Các yếu tố tác động từ phía cộng đồng đến kết quả thực hiện quy hoạch,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quy trình thẩm định phương án quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện (Trang 55 - 58)

hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 – 2010

v Khu vực sản xuất nông nghiệp

Các yếu tố tác động từ phía cộng đồng đến kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 – 2010 cho khu vực sản xuất nông nghiệp huyện Cao Lãnh gồm 5 yếu tố: hiệu quả kinh tế, nhu cầu thị trường, nguồn vốn, chính sách của nhà nước và quy trình, kỹ thuật sản xuất.

36% 30% 17% 10% 7% Kinh tế Thị trường Vốn Chính sách Kỹ thuật sản xuất

Qua Hình 3.2 cho thấy: có đến 36% số hộ cho biết hiệu quả kinh tế là yếu tố hàng đầu quyết định đến sự thay đổi trong việc sử dụng đất đai; 30% số hộ cho biết nhu cầu thị trường là yếu tố quan trọng quyết định sự thay đổi sử dụng đất; 17% số hộ cho biết khả năng nguồn vốn là yếu tố quyết định sự thay đổi sử dụng đất; 10% số hộ cho biết chế độ và chính sách ưu đãi dành cho nông dân khi tham gia sản xuất theo mô hình mới là yếu tố quyết định đến sự thay đổi sử dụng đất và 7% số hộ còn lại cho biết quy trình kỹ thuật sản xuất là yếu tố quyết định sự thay đổi sử dụng đất.

+ Hiệu quả kinh tế:

Hiệu quả kinh tế đối với người nông dân là đạt được lợi nhuận cao nhất với mức độ đầu tư thấp nhất.

Phương án quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp huyện Cao Lãnh giai đoạn 2001 – 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 - 2010 nhằm hướng đến mục tiêu tăng thu nhập cho nông dân thông qua việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Do đó, phương án quy hoạch đã đạt được sự đồng thuận cao từ phía người dân, các chỉ tiêu đề ra trong kỳ quy hoạch hầu hết đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra.

+ Nhu cầu thị trường:

Thị trường là một nhân tố vô cùng quan trọng của mọi ngành sản xuất kinh doanh. Hiện nay, cả thị trường đầu vào và đầu ra của sản xuất hàng hóa ngày càng được mở rộng và có tác động to lớn đến phát triển sản xuất. Tuy nhiên, phần lớn vẫn còn mang tính tự phát, thiếu định hướng, ngẫu nhiên và thiếu sự vận hành đồng bộ. Điều này đã gây không ít trở ngại, bất lợi cho nông dân và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản. Trong công tác quy hoạch thì yếu tố thị trường cũng là một yếu tố có tác động không nhỏ đến định hướng phát triển sản xuất của địa phương. Ngoài ra, thị trường cũng là yếu tố vừa tạo nên sự thành công vừa cũng có thể gây ra sự thất bại trong công tác thực hiện quy hoạch.

Trong thời gian qua, do giá cá tra nguyên liệu tăng, một số hộ dân tại huyện Cao Lãnh đã tự ý phát triển các vùng nuôi cá tra không theo quy hoạch với tốc độ nhanh nên việc triển khai quy hoạch không theo kịp tiến độ thực tế. Việc phát triển không theo quy hoạch này đã dẫn đến tình trạng giá cá tra nguyên liệu sụt giảm mạnh do cung vượt cầu, ảnh hưởng lớn đến người nuôi. Đối với yếu tố này thì cần phải có sự tham gia của cơ quan quản lý nhà nước để định hướng và dự báo về thị trường cho người dân yên tâm đầu tư sản xuất. Mặt khác, người dân cần phải đảm bảo phát triển sản xuất đúng theo quy hoạch đã được phê duyệt, không chạy theo lợi ích trước mắt nhằm đảm bảo lợi ích cho hộ sản xuất nói riêng và lợi ích xã hội nói chung.

+ Nguồn vốn:

Vốn để tái đầu tư sản xuất đối với người dân là một yêu cầu cấp thiết. Hiện nay, đa số người dân vẫn còn phải đối mặt với việc thiếu vốn để mua sắm các tư liệu sản xuất, trong khi giá cả các loại hàng hóa khác những năm gần đây lại có xu hướng tăng cao. Vấn đề nguồn vốn cần phải được sự quan tâm hỗ trợ của địa phương trong công tác lập và thực hiện quy hoạch, nhất là khi phương án quy hoạch phát triển cần có sự đầu tư từ cơ bản, ví dụ như thay đổi quy trình sản xuất hay chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất kém hiệu quả sang cơ cấu sử dụng đất khác có hiệu quả hơn. Có như vậy phương án quy hoạch mới nhận được sự đồng thuận từ phía người dân và có khả năng đạt được sự thành công.

+ Quy trình kỹ thuật sản xuất:

Được sự quan tâm hỗ trợ từ các cấp chính quyền địa phương về công tác chuyển giao khoa học công nghệ, áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất từ khâu gieo trồng đến thu hoạch. Do đó, người nông dân luôn được tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Áp dụng những tiến bộ mới về khoa học kỹ thuật trong sản xuất, thay đổi các mô hình sản xuất theo hướng tập trung, an toàn là những giải pháp giúp người dân dần thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, nhỏ lẻ, hướng đến một nền sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng, dần tạo nên thương hiệu và sức cạnh tranh trên thị trường.

+ Chính sách cho người nông dân:

Để thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đạt được thành công theo mục tiêu quy hoạch, ngoài yếu tố đồng thuận từ phía người dân còn phải kể đến sự quan tâm giúp đỡ của ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương đã kịp thời có những chính sách hỗ trợ cho người nông dân như: hỗ trợ về giống, phân, thuốc; hỗ trợ về kỹ thuật; hỗ trợ về vốn vay khi chuyển sang thực hiện mô hình mới; hỗ trợ vốn mua sắm thiết bị phục vụ cơ giới hóa trong sản xuất từ khâu gieo trồng đến thu hoạch. Do đó, nông dân luôn yên tâm và mạnh dạn đầu tư sản xuất theo mô hình được khuyến cáo của Phòng Nông nghiệp huyện.

v Khu vực công nghiệp, xây dựng

Giai đoạn 2001 – 2010 khu vực công nghiệp, xây dựng huyện Cao Lãnh có tăng trưởng nhưng còn chậm (năm 2010 khu vực II chiếm 12,45% trong khi kế hoạch là 19,66%). Mục tiêu phát triển kinh tế giai đoạn này gắn với định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do đó, vấn đề quan tâm của địa phương là làm sao để đạt được mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng các ngành khu vực 1, tăng dần tỷ trọng các ngành khu vực 2 và 3 thông qua việc triển khai, xây dựng mở rộng các cụm công nghiệp trên địa bàn và tiến hành kêu gọi đầu tư. Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động sau quy hoạch được hẹn lại đến khi hoàn thành dự án. Tuy

nhiên, một số công trình, dự án trên địa bàn huyện vẫn chậm được triển khai, nguyên nhân chủ yếu là do chưa đạt được sự đồng thuận với người dân về mức giá bồi thường, hoặc khi đạt được sự đồng thuận thì lại không có khả năng chi trả nên luôn gây khó khăn về sau và đòi hỏi phải thương lượng lại khi mức giá thị trường tăng. Bên cạnh đó, mỗi dự án từ lúc triển khai đến khi hoàn thành mất thời gian ít nhất từ 3 đến 5 năm. Trong thời gian này thì cuộc sống của những hộ dân bị mất đất hoàn toàn dựa vào số tiền được bồi thường, hỗ trợ từ diện tích đất bị thu hồi đất. Tuy nhiên, số tiền bồi thường, hỗ trợ chưa đủ để người dân có thể tái đầu tư, tạo lập lại cuộc sống như lúc trước, tạo ra một lượng lớn lao động không có việc làm; một số công trình, dự án cụm công nghiệp hoàn thành đưa vào hoạt động (cụm công nghiệp cần Lố giai đoạn 1 đã đi vào hoạt động từ quý IV 2010) cũng không tạo ra cơ hội việc làm cho người dân vì chất lượng lao động không đáp ứng điều kiện của nhà tuyển dụng.

Vấn đề giá cả bồi thường không hợp lý, công ăn việc làm không được giải quyết đã gây ra những hiệu ứng tiêu cực lây lan sang khu vực các công trình, dự án khác trên địa bàn huyện sắp được triển khai, tạo ra khó khăn và áp lực rất lớn cho chính quyền địa phương khi tiếp xúc với dân trong quá trình giải quyết các chế độ, chính sách triển khai công tác giải phóng mặt bằng, tiến độ triển khai dự án đầu tư theo đó cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng và gây ra những vấn đề khó khăn về sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quy trình thẩm định phương án quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)