Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong kỳ kế hoạch sử dụng đất đai gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quy trình thẩm định phương án quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện (Trang 44 - 52)

2006 – 2010

v Khu vực sản xuất nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cao Lãnh là 40.828,13 ha. Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp diện tích là 38.731,24 ha, chiếm 94,86% diện tích đất nông nghiệp được phân bố tương đối đều trên địa bàn huyện; Đất trồng cây hàng năm là 32.404,12 ha chiếm 83,66% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, trong đó lúa là cây chủ lực hàng đầu với diện tích 32.076,24 ha, chiếm 78,56% diện tích đất nông nghiệp và 82,82% diện tích đất sản xuất nông nghiệp; ngoài ra, hàng năm diện tích trồng màu của huyện lên trên 4.000 ha, chủ yếu là cây đậu nành, cây mè và một số cây công nghiệp ngắn ngày khác. Ước tính giá trị tăng thêm (GDP) khu vực 1 năm 2010 là 829 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994), đạt 101,95% kế hoạch và bằng 1,53 lần năm 2005 (Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Cao Lãnh, 2010).

Bảng 3.5. Diện tích và sản lượng các loại cây trồng giai đoạn 2005 - 2010

Diện tích gieo trồng (ha) Sản lượng (tấn) Loại cây trồng

2005 2010 2005 2010

1. Lúa 66.433 70.837 351.997 415.434

2. Rau đậu các loại 3.013 4.494 3.013 26.480

3. Cây CN ngắn ngày

- Đậu nành 2.112 2.400 4.013 4.800

- Mè 31,8 497 32 845

4. Cây ăn trái 4.136 5.278

- Cam quýt, bưởi 504 658 7.563 5.600

- Xoài 2.006 3.628 28.088 30.000

- Nhãn 1.033 522 8.268 6.000

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Cao Lãnh, 2010)

Ø Hiệu quả sử dụng đất về mặt kinh tế + Cây hàng năm:

Diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm được 75.322 ha, đạt 98% kế hoạch, tăng 5.402 ha so với năm 2005, trong đó cây lúa 70.837 ha, đạt 97,3% kế hoạch, tăng 4.404 ha so với năm 2005 (lúa chất lượng cao 40.270 ha, đạt 74,6% kế hoạch, chiếm 56,8%, tăng 1.931 ha so với năm 2005), năng suất bình quân 57,1 tạ/ha, tăng 11,74 tạ/ha, sản lượng 415.434 tấn, đạt 101% kế hoạch và tăng 63.322 tấn so với năm 2005; cây công nghiệp ngắn ngày 4.610 ha, đạt 88,7% kế hoạch, tăng 1.123 ha so với năm 2005. - Cây lúa: Xác định giống là biện pháp kỹ thuật hàng đầu để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, trong những năm qua huyện Cao Lãnh đã tập trung đầu tư thực hiện các điểm khảo nghiệm, trình diễn giống mới, xây dựng mạng lưới nhân giống ở 18/18 xã, thị trấn thông qua các lớp sản xuất giống nông hộ (FSPS), lớp bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn gen trên lúa (BUCAP), các buổi tham quan, hội thảo giống nhằm giúp nông dân tiếp cận giống mới, thực hiện các cánh đồng mẫu giảm giá thành và cánh đồng sản xuất giống; áp dụng các biện pháp kỹ thuật như: sạ hàng, bón phân cân đối, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý dinh dưỡng tổng hợp (ICM) và áp dụng cơ giới hóa. Vì vậy, từ trên 30 giống lúa chủ yếu là chất lượng thấp năm 2001, đến nay còn khoảng 05 giống chủ lực là các giống chất lượng cao, đạt yêu cầu xuất khẩu như: VND95-20, OMCS2000, IR64, OM1490, Jasmine 85. Mô hình giảm giá thành triển khai thực hiện từ năm 2003 đã được nông dân đồng tình hưởng ứng, đến vụ Đông xuân 2004 - 2005 có 20.290 ha áp dụng, đạt 71,20 % diện tích và vụ Hè thu 2005 có 16.339 ha áp dụng, đạt 62,50 % diện tích, giảm từ 100 - 200 đồng/kg lúa thành phẩm, tăng năng suất từ 100 - 300 kg lúa/ha, tiết kiệm chi phí trên 30 tỷ đồng/năm và tăng thêm thu nhập từ 645.000 – 1.400.000 đồng/ha, tương đương 36 tỷ đồng/năm.

- Cây đậu nành: Chưa có nhiều bước cải tiến về giống, trong những năm qua, các chương trình khuyến nông đã đưa vào sản xuất giống BC19 có thời gian sinh trưởng ngắn, tỷ lệ trái 3 hạt nhiều hơn giống cũ, cứng cây ít đổ ngã, năng suất bình quân 23 tạ/ha, cao hơn đại trà từ 2 - 4 tạ/ha. Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất ngày càng phổ biến như: giảm giá thành, giảm lượng giống gieo sạ, sử dụng biện pháp tưới tràn, thu hoạch đúng độ chín, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Kết quả của các mô hình cho thấy, giá thành sản xuất: 2.036 đồng/kg, giảm 840 đồng, lợi nhuận 6,2 triệu đồng/ha, cao hơn 1,6 lần so với sản xuất đại trà.

- Rau - màu: Các loại cây rau màu (dưa hấu, dưa leo, đậu đũa, cô ve, cải thìa,…), sử dụng hạt giống ưu thế lai (F1), chất lượng cao cùng với việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác như: sử dụng màng phủ nông nghiệp, sử dụng thuốc trừ sâu vi sinh góp phần cải thiện năng suất và chất lượng rau. Trong đó, mô hình rau an toàn đã từng bước giúp nông dân quản lý sâu bệnh theo phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), sử dụng thuốc trừ sâu vi sinh, đồng thời tuân thủ tốt thời gian cách ly của từng loại thuốc; mô hình trồng rau trong nhà lưới với quy mô nhỏ, không sử dụng

thuốc trừ sâu giúp rau có màu sắc đẹp hơn so với canh tác bình thường được người tiêu dùng ưa chuộng. Kết quả cho thấy mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao (lãi bình quân 10.000.000 – 15.000.000 đồng/1.000m2/năm), sản phẩm an toàn đối với người tiêu dùng.

+ Cây lâu năm:

Cây ăn trái: 5.278 ha, đạt 101% kế hoạch, tăng 1.068 ha so với năm 2005. Tập trung chủ yếu vào việc cải tạo vườn tạp và mở rộng diện tích sản xuất; đặc biệt là hai giống xoài Cát Hòa Lộc và Cát Chu, từng bước hình thành vùng chuyên canh tập trung. Qua đó, nhiều biện pháp kỹ thuật mới được ứng dụng như: tuyển chọn cây đầu dòng, sử dụng cây giống bằng kỹ thuật chiết, ghép giúp cây cho trái sớm hơn; xử lý ra hoa vụ nghịch để giảm áp lực về giá khi thu hoạch tập trung; áp dụng kỹ thuật bao trái, sử dụng phân hữu cơ để nâng cao chất lượng sản phẩm theo hướng (GAP) và giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật; áp dụng chế phẩm Trichoderma để phòng trừ bệnh trên cây có múi; áp dụng quy trình xử lý tiền thu hoạch và sau thu hoạch trên xoài thông qua xây dựng vườn cây ăn trái kiểu mẫu với diện tích 50 ha ở xã Mỹ Xương để từng bước nâng cao chất lượng xoài thương phẩm.

+ Nuôi trồng thủy sản:

Phát triển thủy sản được xác định là thế mạnh thứ hai sau cây lúa và đã tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp. Nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh với nhiều loại hình phong phú như nuôi cá tra ao, hầm, bãi bồi, nuôi cá điêu hồng trong lồng, bè, nuôi tôm càng xanh, cá trên ruộng lúa... cho sản lượng cao.

Bảng 3.6. Diện tích và sản lượng thủy sản giai đoạn 2005 - 2010

Năm Diên tích nuôi trồng (ha) Sản lượng (tấn)

2005 995 21.740

2010 1500 45.000

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Cao Lãnh, 2010)

Qua Bảng 3.6 cho thấy:

Diện tích nuôi thủy sản 1.500 ha, đạt 107% kế hoạch, tăng 505 ha so với năm 2005; tổng sản lượng 45.000 tấn, đạt 108% kế hoạch, tăng 23.260 tấn so với năm 2005. Đối tượng nuôi chủ yếu được tập trung phát triển mạnh là cá tra và tôm càng xanh. Trên địa bàn huyện hiện có 01 trang trại nuôi cá sấu được tổ chức CITES cấp phép xuất khẩu trực tiếp.

Trong thời gian qua, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: chọn lựa con giống, kỹ thuật nuôi luôn được chú trong và áp dụng triệt để, đặc biệt chuyển từ sử

dụng con giống tự nhiên sang sử dụng con giống nhân tạo giúp người nuôi chủ động hơn trong việc lựa chọn con giống tốt, sử dụng thức ăn tự chế biến sang thức ăn công nghiệp, đã từng bước giảm thiệt hại nguồn lợi thủy sản do khai thác để làm thức ăn cho đối tượng nuôi, giúp rút ngắn thời gian nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sinh sản nhân tạo các loài cá đồng bằng phương pháp sử dụng kích dục tố (hormon), nhân rộng mô hình nuôi cá kết hợp trồng lúa và trồng sen trong mùa nước nổi, đã thu lãi từ 10.000.000 – 12.000.000 đồng/ha, cao gấp 1,5 lần so với trồng lúa.

+ Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất:

Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất được quan tâm thực hiện; Huyện chủ động phối hợp với các Viện Nghiên cứu, Trường Đại học tổ chức khảo nghiệm, chuyển giao sử dụng các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, phẩm chất tốt; tổ chức Hội thảo, học tập, sinh hoạt câu lạc bộ, trao đổi kinh nghiệm cho nông dân; triển khai thực hiện các chương trình, dự án phục vụ sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp. Toàn huyện có 181 máy gặt đập liên hợp, 63 máy gặt xếp dãy, 41 máy sấy lúa và 2.846 dụng cụ sạ hàng, nâng diện tích lúa áp dụng biện pháp sạ hàng lên 36,3%, thu hoạch bằng cơ giới 60,5%, sản lượng lúa Hè thu qua sấy 25%, diện tích lúa giảm giá thành, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật là 79,2%.

Ø Hiệu quả về xã hội:

- Tăng năng suất lao động do việc thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất.

- Từng bước thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý đáp ứng nhu cầu thị trường và trình độ lao động địa phương. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất tạo nền tảng cho việc hình thành một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn. Phát triển nông nghiệp hàng hóa lớn theo định hướng thị trường góp phần làm tăng các hoạt động dịch vụ, thương mại trong nông nghiệp vừa góp phần tăng thu nhập và tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi tại địa phương.

- Sản phẩm nông nghiệp sản xuất theo hướng an toàn tạo ra sản phẩm sạch và chất lượng cho người tiêu dùng góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

- GDP bình quân đầu người tăng từ 2,61 triệu đồng năm 2000 lên 5,58 triệu đồng năm 2005 và năm 2010 là 14,65 triệu đồng;

- Đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp, trình độ thâm canh trong sản xuất nông nghiệp đã đạt ở mức cao việc chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp là đòi hỏi cấp bách trong nhưng năm tới.

Ø Hiệu quả về môi trường:

- Tỷ lệ che phủ: Diện tích rừng trồng ở huyện Cao Lãnh chủ yếu là rừng sản xuất. Năm 2010 toàn huyện Cao Lãnh có 1.524,48 ha rừng tập trung, để điều hòa môi sinh, phục vụ du lịch, hàng năm tiến hành khai thác và trồng mới 100 ha (Phòng Nông nghiệp huyện Cao Lãnh, 2010); vận động, hỗ trợ người dân trồng mới một triệu cây xanh, cây phân tán để tăng độ che phủ.

Qua kết quả điều tra, thu thập số liệu thực tế được trình bày trong Bảng 3.7 cho thấy độ che phủ huyện Cao Lãnh năm 2010 là 16%, tăng 3% so với năm 2005, tỷ lệ che phủ tuy có tăng lên nhưng nhìn chung vẫn còn thấp. Do huyện Cao Lãnh có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nên diện tích rừng trồng ít, diện tích trồng cây lâu năm chưa được khai thác hết tiềm năng. Hệ số sử dụng đất ít có sự thay đổi. Năm 2005 hệ số sử dụng đất là 2,2 lần đến năm 2010 là 2,32 lần, hệ số sử dụng đất có tăng nhưng không đáng kể là do diện tích các vùng có khả năng sản xuất liên tiếp 3 vụ là không lớn lắm.

Bảng 3.7 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng đất về môi trường

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010

Hệ số sử dụng đất (lần) 2.2 2.32

Độ che phủ (%) 13 16

(Nguồn: Kết quả tính toán từ thu thập số liệu thứ cấp)

- Vấn đề sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật: Trong những năm gần đây tình hình sâu rầy và các loại bệnh khác diễn ra rất mạnh làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng; việc thâm canh tăng vụ được áp dụng triệt để nên đất sau mỗi vụ mùa thường mất đi nhiều chất dinh dưỡng. Do đó, việc phun thuốc bảo vệ thực vật và sử dụng phân bón hóa học trong canh tác là điều không thể thiếu và thực sự cần thiết. Đa số người dân còn chưa có hiểu biết cặn kẽ về cách dùng, liều lượng của thuốc bảo vệ thực vật nên thường dùng thuốc quá liều gây ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước mặt, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân trong vùng.

- Về vấn đề ô nhiễm nước do nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện: theo báo cáo hiện trạng môi trường Đồng Tháp giai đoạn 2005-2009 tỉnh Đồng Tháp thì nước mặt nuôi trồng thủy sản qua các năm quan trắc có đặc điểm sau:

+ BOD, COD vượt chuẩn lần lượt từ 4,8 – 9 lần và 2,8 – 5,2 lần, dao động ổn định từ 29 – 53,75 mg/l và 42 – 78,5 mg/l;

+ SS tăng dần qua các năm, vượt chuẩn từ 2,2 – 5 lần và ổn định từ năm 2008 – 2009 với giá trị dao động trong khoảng 104 – 148,5 mg/l.

Các ao cá công nghiệp quan trắc không có hệ thống xử lý nước thải, bùn thải nên mức độ ô nhiễm khá cao so với Quy chuẩn Việt Nam 08/2009/BTNMT cột A:

+ BOD5 vượt từ 4,5 –10 lần, dao động từ 27– 60 mg/l; + COD vượt từ 2,7 – 4,7 lần,dao động từ 40 – 70 mg/l; + SS vượt từ 5,7 – 6,6 lần, dao động từ 172 – 198 mg/l;

+ NO2- vượt từ 2,1 – 26,2 lần, dao động từ 0,042 – 0,532 mg/l; + NO3- vượt từ 3 – 6,5 lần, dao động từ 15,32 – 32,46 mg/l; + N-NH4+ vượt từ 2,25 – 4,25 lần, dao động từ 0,45 – 0,85 mg/l;

+ Coliform vượt từ 14 – 480 lần, dao động từ 7x104 – 24x105 MPN/100ml.

Các chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau: chất thải trong quá trình chăn nuôi gia súc, gia cầm; chất thải từ các bè cá; lượng thức ăn dư thừa từ các bè cá; xác cá chết bị vứt bừa bãi ra sông, rạch...

Như vậy, các hoạt động của quá trình phát triển nông nghiệp đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nguồn nước mặt.

Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển theo hướng bền vững, đi vào chiều sâu, bằng việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, các dự án chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ giới hóa nông nghiệp, các mô hình sản xuất hiệu quả cao, nhờ vậy năng suất, sản lượng lúa liên tục tăng; cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả từng bước phát triển và phát huy hiệu quả theo hướng tiêu thụ khá ổn định thông qua Chợ đầu mối trái cây Mỹ Hiệp. Thủy sản phát triển mạnh cả về diện tích, năng suất và sản lượng, từng bước tạo được vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Đạt được những thành tựu trên là do:

- Chính sách đầu tư: kinh tế - xã hội cả nước không ngừng phát triển, nhiều Chương trình, Dự án của Trung ương, Tỉnh đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện, nhất là các công trình xây dựng cơ bản phục vụ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện. Được sự quan tâm, hỗ trợ trực tiếp từ chính quyền các cấp, sự nỗ lực phấn đấu của ngành nông nghiệp huyện cùng với sự vận động, hỗ trợ tích cực của các đoàn thể từ huyện đến cơ sở tạo nên sự đồng thuận cao từ người dân, góp phần tích cực vào việc hoàn thành các chỉ tiêu đề ra. - Chuyển giao khoa học, kỹ thuật trong sản xuất: Ngành nông nghiệp huyện trong thời gian qua đã tiến hành triển khai đồng bộ các chương trình để đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật đến nông dân và xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, dần dần giúp nông dân thay đổi tập quán canh tác từ áp dụng các biện pháp sản xuất truyền thống sang áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, từ đó góp phần cải thiện đáng kể thu nhập cho nông dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quy trình thẩm định phương án quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện (Trang 44 - 52)