Thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường trung học phổ thông thuộc huyện châu thành, tỉnh hậu giang đáp ứng chuẩn nghề nghiệp (Trang 65 - 79)

VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THUỘC HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG ĐÁP ỨNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

2.3.1. Nhận thức của giáo viên về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên trung học phổ thông đáp ứng chuẩn nghề nghiệp

Tác giả sử dụng Câu hỏi số 1 trong Phiếu Khảo sát 1 Để tìm hiểu thực trạng chung về sự cần thiết phải tiến hành hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV các trường THPT thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang; Kết quả như bảng 2.9 dưới đây

Bảng 2.9. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của hoạt động bồi dưỡng

chuyên môn GV THPT

TT Nội dung Điểm mức độ cần thiết ĐTB XH

3 2 1 0

1 Bồi dưỡng đạt chuẩn trình độ 22 64 0 0 2.25 3

2 Bồi dưỡng trên chuẩn 16 46 20 4 1.86 5

3 Bồi dưỡng chuyên môn thường

xuyên 64 12 8 2 2.60 1

4 Bồi dưỡng đổi mới chương trình

giáo dục phổ thông, sách giáo khoa 34 25 17 10 1.96 4

5

Bồi dưỡng trình độ chính trị, ngoại ngữ, tin học đáp ứng tiêu chuẩn theo ngạch GV

49 21 14 2 2.36 2

6 Tự bồi dưỡng 25 12 33 17 1.53 6

Qua kết quả số liệu khảo sát ở bảng 2.9, cho thấy: Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên; bồi dưỡng trình độ chính trị, ngoại ngữ, tinh học đáp ứng chuẩn theo ngạch GV và bồi dưỡng đạt chuẩn trình độ được đánh giá ở mức rất cần thiết, trong đó hoạt động bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên được xếp hạng ở mức cao nhất, sau đó đến hoạt động bồi dưỡng trình độ

56

bồi dưỡng đạt chuẩn trình độ. Các hoạt động bồi dưỡng bồi dưỡng trên chuẩn; Bồi dưỡng đổi mới chương trình GD phổ thông, sách giáo khoa và hoạt động tự bồi dưỡng được đánh giá ở mức cần thiết, trong đó hoạt động tự bồi dưỡng được đánh giá thấp nhất. Điều này cho thấy, GV rất chú trọng bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn. Đối với nội dung bồi dưỡng đổi mới chương trình GD phổ thông, sách giáo khoa, ta thấy đa số GV thống nhất với việc đổi mới chương trình GD phổ thông của Bộ GD&ĐT, GV nhận thức được tầm quan trọng phải cập nhật kiến thức, bồi dưỡng chuyên môn để thích ứng với yêu cầu đổi mới. Hoạt động tự bồi dưỡng cũng được đánh giá cao, đây chính là nền móng từ sự nhận thức của GV đáp ứng yêu cầu đổi mới và tự học suốt đời.

Bên cạnh những thành tựa đạt được, qua khảo sát cho thấy vẫn còn nhiều hạn chế, cần phải khắc phục và đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng bởi vì hoạt động tự bồi dưỡng được đánh giá thấp nhất, và hoạt động bồi dưỡng trên chuẩn cũng được đánh giá thấp, đây chính là những GV cảm thấy không có nhu cầu học tập nâng cao trình độ. Ngoài ra, còn một bộ phận GV chưa nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động tự bồi dưỡng. Hầu hết GV được khảo sát đều có trình độ đạt chuẩn nghề nghiệp nên họ cho rằng hoạt động đào tạo để GV đạt trình độ trên chuẩn là không cần thiết.

2.3.2. Hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường trung học phổ thông thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đáp ứng chuẩn nghề nghiệp

2.3.2.1. Đánh giá về mức độ thường xuyên của việc thực hiện một số hình thức bồi dưỡng chuyên môn giáo viên trung học phổ thông

Tác giả sử dụng Câu hỏi số 3 trong Phiếu Khảo sát 1 để tìm hiểu mức độ thường xuyên của việc thực hiện các hình thức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV các trường THPT thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Kết quả như bảng 2.10 dưới đây

57

Bảng 2.10. Kết quả khảo sát mức độ thường xuyên thực hiện một số hình thức bồi dưỡng chuyên môn GV THPT

TT Nội dung

Điểm mức độ thực hiện

ĐTB XH

3 2 1 0

1 Bồi dưỡng chuyên đề do cấp trên

tổ chức 25 12 3 46 1.19 4

1.1 Mời chuyên gia báo cáo 11 10 40 25 1.08 3

1.2 Đội ngũ báo cáo viên cốt cán 28 36 12 10 1.95 2

1.3 Thông qua trang mạng “Trường

học kết nối” 40 30 6 10 2.16 1

2 Bồi dưỡng thông qua các hoạt

động thực tiễn 35 33 12 6 2.13 2

2.1 Dự giờ, thao giảng 49 20 9 6 2.33 1

2.2 Giao lưu, tham quan học tập 19 22 22 24 1.41 3

2.3 Tổ chức hội thảo, tọa đàm, họp tổ

chuyên môn 46 12 18 10 2.09 2

3 Bồi dưỡng thông qua việc tham

gia các cuộc thi 15 25 22 24 1.36 3

3.1 Thi nghiên cứu sử dụng và làm đồ

dùng dạy học 10 26 18 32 1.16 2

3.2 Thi thiết kế và giảng dạy bằng bài

giảng điện tử 9 13 42 21 1.12 3

3.3 Thi vận dụng kiến thức liên môn để

giải quyết tình huống thực tiễn 6 18 220 42 0.86 5

3.4 Thi Sáng tạo KHKT 4 16 32 34 0.88 4

3.5 Thi GV dạy giỏi 16 29 21 20 1.48 1

4 Hoạt động tự BDGV 20 18 22 40 2.21 1

4.1 Tự nghiên cứu tài liệu từ nhiều nguồn 38 24 20 4 2.12 1

58

Qua bảng 2.10 cho thấy: Ý kiến đánh giá của đa số GV về cách thức tổ chức bồi dưỡng GV qua các hình thức trên thì hình thức tự bồi dưỡng được xếp hạng cao nhất, sau đó đến hình thức bồi dưỡng thông qua các hoạt động thực tiễn, đến hình thức bồi dưỡng thông qua việc tham gia các cuộc thi, và cuối cùng là hình thức bồi dưỡng chuyên đề do cấp trên tổ chức. Tuy nhiên các hình thức bồi dưỡng trên đều được đánh giá ở mức thường xuyên (hình thức tự bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng thông qua các hoạt động thực tiễn) và ít thường xuyên (hình thức bồi dưỡng thông qua việc tham gia các cuộc thi, hình thức bồi dưỡng chuyên đề do cấp trên tổ chức).

Từ kết quả trên cho thấy: việc tổ chức hoạt động bồi dưỡng qua các hình thức như bồi dưỡng qua học tập chuyên đề chưa được thường xuyên; phong trào tham gia các cuộc thi dành cho GV chưa được chú trọng, chưa phát huy hết năng lực của GV. Bên cạnh đó, qua khảo sát thực tế cho thấy, hoạt động giao lưu, tham quan học tập, thi nghiên cứu sử dụng và làm đồ dùng dạy học, thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn, thi Sáng tạo KHKT được đánh giá ít thường xuyên nhất.

2.3.2.2. Đánh giá mức độ hiệu quả của hình thức bồi dưỡng chuyên môn giáo viên trung học phổ thông

Để tìm hiểu thực trạng chung về hiệu quả của việc thực hiện các hình thức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn GV các trường THPT thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đáp ứng chuẩn nghề nghiệp, Tác giả sử dụng Câu hỏi số 2 trong Phiếu Khảo sát 1;Kết quả như bảng 2.11 dưới đây

59

Bảng 2.11. Kết quả khảo sát mức độ hiệu quả của hình thức bồi dưỡng chuyên môn GV THPT

TT Nội dung

Điểm mức độ hiệu quả

ĐTB XH

3 2 1 0

1 Bồi dưỡng tại chỗ: Tổ chức bồi

dưỡng ngay tại trường 52 25 6 3 2.47 2

2 Bồi dưỡng tập trung: Tổ chức bồi

dưỡng theo khóa hay theo từng đợt 58 16 12 2.56 1

3 Bồi dưỡng từ xa: qua các giáo trình,

tài liệu hoặc các phương tiện CNTT 12 16 10 48 0.91 4

4 Tự bồi dưỡng 10 22 16 38 1.05 3

Kết quả bảng 2.11 cho thấy, hình thức bồi dưỡng tập trung và hình thức bồi dưỡng tại chỗ được đánh giá là rất hiệu quả (trong đó hình thức bồi dưỡng tập trung là hiệu quả nhất); hình thức tự bồi dưỡng và bồi dưỡng từ xa được đánh giá ở mức hiệu quả, trong đó hình thức bồi dưỡng từ xa được đánh giá thấp nhất.

Từ đó cho thấy, trong công tác bồi dưỡng GV, hình thức bồi dưỡng đóng vai trò quan trọng, quyết định phần lớn mức độ hiệu quả của hoạt động này.

2.3.2.3. Đánh giá mức độ hiệu quả của một số hình thức cụ thể của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên trung học phổ thông

Để tìm hiểu thực trạng chung về hiệu quả của việc thực hiện các hình thức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV các trường THPT thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, tác giả sử dụng Câu hỏi số 2 trong Phiếu Khảo sát 1; Kết quả như bảng 2.12 dưới đây

60

Bảng 2.12. Kết quả khảo sát hiệu quả thực hiện hình thức bồi dưỡng

TT Nội dung Điểm hiệu quả thực hiện

ĐTB XH

3 2 1 0

1 Bồi dưỡng chuyên đề do cấp trên tổ chức 52 8 14 12 2.16 2

1.1 Mời chuyên gia báo cáo 6 13 32 35 0.88 3 1.2 Đội ngũ báo cáo viên là cốt cán của tỉnh 28 36 18 4 2.02 2 1.3 Thông qua mạng “Trường học kết nối” 46 34 6 0 2.47 1

2 Bồi dưỡng thông qua hoạt động thực tiễn 39 28 17 2 2.21 1

2.1 Dự giờ, thao giảng 49 17 14 6 2.27 2

2.2 Tham quan học tập kinh nghiệm 21 24 23 18 1.56 3 2.3 Tổ chức hội thảo, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm 56 15 15 0 2.48 1

3 Bồi dưỡng qua tham gia các cuộc thi 15 11 20 40 1.01 4

3.1 Thi nghiên cứu sử dụng và làm đồ dùng

dạy học bộ môn 14 28 14 30 1.30 2

3.2 Thi bài giảng điện tử 17 13 37 19 1.33 1 3.3 Thi vận dụng kiến thức liên môn giải

quyết tình huống thực tiễn 9 16 25 36 0.98 4

3.4 Thi Sáng tạo KHKT 4 16 28 38 0.84 5

3.5 Thi GV dạy giỏi 11 26 26 23 1.29 3

4 Hoạt động tự bồi dưỡng GV 22 18 32 14 1.56 4

4.1 Tự nghiên cứu tài liệu từ nhiều nguồn 21 23 25 17 1.56 2 4.2 Thông qua đồng nghiệp, bạn bè... 19 27 34 6 1.69 1

Kết quả bảng 2.12 cho thấy, bồi dưỡng thông qua hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng chuyên đề do cấp trên tổ chức và hoạt động tự bồi dưỡng GV được đánh giá ở mức hiệu quả; trong đó bồi dưỡng thông qua hoạt động thực tiễn được xếp cao nhất. Hoạt động bồi dưỡng qua tham gia các cuộc thi được đánh giá thấp nhất, ở mức ít hiệu quả.

Đánh giá hiệu quả của các hình thức bồi dưỡng bằng cách so sánh xếp hạng mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện của các hình thức bồi dưỡng; Kết quả như bảng 2.13 dưới đây:

61

Bảng 2.13. So sánh xếp hạng mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện

của các hình thức bồi dưỡng (qua Bảng 2.10 và Bảng 2.12)

TT Nội dung

Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện

ĐTB XH ĐTB XH

1 Bồi dưỡng chuyên đề do cấp trên tổ chức 1.19 4 2.16 2

1.1 Mời chuyên gia báo cáo 1.08 3 0.88 3

1.2 Đội ngũ báo cáo viên là cốt cán của huyện 1.95 2 2.02 2 1.3 Thông qua mạng “Trường học kết nối” 2.16 1 2.47 1

2 Bồi dưỡng thông qua hoạt động thực tiễn 2.13 2 2.21 1

2.1 Dự giờ, thao giảng 2.33 1 2.27 2

2.2 Tham quan học tập kinh nghiệm 1.41 3 1.56 3 2.3 Tổ chức hội thảo, tọa đàm trao đổi kinh

nghiệm 2.09 2 2.48 1

3 Bồi dưỡng qua tham gia các cuộc thi 1.36 3 1.01 4

3.1 Thi nghiên cứu sử dụng và làm đồ dùng

dạy học bộ môn 1.16 2 1.30 2

3.2 Thi bài giảng điện tử 1.12 3 1.33 1

3.3 Thi vận dụng kiến thức liên môn giải

quyết tình huống thực tiễn 0.86 5 0.98 4

3.4 Thi sáng tạo KHKT 0.88 4 0.84 5

3.5 Thi GV dạy giỏi 1.48 1 1.29 3

4 Hoạt động tự bồi dưỡng GV 2.21 1 1.56 4

4.1 Tự nghiên cứu tài liệu từ nhiều nguồn 2.12 1 1.56 2 4.2 Thông qua đồng nghiệp, bạn bè... 1.72 2 1.69 1

62

Từ Bảng 2.13 cho thấy mặc dù hoạt động bồi dưỡng chuyên đề do cấp trên tổ chức được cho là ít thường xuyên nhất nhưng lại được đánh giá có hiệu quả, các hoạt động bồi dưỡng khác như bồi dưỡng thông qua hoạt động thực tiễn, hoạt động tự bồi dưỡng GV, bồi dưỡng qua tham gia các cuộc thi đều được đánh giá hiệu quả tương ứng với đánh giá mức độ thực hiện.

Kết quả bồi dưỡng qua hoạt động thực tiễn đánh giá hiệu quả ở mức khá. Trong các hình thức bồi dưỡng qua hoạt động thực tiễn, GV đánh giá hiệu quả của hoạt động dự giờ, thao giảng ở mức cao nhất trong các hình thức còn lại, tiếp đến là tổ chức hội thảo, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm. Riêng hình thức tham quan học tập kinh nghiệm, GV đánh giá không cao, mức độ ít hiệu quả. Nguyên nhân GV cho rằng đây là hình thức học tập mang tính chất phong trào và chủ yếu là tham quan là chính còn học tập không nhiều.

Kết quả bồi dưỡng thông qua các cuộc thi, ý kiến đánh giá có hiệu quả thấp (ít hiệu quả). Qua đó cho thấy, GV cũng chưa quan tâm nhiều và nghĩ rằng đây là hoạt động phong trào, chưa mang tính chiều sâu, chưa thật sự khuyến khích GV nghiên cứu sáng tạo và áp dụng hiệu quả sau các cuộc thi. Trong các hình thức bồi dưỡng thông qua các cuộc thi, hình thức bồi dưỡng qua cuộc thi bài giảng điện tử được đánh giá hiệu quả cao hơn các cuộc thi khác. Điều đó chứng tỏ rằng đa số GV tự nhận thấy khi áp dụng công nghệ thông tin bài dạy sẽ tốt hơn, chất lượng và hiệu quả cao hơn.

Kết quả hoạt động tự bồi dưỡng, gồm tự nghiên cứu tài liệu, hoặc thông qua bạn bè, đồng nghiệp, hình thức bồi dưỡng này được đánh giá ở mức hiệu quả (xếp hạng 3). Qua đó cho thấy, nhu cầu tự bồi dưỡng của GV cũng khá lớn và hình thức da dạng phong phú, ý thức tự bồi dưỡng chuyên môn của GV THPT phần nào được nâng lên. Tuy nhiên nhiều GV vẫn cho đây là hình thức bồi dưỡng chưa thực sự hiệu quả, do chưa có sự theo dõi, đánh giá của các cấp quản lý.

63

Mức độ đáp ứng hiệu quả của các hình thức bồi dưỡng này phản ánh thực trạng việc tổ chức và chọn lựa hình thức bồi dưỡng, chất lượng như thế nào tùy thuộc phần lớn vào cách thức chọn lựa hình thức cho GV tham gia bồi dưỡng. Tuy nhiên, ngoài việc hình thức bồi dưỡng hiệu quả, còn nhiều yếu tố khách quan, chủ quan khác chi phối hiệu quả của hoạt động.

2.3.3. Nội dung hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường trung học phổ thông thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đáp ứng chuẩn nghề nghiệp

2.3.3.1. Đánh giá mức độ thường xuyên của việc thực hiện các nội dung bồi dưỡng chuyên môn giáo viên trung học phổ thông

Để tìm hiểu mức độ thường xuyên của việc thực hiện các nội dung hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV các trường THPT thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, tác giả sử dụng Câu hỏi số 4 trong Phiếu Khảo sát 1; Kết quả như bảng 2.14 dưới đây:

Bảng 2.14. Kết quả khảo sát mức độ thường xuyên của việc thực hiện nội dung bồi dưỡng GV THPT

TT Nội dung

Điểm mức độ thực hiện

ĐTB XH

3 2 1 0

1 Bồi dưỡng nâng cao trình độ

chính trị, phẩm chất đạo đức 25 12 12 37 1.20 3

1.1 Kiến thức về chính trị, kinh tế, văn

hóa, xã hội 25 15 30 10 1.78 1

1.2 Kiến thức chính sách, pháp luật, qui

định của Nhà nước 29 23 12 22 1.69 2

1.3 Kiến thức về kỹ năng sống, kỹ năng

giao tiếp, ứng xử 5 33 1 47 0.95 3

64

2 Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn 30 20 12 24 1.65 2

2.1 Kiến thức môn học, chương trình,

sách giáo khoa 58 20 8 0 2.58 1

2.2 Kiến thức về phương pháp và kĩ

thuật dạy học tích cực 57 21 7 1 2.56 2

2.3 Kiến thức về tư vấn nghề nghiệp,

hướng nghiệp 42 18 15 11 2.06 3

3 Bồi dưỡng nâng cao kĩ năng sư

phạm 32 20 12 22 1.72 1

3.1 Kĩ năng lập kế hoạch dạy học theo

hướng đổi mới 30 29 16 11 1.91 6

3.2 Kĩ năng lựa chọn, sử dụng phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường trung học phổ thông thuộc huyện châu thành, tỉnh hậu giang đáp ứng chuẩn nghề nghiệp (Trang 65 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)