Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai huyện Cao Lãnh năm 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quy trình thẩm định phương án quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện (Trang 37 - 40)

Tổng diện tích đất tự nhiên huyện Cao Lãnh theo địa giới hành chính là 49.082,42 ha (Phòng Thống kê huyện Cao Lãnh, 2010). Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 40.828,13 ha, chiếm tỷ lệ 83,18% so với tổng diện tích tự nhiên; Diện tích đất phi nông nghiệp là 8.254,29 ha (Phòng Thống kê huyện Cao Lãnh, 2010), chiếm tỷ lệ 16,82% so với tổng diện tích tự nhiên.

83%

17% 0%

1. Đất nông nghiệp 2. Đất p hi nông nghiệp 3. Đất chưa sử dụng

Hình 3.1Cơ cấu sử dụng đất huyện Cao lãnh năm 2010

(Nguồn: Số liệu Phòng Thống kê huyện Cao Lãnh)

3.1.1. Đất nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp được phân bố tương đối đều trên địa bàn huyện và chia ra các loại đất được trình bày trong Bảng 3.1. Qua Bảng 3.1 cho thấy:

- Đất sản xuất nông nghiệp: Có diện tích 38.731,24 ha (Phòng Thống kê huyện Cao Lãnh, 2010), chiếm 94,86% diện tích đất nông nghiệp; trong đó đất trồng cây hàng năm là 32.404,12 ha chiếm 83,66% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm 6.327,12 ha chiếm 16,34% diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

- Đất lâm nghiệp:Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện là 1.524,48 ha phân bố ở xã Gáo Giồng 1.438,98 ha, xã Tân Hội Trung 0,22 ha, xã Mỹ Long 85,27 ha (Phòng Thống kê huyện Cao Lãnh, 2010). Nhờ có hệ thống rừng trồng, cùng với mật độ phủ dày đặc nhờ vườn cây ăn quả góp phần tạo nên môi trường khí hậu trong lành, mát mẻ trên địa bàn mà còn bảo vệ môi trường và thúc đẩy du lịch sinh thái phát triển.

- Đất nuôi trồng thủy sản: Đây là loại đất chiếm một phần nhỏ được xen lẫn trong khu dân cư diện tích là 572,41 ha (Phòng Thống kê huyện Cao Lãnh, 2010), chiếm 1,40% diện tích đất nông nghiệp.

Bảng 3.1 Diện tích, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Cao Lãnh năm 2010

Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất nông nghiệp 40.828,13 100.00 1. Đất sản xuất nông nghiệp 38.731,24 94,86 Đất trồng cây hàng năm 32404,12 83,66 Đất trồng lúa 32076,24 98,99 Đất trồng cây hàng năm khác 327,88 1,01 Đất trồng cây lâu năm 6327,12 16,34

2. Đất lâm nghiệp 1524,48 3,73

3. Đất nuôi trồng thủy sản 572,41 1,40

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Cao Lãnh, 2010)

Nhìn chung, trong những năm qua, tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã và đang có nhiều tiến bộ, người dân đã tận dụng tối đa diện tích đất nuôi trồng, bằng cách xen canh tăng vụ, kết hợp với chuyển đổi giống và cơ cấu cây trồng phù hợp với từng loại đất làm tăng giá trị sản lượng trên một diện tích đất. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Vì vậy, vấn đề sử dụng đất phải thực sự tiết kiệm và có hiệu quả.

3.1.2. Đất phi nông nghiệp

Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Cao Lãnh được trình bày chi tiết trong Bảng 3.2. Qua Bảng 3.2 cho thấy:

- Đất ở: Theo số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2010 chỉ thống kê đất để ở, do đó diện tích đất ở trên địa bàn huyện năm 2010 là 1.531,66 ha, chiếm 18,56% diện tích đất phi nông nghiệp.

- Đất chuyên dùng: diện tích 4.087,83 ha, chiếm 49,52% diện tích đất phi nông nghiệp.

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng: Gồm các hệ thống nhà thờ, đình, chùa. Hiện trạng có diện tích 29,30 ha, chiếm 0,35% diện tích đất phi nông nghiệp.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Đây là loại đất được thống kê khi có thửa đất rõ ràng của tất cả các đối tượng không kể diện tích các mồ mả rải rác trong dân cư, hiện trạng diện tích đất nghĩa trang nghĩa địa trên địa bàn huyện có diện tích 17,34 ha, chiếm 0,21% diện tích đất phi nông nghiệp.

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: Gồm các hệ thống sông rạch và kênh, mương có diện tích 2.588,16 ha, chiếm 31,36% diện tích đất phi nông nghiệp.

Bảng 3.2 Diện tích, cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp huyện Cao Lãnh năm 2010

Loại đất Diện tích

(ha)

Cơ cấu

(%) Tổng diện tích đất phi nông nghiệp 8.254,29 100.00

1. Đất ở 1.531,66 18,56

2. Đất chuyên dùng 4.087,83 49,52

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 20,34 0,50 Đất có mục đích công cộng 3105,00 75,96

3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 29,30 0,35

4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 17,34 0,21 5. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 2.588,16 31,36

6. Đất phi nông nghiệp khác - -

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Cao Lãnh, 2010)

Nhìn chung, diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng trong huyện tương đối lớn do vậy cần có những định hướng để sử dụng hết tiềm năng sẵn có, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đầu tư nuôi trồng và chế biến thủy sản tại địa phương, nhằm góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.

3.1.3. Đất chưa sử dụng

Hiện nay trên địa bàn huyện không còn đất chưa sử dụng. Tuy nhiên, do có sông Tiền đi qua vì vậy có diện tích đất bãi bồi hàng năm là rất lớn, huyện đã chỉ đạo xã, thị trấn quản lý chặt chẽ phần diện tích này để khai thác phục vụ cho nuôi trồng thủy sản. Trong thời gian tới huyện sẽ quản lý tốt quỹ đất này, tránh tình trạng để người dân bao chiếm, tổ chức cho thuê đất theo đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, qua kết quả trên cho thấy công tác quản lý, sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn huyện đuợc thực hiện đúng theo quy định của pháp

luật đất đai. Trong thời gian tới huyện sẽ chỉ đạo các đơn vị đã được giao thực hiện dự án, công trình khẩn trương triển khai thực hiện, hoàn thành dự án đúng tiến độ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quy trình thẩm định phương án quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện (Trang 37 - 40)