đoạn 2001 - 2010 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 - 2010
- Về kinh tế: Trong giai đoạn 2001 - 2010 kinh tế tăng trưởng khá. Lĩnh vực nông nghiệp phát triển khai thác tốt tiềm năng địa phương và phù hợp với tình hình xu hướng biến đổi khí hậu hiện nay. Cơ cấu kinh tế đang dần chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giá trị kinh tế được tăng lên do chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp sang phát triển công nghiệp và dịch vụ. GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành tăng từ 2,8 triệu đồng năm 2000 lên 5,75 triệu đồng năm 2005 và 15,65 triệu đồng năm 2010, tương đương với giá so sánh 1994 là 2,4 triệu đồng (#223 USD) năm 2000, 3,91 triệu đồng (#354 USD) năm 2005 và 7,48 triệu đồng (#677 USD) năm 2010, bình quân tăng 15,05%/năm trong giai đoạn 2000 - 2005 và 22,3%/năm trong 5 năm gần đây, bình quân tăng 18,65%/năm trong 10 năm.
Các chỉ số trên cho thấy thu nhập bình quân đầu người của dân huyện Cao Lãnh tăng khá nhanh; quan trọng hơn là mức chênh lệch thu nhập giữa người thành thị và nông thôn giảm từ 1,49 lần năm 2000 còn 1,12 lần năm 2010, cho thấy thu nhập và đời sống nông dân được cải thiện dần nhưng vẫn còn nhiều cách biệt với người dân khu vực phi nông nghiệp.
Tuy nhiên, giai đoạn 2006 - 2010 còn những mặt hạn chế và yếu kém với nhiều nguyên nhân như: kinh tế của huyện tuy tăng trưởng khá nhưng thiếu ổn định và chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (tăng trưởng bình quân 5 năm là 14,43%/KH 16%); riêng năm 2010 đạt 13,14%/KH theo lộ trình 18,53%); cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm (năm 2010 khu vực 1 chiếm 67,47%; khu vực 2 chiếm 12,45% và khu vực 3 chiếm 20,08%; trong khi kế hoạch theo thứ tự là 44,07%; 19,66% và 36,27%); đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở nông thôn chưa được cải thiện nhiều. Trên lĩnh vực nông nghiệp do thời tiết, dịch bệnh diễn biến không thuận lợi, giá vật tư đầu vào tăng cao, giá tiêu thụ sản phẩm thường không ổn định nên sản xuất còn nhiều yếu tố rủi ro. Huyện mang đặc thù nông nghiệp, thiếu những tiềm năng và lợi thế cạnh tranh để phát triển; công nghiệp còn yếu kém.
- Về xã hội: Vấn đề việc làm và thu nhập của người dân được cải thiện ở khu vực nông thôn, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể: năm 2000 là 12,14% giảm còn 9,6% năm 2006 và đến năm 2010 tỷ lệ này chỉ còn 3,2 %. Tuy nhiên, còn một số khu vực đang tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực 1 nông nghiệp sang khu vực 2 công
nghiệp vẫn chưa giải quyết tốt vấn đề việc làm cho người dân sau khi thu hồi đất. Các công trình, dự án được đăng ký trong quy hoạch sử dụng đất chưa thực hiện do thiếu nguồn vốn đầu tư. Nguồn thu ngân sách địa phương thấp, thiếu vốn đầu tư cho phúc lợi công cộng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân chậm được nâng cao, một bộ phận dân nghèo nông thôn còn khó khăn. Công tác thống kê, tư vấn về lao động, việc làm, xóa nghèo ở cơ sở còn hạn chế; tỷ lệ hộ nghèo giảm chậm, nguy cơ tái nghèo cao.
- Về môi trường: Vấn đề ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm do bố trí hệ thống canh tác hợp lý, mặt khác ngành nông nghiệp huyện đang tiến hành áp dụng những kỹ thuật mới trong sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm sạch mang thương hiệu địa phương. Tuy nhiên vấn đề môi trường từ các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung và môi trường nước do hoạt động công nghiệp trên địa bàn vẫn chưa có giải pháp giải quyết tốt. Tỷ lệ người dân có nước sạch sử dụng vẫn còn thấp (26% năm 2010), nhất là ở khu vực nông thôn.