu cấp THPT ở huyện Châu Thành

TT Năm học Số trường Lớp Học sinh CBQL GV THPT

1 2015 – 2016 2 33 1360 5 87

2 2016 – 2017 2 34 1405 5 86

3 2017 – 2018 2 36 1455 5 86

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2017 – 2018 của các trường THPT)

Qua bảng 2.3. cho thấy số HS và số lớp ngày càng tăng nhưng số lượng GV không tăng. Do đó số HS/01 lớp tăng, số lượng giờ dạy của GV cũng tăng lên. Thực trạng đó đòi hỏi GV ngày càng phải nổ lực hơn, phải đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

2.1.4.2. Chất lượng giáo dục

Chất lượng giáo dục THPT từng bước được nâng cao, kết quả xếp loại hai mặt của HS và kết quả tốt nghiệp THPT trong 3 năm học gần đây được thể hiện qua.

Bảng 2.4. Kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực, tỉ lệ tốt nghiệp THPT huyện Châu Thành từ năm học 2015-2016 đến năm 2017-2018

Năm học

Xếp loại hạnh kiểm (%) Xếp loại học lực (%) Tỉ lệ TN Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu

2015-2016 88.2 9.9 1.8 0 12.1 41.2 43.4 3.3 100 2016-2017 89.7 8.2 2.1 0 12.7 43.6 40.2 3.6 99.9

(331/332)

2017-2018 89.3 9.3 1.4 0 13.4 44.7 40.9 1.0 100 (Nguồn: Số liệu báo cáo tổng kết năm học của các trường THPT)

45

Qua bảng 2.4 cho thấy tỷ lệ HS có học lực khá, giỏi tương đối ổn định qua các năm học. HS có học lực khá, giỏi có tăng nhưng không nhiều trong năm học 2015-2016, đặc biệt là tỷ lệ HS khá, giỏi trong năm học 2017-2018 tăng rất ít so với năm học 2015-2016 và năm học 2016-2017. Điều này phần nào phản ánh tình trạng quy mô HS ngày càng tăng trong khi số lượng GV không thay đổi, nếu GV không đổi mới phương pháp giảng dạy, tiếp cận các phương pháp giảng dạy tiên tiến, kiến thức mới thì dễ dẫn đến chất lượng giảng dạy không được ổn định, thậm chí đi xuống.

2.1.4.3. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trung học phổ thông huyện Châu Thành

a.Đội ngũ cán bộ quản lý

Tổng số CBQL các trường THPT ở huyện Châu Thành là 5. Về trình độ đào tạo của đội ngũ CBQL: đạt và trên chuẩn (tỷ lệ 100%), trong đó có 4 CBQL có trình độ thạc sĩ, 1 CBQL có trình độ đại học. 100% CBQL đều được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý. Về trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị là 2 (tỷ lệ 40%), trung cấp lý luận chính trị là 3 (tỷ lệ 60%). Theo đánh giá đội ngũ CBQL của Sở GD&ĐT, đội ngũ CBQL có trình độ và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công việc, biết khai thác ứng dụng công nghệ thông tin, có khả năng nắm bắt đường lối chủ trương chính sách và quy định của ngành. Tuy nhiên, khả năng thích ứng và thay đổi để phù hợp với thời đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa vẫn còn hạn chế, một bộ phận CBQL thiếu tính chủ động, sáng tạo trong vận dụng những chủ trương đổi mới vào QL giáo dục; QL nhà trường còn cảm tính nên chất lượng, hiệu quả công tác còn nhiều hạn chế.

Phần lớn đội ngũ CBQL ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận CBQL có biểu hiện chưa tích cực, chủ động học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

46

b. Đội ngũ giáo viên trung học phổ thônghuyện Châu Thành

* Về số lượng và cơ cấu đội ngũ

Tổng số GV THPT là 86 người; đảm bảo số lượng đáp ứng yêu cầu giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục. Trình độ đào tạo, thâm niên công tác của GV THPT được thể hiện qua bảng 2.5

Bảng 2.5. Trình độ đào tạo của đội ngũ GV THPT huyện Châu Thành

Năm học Tổng số GV Trình độ chuyên môn Chứng chỉ ngoại ngữ Trình độ chính trị ĐH Th.s A B Sơ cấp Trung cấp 2015-2016 87 71 16 87 87 75 12 2016-2017 86 71 15 86 86 74 12 2017-2018 86 71 15 86 86 74 12

(Nguồn: Số liệu báo cáo tổng kết năm học của các trường THPT)

Qua bảng 2.5 cho thấy, về chuyên môn 100% GV có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn (thạc sỹ), 100% có chứng chỉ B tiếng Anh và chứng chỉ A tin học trở lên. Tuy nhiên, đội ngũ GV có trình độ thạc sĩ có tăng nhưng vẫn còn thấp so với các trường THPT trong tỉnh, tính đến cuối năm học 2017 - 2018 tỉ lệ GV có bằng thạc sĩ là 17.% (15/86). Bên cạnh đó để đáp ứng nhu cầu xã hội về nền GD mở thì đội ngũ cần có trình độ chuyên môn cao. Lý luận chính trị vẫn còn hạn chế: 13.9% (12/86). Thực trạng trên cho thấy, đội ngũ GV các trường THPT trong huyện chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ chính trị.

47

* Về thâm niên công tác: được thể hiện ở bảng 2.6.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường trung học phổ thông thuộc huyện châu thành, tỉnh hậu giang đáp ứng chuẩn nghề nghiệp (Trang 47 - 146)