a. Hiệu quả sử dụng đất về mặt kinh tế
Là một huyện chủ yếu sản xuất nông nghiệp, trong những năm qua huyện Cao Lãnh đã tập trung cho sản xuất nông nghiệp để phát triển kinh tế. Ước tính giá trị tăng thêm 2011 theo giá cố định là 8.895,795 tỷ đồng, tăng 59,626 tỷ đồng so với năm 2010, chiếm 51,98% cơ cấu GDP, trong đó tốc độ tăng trưởng là 7,13%, tăng 2,13% so với với kế hoạch. Hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất được đánh giá dựa trên kết quả điều tra cộng đồng phân theo vùng quy hoạch sản xuất và được phân tích, đánh giá cho các mô hình canh tác chính. Theo kết quả điều tra thực tế vùng quy hoạch nông nghiệp trên địa bàn huyện Cao Lãnh có 04 mô hình canh tác chính: 2 lúa – màu, 2 lúa – cá, chuyên canh cây ăn trái và chuyên nuôi trồng thủy sản (cá tra, cá basa và tôm càng xanh). Ngoài ra trên địa bàn còn có các mô hình như canh tác lúa 3 vụ và nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa với qui mô nhỏ.
Ø Hiệu quả sử dụng đất từ mô hình lúa – màu
Cùng với lúa, hoa màu cũng là thế mạnh của vùng để tạo nguồn thu nhập cao hơn cho người dân trong sản xuất với mục đích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế. Định hướng phát triển theo hướng tập trung với 2 loại cây trồng chính là: cây mè, đậu nành và một số cây công nghiệp ngắn ngày khác.
Trong những năm gần đây, diện tích trồng đậu nành ngày càng giảm dần do cây đậu nành sâu bệnh nhiều, giá cả không ổn định. Đầu năm 2010 diện tích trồng đậu nành của huyện là 1.442 ha đến nay chỉ còn khoảng 400 ha. Ngược lại, diện tích trồng mè 537 ha năm 2010 đến giữa năm 2012 tăng lên 1.012 ha. Năng suất bình quân từ 1,2 - 1,4 tấn/ha tăng khoảng 200 kg/ha so với năm 2010.Cây mè thích hợp cho cơ cấu luân canh 2 lúa - 1 màu, vùng đất có cơ cấu nhẹ, thoát nước tốt. Đây cũng là loại cây trồng ít tốn công chăm sóc, có khả năng chịu hạn tốt, chịu được điều kiện biến đổi khí hậu, thời gian sinh trưởng ngắn, thích nghi rộng, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên nền đất lúa trong thời gian tới.
Hiệu quả kinh tế từ mô hình lúa màu được trình bày trong Bảng 3.8.
Bảng 3.8 Hiệu quả kinh tế cơ cấu Lúa - Màu
Cơ cấu Tổng thu
(đ/ha) Tổng chi (đ/ha) Lợi nhuận (đ/ha) B/C Lúa ĐX 50.168.234 11.136.601 39.031.633 3,5 Mè XH 46.242.367 9.394.376 36.847.991 3,9 Lúa TĐ 37.755.809 15.318.051 22.437.758 1,4 Tổng 134.166.410 35.849.028 98.317.382 2,7
(Nguồn: Điều tra nông hộ huyện Cao Lãnh năm 2012)
Qua Bảng 3.8 cho thấy mức độ đầu tư cho lúa Đông xuân trung bình là 11.136.601 đồng/ha/năm; lúa Thu đông trung bình là 15.318.051 đồng/ha/năm và đầu tư cho cây mè trung bình là 9.394.376 đồng/ha/năm. Mức độ đầu tư trung bình trên 1 ha diện tích cây mè tương đối thấp so với mức trung bình đầu tư cho lúa Đông xuân và lúa Hè thu. Mặt khác, theo kết quả tính toán thực tế từ các hộ dân được phỏng vấn cho thấy hiệu quả kinh tế của mô hình trồng mè cao hơn nhiều so với lúa Hè thu (nếu canh tác lúa 3 vụ) vì lúa năng suất bình quân khoảng 5,8 tấn/ha, giá bán 5.400 đồng/kg, tổng thu nhập 31.320.000 đồng/ha. Sau khi trừ chi phí lợi nhuận khoảng 18.020.000 đồng/ha. Như vậy, nếu so sánh với lúa Hè thu thì hiệu quả cây mè cao hơn khoảng18.827.991 đồng/ha. Luân canh một vụ màu giữa hai vụ lúa, nguồn thu nhập của người dân cao hơn nhiều so với độc canh cây lúa. Xét về hiệu quả sử dụng đồng vốn thì vụ mè đạt hiệu quả trong sử dụng đồng vốn cao nhất (B/C = 3,9) trong 3 vụ, kế đến là vụ lúa Đông xuân (B/C = 3,5) và hiệu quả sử dụng đồng vốn thấp nhất là vụ Thu đông (B/C = 1,4). Hiệu quả trong sử dụng đồng vốn cho cả mô hình tương đối cao (B/C = 2,7), cho thấy người dân ngày càng có những tiến bộ đáng kể trong việc chuyển đổi và áp dụng các phương thức canh tác có hiệu quả, không ngừng nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích.
Đặc điểm sinh thái nổi bật của mô hình này là mang lại hiệu quả kép vừa nâng cao thu nhập cho người dân vừa cắt mầm bệnh lưu tồn trên ruộng lúa, cải tạo đất đai, tạo điều kiện tốt cho sản xuất lúa vụ Thu đông.
Ø Hiệu quả sử dụng đất từ mô hình lúa – cá
Nuôi cá trên ruộng lúa trong mùa nước nổi thay cho vụ lúa Thu đông kém hiệu quả đã được nông dân áp dụng ở từ rất lâu tại các xã vùng trũng như Mỹ Thọ, Bình Hàng Trung, Phương Trà thuộc huyện Cao Lãnh. Các loại cá giống được thả như: cá chép, mè trắng, mè vinh, rô phi. Mô hình này góp phần thay đổi tập quán từ sản xuất độc
canh 3 vụ lúa/năm, chuyển sang hình thức luân canh lúa - cá mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiệu quả kinh tế từ mô hình lúa – cá được trình bày chi tiết trong Bảng 3.9.
Bảng 3.9 Hiệu quả kinh tế cơ cấu Lúa - cá
Cơ cấu Tổng thu
(đ/ha) Tổng chi (đ/ha) Lợi nhuận (đ/ha) B/C Lúa ĐX 52.417.307 11.410.488 41.006.819 3,6 Lúa HT 41.785.937 14.997.061 26.788.876 1,8 Cá 26.004.166 5.585.120 20.419.046 3,7 Tổng 120.207.410 31.992.669 88.214.741 2,8
(Nguồn: Điều tra nông hộ huyện Cao Lãnh năm 2012)
Qua Bảng 3.9 cho thấy mức độ đầu tư cho lúa Đông xuân trung bình là 11.410.488 đồng/ha/năm; mức độ đầu tư cho lúa Hè thu trung bình 14.997.061 đồng/ha/năm, cao hơn mức độ đầu tư cho lúa Đông xuân trung bình là 3.586.573 đồng/ha/năm và đầu tư cho cá trung bình là 5.585.120 đồng/ha/năm. Mức độ đầu tư cho cá là thấp nhất vì mô hình lúa - cá tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên như: rong, tảo, sâu, rầy... làm thức ăn cho cá. Thêm một lợi ích khác là bảo vệ được môi trường, tạo điều kiện cho cá trong tự nhiên phát triển. Ngoài ra, nhờ nuôi cá trong ruộng lúa sẽ làm đất luôn tơi xốp, cung cấp lượng phân cá cho ruộng lúa làm giảm chi phí phân bón và tăng năng suất lúa, nuôi cá ruộng lúa thì đồng ruộng vẫn nhận được phù sa, năng suất lúa vụ sau tăng nhờ chất thải của cá. Mặt khác, ốc bươu vàng bị cá tiêu diệt triệt để nên khi xuống giống vụ lúa Đông xuân nông dân khỏi phải tốn chi phí thuốc diệt ốc, vừa giảm tác hại đến môi trường, vừa giảm chi phí, nên mô hình này mang tính bền vững. Đánh giá về lợi nhuận, tuy vụ cá không mang lại lợi nhuận cao bằng vụ lúa Đông xuân hay vụ lúa Hè thu nhưng xét về hiệu quả trong việc sử dụng đồng vốn của người dân thì hiệu quả nhất trong 3 vụ (B/C = 3,7). Hiệu quả sử dụng đồng vốn cho cả mô hình cũng đạt khá cao (B/C = 2,8) cho thấy người dân có sự đầu tư một cách hợp lý trong sản xuất. Mô hình lúa – cá còn có thể nhân rộng ở nhiều vùng có điều kiện tự nhiên tương tự. Đó cũng là cách giúp người dân nâng cao thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích và giúp người dân vùng lũ sống chung với lũ.
Ø Hiệu quả sử dụng đất từ mô hình chuyên canh cây ăn trái
Bên cạnh cây lúa, vườn cây ăn trái là thế mạnh thứ hai trong ngành trồng trọt với diện tích 6.327,12 ha chiếm 16,34% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó, 3.521 ha trồng xoài, đa phần là xoài Cát Chu và xoài Cát Hòa Lộc, còn lại trồng nhãn, chanh, ổi, bưởi và một số loại cây ăn trái khác.
Xoài Cát Hòa Lộc cho năng suất khá ổn định, trung bình khoảng 100kg/cây/năm (cây 10 năm tuổi). Cây có thể cho quả sau 3-4 năm trồng, mùa vụ thu hoạch tập trung từ tháng 3 đến tháng 5 dương lịch, nếu áp dụng các biện pháp xử lý ra hoa sớm thì có thể thu hoạch vào tháng 11 đến tháng 1 dương lịch. Xoài Cát Chu có đặc tính dễ ra hoa, đậu quả và cho năng suất cao. Giống xoài này có thể đạt năng suất 400 kg/cây/năm (cây 10 năm tuổi) và khá ổn định. Cây có thể cho quả sau 3-4 năm trồng, thời gian thu hoạch tập trung vào tháng 3 đến tháng 5 dương lịch, nếu áp dụng các biện pháp xử lý ra hoa sớm có thể thu hoạch từ tháng 9 dương lịch (Đỗ Minh Hiền, Nguyễn Thanh Tùng, Huỳnh Văn Vũ, 2006).
Kết quả điều tra nông hộ và phân tích về hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng xoài của nông dân huyện Cao Lãnh được thể hiện trong Bảng 3.10.
Bảng 3.10 Hiệu quả kinh tế cơ cấu chuyên canh cây ăn trái Tổng thu (đ/ha) Tổng chi (đ/ha) Lợi nhuận (đ/ha) B/C 162.446.139 52.690.015 109.756.123 2,2
(Nguồn: Điều tra nông hộ huyện Cao Lãnh năm 2012)
Qua Bảng 3.10 cho thấy mức độ đầu tư cho vườn xoài trung bình là 52.690.015 đồng/ha/năm, mức đầu tư này tương đối cao hơn nhiều so với mức đầu tư cho các mô hình khác trên cùng một đơn vị diện tích. Mức đầu tư bao gồm chi phí các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng, thuốc kích thích ra hoa, đậu trái, giấy bao trái, chi phí thuê mướn lao động trong quá trình chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển và chi phí phát sinh khác. Tuy mức đầu tư cho cây xoài tương đối cao nhưng bù lại, lợi nhuận thu được từ cây xoài cũng rất cao. Từ kết quả điều tra nông hộ, trung bình mỗi vườn xoài thu hoạch khoảng 4 - 5 đợt, năng suất trung bình từ 70- 75 kg/cây. Thu nhập trung bình khoảng 162.446.139 đồng/ha/năm, trừ chi phí các hộ có lãi trung bình khoảng 109.756.123 đồng/ha/năm. Xét về hiệu quả trong sử dụng đồng vốn thì mô hình chuyên cây ăn trái có hiệu quả đồng vốn tương đối khá (B/C = 2,2).
Hiện nay, các hộ nhà vườn ở 3 ấp Mỹ Thạnh, Mỹ Thới, Mỹ Hưng Hòa của xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã liên kết thành lập Hợp tác xã xoài Mỹ Xương sản xuất theo hướng GlobalGAP, nhằm tổ chức lại sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, vừa đủ sức cạnh tranh với thị trường, vừa tạo môi trường phát huy hiệu quả kinh tế nhà vườn của hộ nông dân, đồng thời từng bước tạo thương hiệu và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm xoài Mỹ Xương. Ngoài ra, Hợp tác xã xoài Mỹ Xương phối hợp cùng ngành chuyên môn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân, từng bước sản xuất xoài theo hướng GAP có sổ nhật ký ghi chép từng giai
đoạn sản xuất và đang hoàn thành cơ sở vật chất như nhà kho, nhà sơ chế…, để tiến đến kết hợp với Viện Cây ăn quả miền Nam xin chứng nhận GlobalGAP cho xuất khẩu xoài Mỹ Xương ra nước ngoài.
Ø Hiệu quả sử dụng đất từ nuôi trồng thủy sản
Do lợi thế địa hình sông nước nên thủy sản được coi là thế mạnh thứ hai sau cây lúa trên địa bàn huyện Cao Lãnh. Nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh với nhiều loại hình phong phú như nuôi cá tra ao, hầm, bãi bồi, nuôi cá điêu hồng trong lồng, bè, nuôi tôm càng xanh, cá trên ruộng lúa... cho sản lượng cao. Đây là một tiềm năng lớn để phát triển thành vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm. Diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện tăng theo từng năm tính đến cuối năm 2010 diện tích nuôi thủy sản toàn huyện đạt 1.605 ha, tăng 805 ha so với năm 2005, tổng sản lượng 50.122 tấn, tăng 25.383 tấn so với năm 2005, chủ yếu là nuôi cá tra, cá ba sa và tôm càng xanh.
- Vùng nuôi cá tra thương phẩm: tính đến đầu tháng 6/2012 tổng diện tích nuôi cá tra thương phẩm là 314,19 ha, trong đó diện tích nuôi theo quy hoạch 190,3 ha, diện tích nuôi ngoài quy hoạch 123,89ha (có 3,69 ha sạt lở và 33,73 ha chuyển sang ương giống) tăng 57,42 ha so với năm 2009 (khi bắt đầu thực hiện quy hoạch) tập trung ở xã Tân Hội Trung và Mỹ Hiệp. Năng suất bình quân từ 300 – 350 tấn/ha (đất bãi bồi). Do giá cá thương phẩm thường xuyên biến động, giá thức ăn liên tục tăng làm giá thành cũng dao động nên lợi nhuận không ổn định. Trên địa bàn huyện hiện có 3 cơ sở, chiếm 43,22 ha diện tích nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn GlobalGAP gồm: Trung tâm Giống thủy sản Đồng Tháp, Công ty Cổ phần Docifish và Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn.
- Vùng nuôi tôm càng xanh: đến thời điểm tháng 6/2012 tổng diện tích vùng nuôi tôm càng xanh là 142,29 ha, trong đó diện tích nuôi theo quy hoạch 84,03 ha, diện tích nuôi ngoài quy hoạch 58,26 ha (trong đó có 19,04 ha ương cá giống), tăng 49,59 ha so với năm 2009 (khi bắt đầu thực hiện quy hoạch).
Để đẩy nhanh diện tích nuôi tôm càng xanh trên địa bàn huyện và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ có nhu cầu nuôi, mạnh dạn đào mới để nuôi tôm. Từ nguồn ngân sách huyện phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện có chính sách hỗ trợ vốn cho các hộ đào mới nuôi tôm càng xanh ở xã Gáo Giồng và Phương Thịnh như sau: - Hỗ trợ con giống (từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp) với định mức:
100.000con/ha x 160đồng/con x 40% = 6.400.000 đồng.
- Hỗ trợ lên bờ bao mới bằng hình thức vay vốn với lãi suất bằng 0, thời gian hoàn vốn sau khi kết thúc vụ nuôi, với định mức 20.000.000đồng/ha.
Ngoài chính sách về vốn, cán bộ kỹ thuật trạm hỗ trợ về kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi để người người dân an tâm sản xuất.
Do đặc điểm đầu tư mô hình nuôi tôm càng xanh, chi phí xây dựng cơ bản ban đầu tương đối lớn bao gồm chi phí đào ao, xử lý ao, xây dựng hệ thống thủy lợi. Tiếp đến là chi phí về con giống, thức ăn, các chế phẩm trị bệnh tôm, chi phí cung cấp nhiên liệu (xăng, dầu, điện) phục vụ sản xuất và các chi phí khác. Hiệu quả kinh tế từ mô hình chuyên tôm càng xanh được trình bày trong Bảng 3.11.
Bảng 3.11 Hiệu quả kinh tế cơ cấu chuyên tôm càng xanh Tổng thu (đ/ha) Tổng chi (đ/ha) Lợi nhuận (đ/ha) B/C 315.869.719 135.069.141 180.800.577 1,3
(Nguồn: Điều tra nông hộ huyện Cao Lãnh năm 2012)
Qua Bảng 3.11 cho thấy mức độ đầu tư trung bình cho mô hình chuyên tôm càng xanh khoảng 135.069.141 đồng/ha/năm, lợi nhuận trung bình thu được từ mô hình khoảng 180.800.577 đồng/ha, cao gấp 4 đến 5 lần so với thu nhập từ lúa. Tuy nhiên, nếu xét về hiệu quả sử dụng đồng vốn thì mô hình nuôi tôm càng xanh sử dụng đồng vốn kém hiệu quả (B/C = 1,3). Điều này là do trong thời gian qua, nguồn tôm giống cung ứng cho người nuôi kém chất lượng, tôm mắc bệnh lạ và chết hàng loạt gây tổn thất cho các hộ nuôi. Ngoài ra, giá cả thức ăn, nguyên liệu đầu vào, giá cả thị trường thường xuyên biến động làm cho năng suất và thu nhập của người nuôi không ổn định.
ØSo sánh hiệu quả về kinh tế các mô hình sử dụng đất chính:
Bảng 3.12 Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất chính
Cơ cấu Tổng thu
(đ/ha) Tổng chi (đ/ha) Lợi nhuận (đ/ha) B/C 2 Lúa – Màu 134.166.410a 35.849.028a 98.317.382a 2,7 a 2 Lúa – Cá 120.207.410a 31.992.669a 88.214.741a 2,8 a Chuyên cây ăn trái 162.446.139a 52.690.015a 109.756.123a 2,2 a
Thủy sản (tôm càng xanh) 315.869.719b 135.069.141b 180.800.577b 1.3 b
Ghi chú: Tổng thu, tổng chi và lợi nhuận là giá trị trung bình
a,,b Khác ký tự trong cùng một cột thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (kiểm địnhTukey, p<0.05)
Qua Bảng 3.12 cho thấy:
- Về chi phí đầu tư: mô hình 2 lúa – màu trung bình khoảng 35.849.028 đồng/ha/năm; mô hình 2 lúa – cá trung bình khoảng 31.992.669 đồng/ha/năm; mô hình chuyên cây ăn trái trung bình khoảng 52.690.015 đồng/ha/năm và mô hình chuyên nuôi thủy sản (tôm càng xanh) trung bình khoảng 135.069.141 đồng/ha/năm. Qua kết quả thống kê
điều tra cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa về mức độ đầu tư trung bình giữa 3 mô hình: 2 lúa – màu, 2 lúa – cá và chuyên cây ăn trái. Tuy nhiên, có sự khác biệt ý nghĩa về mức độ đầu tư trung bình giữa 3 mô hình này với mô hình chuyên nuôi thủy