Phương án quy hoạch phát triển nông nghiệp, công nghiệp giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quy trình thẩm định phương án quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện (Trang 59 - 62)

2015, định hướng đến năm 2020

a. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 - Đất trồng cây hàng năm:

+ Cây lúa:diện tích gieo trồng 69.200 ha vào năm 2015, sản lượng 420.000 tấn, trong đó diện tích lúa chất lượng cao chiếm 90%, sử dụng giống xác nhận đạt 85%.

+ Cây công nghiệp ngắn ngày, rau - màu: phát triển mạnh các loại cây công nghiệp ngắn ngày, như: đậu nành, bắp, khoai môn, mè, sen và rau màu, đưa diện tích gieo trồng lên 6.040 ha năm 2015.

Từng bước hình thành và phát triển các vùng sản xuất chuyên canh dựa trên tiềm năng và thế mạnh của huyện:

+ Vùng chuyên sản xuất lúa đặc sản, lúa chất lượng cao: Bắc kênh Nguyễn Văn Tiếp, tập trung ở các xã: Phong Mỹ, Tân Nghĩa, Ba Sao, Phương Thịnh, Gáo Giồng gắn với nuôi thủy sản, trồng cây thủy sinh trong mùa lũ.

+ Vùng chuyên sản xuất 2 vụ lúa - 1 vụ màu: ở các xã Bắc Quốc lộ 30 đến Nam kênh Nguyễn Văn Tiếp, như: An Bình, Mỹ Hội, Tân Hội Trung, Bình Hàng Trung, Bình Hàng Tây, Mỹ Long, Mỹ Hiệp và thị trấn Mỹ Thọ.

+ Vùng sản xuất 2 vụ lúa - 1 vụ cá: Tân Nghĩa, Phương Trà, Nhị Mỹ, Mỹ Thọ và Tân Hội Trung.

- Đất trồng cây lâu năm:

Vận động nhân dân chuyển phần diện tích cây hàng năm kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, phấn đấu đến năm 2015 nâng diện tích vườn chuyên canh toàn huyện lên 5.550 ha, trong đó có 35% diện tích sản xuất theo hướng an toàn. Hình thành các vùng chuyên sản xuất xoài cát Chu, xoài cát Hòa Lộc và các loại cây có múi đạt hiệu quả

kinh tế cao ở các xã Mỹ Xương, Mỹ Hội, Bình Hàng Trung, Bình Hàng Tây, Mỹ Long, Mỹ Hiệp, Bình Thạnh và thị trấn Mỹ Thọ.

- Đất nuôi trồng thủy sản:

Phát huy có hiệu quả các mô hình nuôi thủy sản, tập trung đầu tư chiều sâu để đạt giá trị sản xuất ngày càng cao. Phát triển theo định hướng thị trường, trên cơ sở gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ; khai thác có hiệu quả lợi thế mùa lũ để nuôi tôm càng xanh trên ruộng, cá ruộng lúa và một số thủy sản có giá trị kinh tế cao. Hình thành các vùng nuôi tôm càng xanh trên ruộng ở các xã: Nhị Mỹ, Gáo Giồng và Phương Thịnh; nuôi cá tra bãi bồi ở các xã: Bình Thạnh, Mỹ Xương, Bình Hàng Tây và thị trấn Mỹ Thọ; nuôi cá bè tại các xã: Bình Hàng Tây, Mỹ Long, Mỹ Hiệp và Bình Thạnh; Phấn đấu nâng diện tích nuôi lên 1.908 ha năm 2015, trong đó diện tích nuôi cá 1.558 ha, tôm 350 ha; sản lượng nuôi 58.500 tấn, đánh bắt tự nhiên 1.500 tấn. Khuyến khích nuôi cá sấu, ếch, lươn,… theo nhu cầu của thị trường.

- Tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp và công nghiệp, trang trại, xử lý ô nhiễm môi trường, gắn kết với hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Nuôi bò ở các xã: Ba Sao, Tân Hội Trung và Mỹ Thọ; nuôi heo và gà thả vườn ở các xã: Mỹ Xương, Mỹ Hội, Bình Hàng Trung, Bình Hàng Tây, Mỹ Long, Mỹ Hiệp, Bình Thạnh và thị trấn Mỹ Thọ; nuôi vịt đàn ở các xã: Gáo Giồng, Phương Thịnh, Ba Sao, Tân Hội Trung và Mỹ Thọ.

- Đất lâm nghiệp: giữ ổn định 1.584 ha rừng tập trung để điều hòa môi sinh, phục vụ du lịch; hàng năm tiến hành khai thác và trồng mới 100 ha; vận động, hỗ trợ người dân trồng mới một triệu cây xanh, cây phân tán để tăng độ che phủ.

- Công tác xây dựng thủy lợi, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn: phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ đa mục tiêu gắn với giao thông nông thôn; xây dựng 59 trạm bơm điện, bảo đảm 75% diện tích lúa được tưới, tiêu bằng bơm điện; nâng cấp 39 công trình bờ bao dài 93 km, 49 công trình thủy lợi nội đồng dài 102,6km; tổng kinh phí 29,7 tỷ đồng; xây dựng một số mô hình điểm ở các xã ven Quốc lộ 30 (vùng sử dụng một phần nguồn nước tự chảy) về tổ chức bơm nước ra xuống giống vụ Đông xuân theo đúng lịch thời vụ để né rầy nâu và chủ động bơm nước tiêu úng bảo vệ an toàn cho cây lúa với diện tích 800 ha; thí điểm xây dựng kiên cố hóa một số công trình thủy lợi nội đồng tại các vùng sản xuất lúa, màu đạt hiệu quả; xây dựng mới 15 trạm cấp nước, nâng cấp 03 trạm cấp nước và nối 30 mạng cấp nước sinh hoạt.

- Phát triển các Hợp tác xã đa dịch vụ nhằm cung ứng, phân phối hàng hóa vật tư nông nghiệp theo nhu cầu người tiêu dùng. Phát triển các dịch vụ nông nghiệp như: Làm đất, sạ lúa, tưới thuốc bảo vệ thực vật, gặt đập liên hợp..., xây dựng cụm kho chứa nông sản hàng hóa ở ô Hợp tác xã, phát triển dịch vụ, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nhỏ ở Kinh 15, khu trung tâm xã.

b. Quy hoạch công nghiệp - xây dựng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020

Phát triển khu vực công nghiệp - xây dựng đến năm 2020 đạt tốc độ tăng trưởng cao làm động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chú trọng thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp, chú trọng các ngành, lĩnh vực có lợi thế về tiềm năng và vị trí địa lý, nhằm góp phần thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề để giải quyết lao động nhàn rỗi ở khu vực nông thôn, tăng thêm thu nhập cho người dân.

Các ngành công nghiệp mũi nhọn là chế biến nông - lâm - thủy sản; đồ uống từ trái cây; dược liệu; vật liệu xây dựng; cơ khí phục vụ nông nghiệp, cơ khí sửa chữa, gia công và chế tạo; sản phẩm từ hóa chất, điện - điện tử; may mặc, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ; các ngành công nghiệp phụ trợ như sản xuất bao bì, đóng gói...

Triển khai công tác quy hoạch, chuẩn bị đầu tư theo lộ trình của tỉnh Khu công nghiệp - Đô thị Ba Sao (500 ha); xây dựng mới Cụm công nghiệp - Đô thị thị trấn Mỹ Thọ. Hoàn thành hạ tầng các cụm công nghiệp: Cần Lố, Phong Mỹ, An Bình, Mỹ Hiệp. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và kêu gọi đầu tư, cơ bản lấp đầy các cụm công nghiệp và phấn đấu xây dựng 06 nhà máy trên các lĩnh vực như: chế biến dược phẩm; chế biến và xuất khẩu thủy sản; chế biến thức ăn chăn nuôi và thủy sản, gắn với kêu gọi đầu tư xây dựng các nhà máy ngoài cụm công nghiệp gắn liền với xây dựng các công trình xử lý chất thải, trồng cây xanh, bảo đảm môi trường của các cụm công nghiệp được xanh - sạch - đẹp.

Đối với ngành xây dựng, tập trung thực hiện các công trình trọng tâm, trọng điểm, nhất là các công trình do Trung ương, Tỉnh đầu tư trên địa bàn, công tác chỉnh trang, sửa chữa và xây dựng mới các công trình công cộng và dân dụng, các công trình phúc lợi, các thiết chế văn hóa, các cụm dân cư giai đoạn 2, các khu tái định cư và nhà ở trong dân, nhà ở hộ nghèo, các kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội,... đảm bảo theo mục tiêu, tiến độ kế hoạch.

Phấn đấu nâng giá trị GDP khu vực 2 đến năm 2015 đạt 826 tỷ đồng (theo giá cố định), góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và giải quyết việc làm cho phần lớn lao động trong huyện. Phát triển tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống, khuyến khích đầu tư ngành nghề mới, thu hút nhiều lao động ở nông thôn. Xây dựng 52 tuyến điện phục vụ cho các trạm bơm điện, gắn với phát triển dân sinh.

Hoàn thành hạ tầng và đưa dân vào ở ổn định trong các Cụm dân cư giai đoạn 2 ở các xã: Phương Thịnh, Bình Hàng Trung và thị trấn Mỹ Thọ; cùng với xây dựng các tuyến, điểm dân cư: Quảng Khánh - Phương Trà, Miễu Trắng (Bình Thạnh), Cầu Đá

(Phương Trà); kêu gọi đầu tư khu tái định cư thị trấn Mỹ Thọ và Vàm Miễu Trắng khi có điều kiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quy trình thẩm định phương án quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)