Nguyên tắc xây dựng biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường trung học phổ thông thuộc huyện châu thành, tỉnh hậu giang đáp ứng chuẩn nghề nghiệp (Trang 102 - 104)

DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Nguyên tắc hệ thống đòi hỏi khi xem xét sự vật hiện tượng trong mối liên hệ phổ biến và sự tác động qua lại theo quy luật nhất định. Các biện pháp đề ra phải có mối liên hệ với nhau, là điều kiện bổ sung cho nhau tạo nên một chuỗi liên hoàn gắn bó chặt chẽ, một chỉnh thể hoàn chỉnh và thống nhất. Nguyên tắc hệ thống còn là sự phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cũng như điều kiện KT-XH của địa phương trong xu thế phát triển GD của cả khu vực và sự hội nhập quốc tế.

93

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp đề xuất cần chú trọng đến tình hình và điều kiện cụ thể của các trường, của địa phương; phải thiết thực, đầy đủ, toàn diện, có trọng tâm trọng điểm để tăng cường hiệu quả của công tác quản lý; phải phát huy được điểm mạnh, khắc phục những yếu kém bất cập; phải khơi dậy những khát khao cống hiến của GV; phải tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện thành công mục tiêu đề ra. Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với các yếu tố nguồn lực thực có của nhà trường, phù hợp với yêu cầu phát triển GD hiện nay.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, hiệu quả và phát triển

Đội ngũ GV THPT của huyện Châu Thành là một hiện tượng xã hội, nó có sự vận động biền đổi theo thời gian. Vì thế các giải pháp nêu ra cần chú ý đến sự thay đổi, phát triển của bản thân ĐNGV; sự biến đổi của cơ sở vật chất, thiết bị trường học; sự biến đổi của nội dung chương trình dạy học; Sự biến đổi của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa…Các biện pháp đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng ĐNGV không chỉ trước mắt mà còn tính đến lâu dài. Bởi vì, khi thực thi các mục tiêu của đổi mới giáo dục THPT, công tác QL bồi dưỡng GV cũng cần phải có thay đổi. Những thay đổi này là sự kế thừa những thành tựu của công tác bồi dưỡng từ những giai đoạn trước, nhưng cần phải có sự bổ sung những yếu tố mới phù hợp với thực tế của các hoạt động GD mà người GV phải đảm nhận trong hiện tại.

Như vậy, các biện pháp đề xuất phải có tính khoa học, lý luận và thực tiễn. Nhà QL bên cạnh việc phải biết nắm bắt thực tiễn chất lượng ĐNGV ở cơ sở giáo dục, còn phải biết dự báo, phân tích và tổng hợp các thông tin, sự kiện, hiện tượng trong giáo dục, xu hướng phát triển của GD để có sự tác động, điều chỉnh công tác bồi dưỡng cho phù hợp.

94

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường trung học phổ thông thuộc huyện châu thành, tỉnh hậu giang đáp ứng chuẩn nghề nghiệp (Trang 102 - 104)