Khu vực công nghiệp, xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quy trình thẩm định phương án quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện (Trang 73 - 78)

Phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là điều tất yếu và là mục tiêu chiến lược của Quốc gia và địa phương. Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp đang là một trong những hướng đi quan trọng nhằm thu hút các nguồn lực để phát triển công nghiệp, tạo điều kiện hình thành và phát triển các vùng kinh tế động lực, hệ thống đô thị, phân bố dân cư. Sự hình thành các khu công nghiệp tạo ra những điều kiện về kết cấu hạ tầng, thương mại, thủ tục hành chính, khả năng cung cấp nguồn nhân lực tốt nhất nhằm thu hút các nhà đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang phát triển công nghiệp và dịch vụ, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy kinh tế phát triển và cuối cùng là nâng cao mức sống dân cư, cải thiện an sinh xã hội. Trong phạm vi đề tài, cụm công nghiệp được lựa chọn là cụm Công nghiệp Cần Lố, thuộc xã An Bình, huyện Cao Lãnh với qui mô diện tích là 27 ha.

- Giai đoạn 1 cụm công nghiệp Cần Lố: diện tích 15 ha, Công ty Domesco xây dựng xong 01 tổng kho, 01 nhà máy chiết xuất dược liệu, 01 nhà máy sản xuất cồn công nghiệp. Đã đi vào hoạt động vào quý IV 2010, chuyên sản xuất, chế biến cồn thực phẩm, dược phẩm và tinh luyện với công suất 1,5 triệu lít/năm. Công ty đang xây dựng 01 nhà máy xử lý nước thải, tổng vốn đầu tư 57 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2 cụm công nghiệp Cần Lố: đã thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng xong. Công ty Cổ phần thương mại nông nghiệp MêKông đang san lắp mặt bằng để xây dựng Trung tâm thương mại dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp MêKông.

Hình 3.5 Phối cảnh tổng thể không gian Cụm công nghiệp Cần Lố

(Nguồn: http://www.domesco.com)

a. Đánh giá hiệu quả về kinh tế của dự án quy hoạch cụm công nghiệp Cần Lố

Về phương diện lợi ích kinh tế khi quy hoạch cụm công nghiệp là nhằm tạo ra giá trị gia tăng thông qua việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phục vụ cho các ngành công nghiệp, làm gia tăng về giá trị sản xuất xã hội, đặc biệt là tăng nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực nông nghiệp nông thôn, tích lũy và tái đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp góp phần cho tăng trưởng kinh tế. Muốn đánh giá chính xác hiệu quả kinh tế từ cụm công nghiệp Cần Lố hay khu, cụm công nghiệp bất kỳ cần phải có thời gian đủ cho khu, cụm công nghiệp đó đi vào hoạt động ổn định. Vì có sự giới hạn về thời gian, cũng như hướng đi chính của đề tài là đánh giá phương án quy hoạch trước khi đưa vào thực hiện. Do đó, phạm vi đề tài khi phân tích hiệu quả về kinh tế của cụm công nghiệp Cần Lố là phân tích, đánh giá về thu nhập (trước và sau khi có quy hoạch khu công nghiệp) của các hộ thuộc diện nằm trong khu vực bị quy hoạch.

Dự án cụm công nghiệp Cần Lố bắt đầu được thực hiện từ năm 2005 với tổng diện tích theo quy hoạch là 27 ha. Trong đó, giai đoạn 1 là 15 ha, tổng số hộ bị thiệt hại là 65 hộ; giai đoạn 2 diện tích 12 ha, tổng số hộ bị thiệt hại là 98 hộ. Dự án được triển khai thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng từ năm 2007.

Theo kết quả điều tra 69/163 hộ bị thu hồi đất cho dự án cụm công nghiệp Cần Lố thì cơ cấu nghề nghiệp của các hộ dân trước và sau khi quy hoạch có sự thay đổi lớn, đây là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi lớn về kinh tế của hộ.

Qua kết quả phỏng vấn thì 100% số hộ bị ảnh hưởng bởi dự án quy hoạch đều cho biết thu nhập của họ giảm đáng kể. Các hộ làm nông nghiệp trước đây thu nhập ổn định thì giờ đây không còn đất sản xuất và không có khả năng để tái đầu tư sản xuất nông nghiệp vì thiếu vốn, các hộ buôn bán nhỏ thì chỉ có một phần có thể buôn bán lại trong khu vực chợ của khu tái định cư nhưng thu nhập cũng không đáng kể vì vị trí không thuận lợi và phần lớn các hộ dân sống tại khu tái định cư đều có thu nhập không ổn định nên họ rất tiết kiệm trong vấn đề chi tiêu. Các hộ trước đây chủ yếu làm thuê tại địa phương hiện tại cũng gặp nhiều khó khăn do chuyển đến khu tái định cư nên khả năng tìm được việc làm là rất khó khăn, họ phải đi sang các xã khác trong huyện hoặc các huyện khác để làm thuê theo thời vụ, hết vụ họ lại trở về và đi phụ hồ. Các hộ dân này hiện nay phải đi làm việc rất vất vả nhưng thu nhập thì chẳng được bao nhiêu. Kết quả điều tra thu nhập của hộ trước và sau quy hoạch được thể hiện qua Hình 3.6.

13.04 44.93 24.64 17.39 46.38 10.14 5.80 37.68 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 <1 1 - <2 2 - 3 >3 Thu nhập (triệu đồng/tháng) Tỷ lệ (%) Trước QH Sau QH

Hình 3.6 Biểu đồ thể hiện thu nhập của các hộ trước và sau khi quy hoạch

Qua Hình 3.6 cho thấy: số hộ trước đây có thu nhập ổn định trên 3 triệu đồng/tháng là 17,39% thì nay chỉ còn 5,8%; các hộ có thu nhập từ 2 đến 3 triệu đồng/tháng đã giảm từ 24,64% xuống còn 10,14%; các hộ có thu nhập dưới 2 triệu đồng/tháng cũng giảm từ 44,93% xuống còn 37,68% và số hộ có thu nhập dưới 1 triệu đồng/tháng tăng lên đáng kể, từ 13,04% lên 46,38% tổng số hộ bị thu hồi đất.

Về chi phí sinh hoạt hàng ngày của các hộ gia đình dao động từ 50.000 đồng đến 80.000 đồng, đây là chi phí ăn uống một ngày của một hộ gia đình. Tính trung bình chi phí sinh hoạt của một hộ bao gồm ăn uống, điện, nước và các chi phí phát sinh khác từ 1.750.000 đồng/tháng đến 2.800.000 đồng/tháng. Chưa kể chi phí của các hộ có con em đang trong độ tuổi đến trường, đây là một gánh nặng rất lớn mà không phải hộ gia đình nào cũng có thể vượt qua.

Nhìn chung, tình hình kinh tế của các hộ dân trong bị thu hồi đất là rất khó khăn. Số tiền bồi thường, hỗ trợ về đất đai chỉ là điều kiện cần để họ có thể có được một nơi ở mới chứ chưa đủ để họ có cơ hội chuyển đổi nghề nghiệp, tái lập sản xuất ổn định cuộc sống. Hiệu quả về kinh tế của Cụm công nghiệp Cần Lố giai đoạn đầu là chưa khả thi.

b. Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội của dự án quy hoạch cụm công nghiệp Cần Lố Vấn đề tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương là hiệu quả xã hội tốt nhất và cốt lõi trong công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch.

Qua kết quả điều tra số hộ dân bị thu hồi đất thì được biết trước đây khi chính quyền địa phương tổ chức họp dân triển khai dự án quy hoạch có đề cập đến khi cụm công nghiệp đi vào hoạt động sẽ ưu tiên thu nhận lao động là con em của các hộ có đất bị thu hồi vào cụm công nghiệp làm việc. Cho đến nay, cụm công nghiệp Cần Lố giai đoạn 1 đã đi vào hoạt động gần 2 năm nhưng không có con em nào của các hộ bị thu hồi đất trước đây được vào cụm công nghiệp làm vì lý do trình độ không đáp ứng.

36.2 43.5 20.3 27.54 2.90 56.52 11.59 1.45 0 10 20 30 40 50 60

Buôn bán Nông nghiệp Làm thuê Công nhân Thất nghiệp

Nghề nghiệp T lệ (% ) Trước QH Sau QH

Các hộ sau khi bị thu hồi đất chuyển sang làm thuê tăng từ 20,3% số hộ trước quy hoạch lên 56,53% số hộ sau quy hoạch; số hộ có điều kiện tái sản xuất nông nghiệp chỉ còn 2,9%, trước quy hoạch là 43,5%; số hộ buôn bán cũng giảm từ 36,2% trước quy hoạch xuống 27,54%; có 11,59% hộ chuyển sang làm công nhân ở các công ty trên địa bàn huyện và 1,45% số hộ chưa có việc làm sau khi quy hoạch.

Về khả năng chuyển đổi nghề nghiệp của các hộ trên địa bàn:

Tình hình chuyển đổi nghề nghiệp của các hộ dân sau khi có quy hoạch Cụm công nghiệp Cần Lố được trình bày chi tiết trong Bảng 3.14.

Bảng 3.14 Tình hình chuyển đổi nghề nghiệp của các hộ dân sau khi quy hoạch Cụm công nghiệp Cần Lố

Nghề nghiệp sau khi có quy hoạch (hộ) Nông nghiệp Buôn bán Làm thuê Công nhân Thất nghiệp Tổng (hộ) Nông nghiệp 2 11 15 2 0 30 Buôn bán 0 7 14 3 1 25 Nghề nghiệp trước quy hoạch (hộ) Làm thuê 0 1 10 3 0 14 Tổng 2 19 39 8 1 69

(Nguồn: Điều tra và tổng hợp năm 2012)

Qua Bảng 3.14 cho thấy:

- Trước khi có dự án quy hoạch thì có đến 30/69 hộ (chiếm 43,5% số hộ) sản xuất nông nghiệp; 25/69 hộ (chiếm 36,2% số hộ) buôn bán nhỏ và 14/69 hộ (chiếm 20,3% số hộ) làm thuê và làm phụ hồ, thu nhập tương đối ổn định.

- Sau khi triển khai dự án cụm công nghiệp:

+ Hộ hoạt động nông nghiệp chỉ còn 2/30 hộ (chiếm 2,9%, giảm 40,6%) do số tiền bồi thường, hỗ trợ từ đất chỉ đủ cho người dân mua lại nền tái định cư, cất nhà ổn định lại chổ ở, chỉ có một phần nhỏ hộ (2/30 hộ) có khả năng mua lại một phần đất nông nghiệp để sản xuất. Phần lớn các hộ làm nông nghiệp trước đây đều đi làm thuê (15/30 hộ) do không có cơ sở để tái sản xuất, số còn lại một phần chuyển sang buôn bán nhỏ trong khu tái định cư (11/30 hộ), một phần đi làm công nhân (2/30 hộ).

+ Hộ buôn bán 27,54%, giảm 8,66%, phần lớn các hộ này trước đây hoạt động buôn bán tại nhà với qui mô nhỏ, số tiền được bồi thường không đủ để tái sản xuất lại, chỉ một số hộ đủ vốn để buôn bán lại, một phần chuyển sang làm công nhân ở các công ty trên địa bàn huyện, một phần lớn các hộ không có công việc ổn định, phải đi làm thuê theo thời vụ, thu nhập không ổn định, thậm chí một số hộ bị thất nghiệp trong thời gian dài; số hộ làm thuê tăng lên đáng kể từ 20,3% lên 56,52%, tăng 36,22%, lý do là hầu hết các hộ sau khi bị thu hồi đất, chuyển vào khu tái định cư đều không thể tìm được công ăn, việc làm ổn định. Một số hộ trước đây sản xuất nông nghiệp và buôn bán nhỏ, thu nhập ổn định giờ không có vốn để tái sản xuất, kinh doanh đều đi làm thuê, làm mướn theo thời vụ, đời sống kinh tế khó khăn do thu nhập bấp bênh.

Nhìn chung, vấn đề giải quyết việc làm cho người dân sau quy hoạch vẫn chưa được quan tâm và giải quyết. Kết quả điều tra thì có đến 56,52% số hộ đi làm thuê, thu nhập bấp bênh, nhiều rủi ro và có đến gần một nửa (46,38%) số hộ có thu nhập dưới 1 triệu đồng/tháng. Qua đó cho thấy hiệu quả về mặt xã hội của cụm công nghiệp Cần Lố giai đoạn đầu là chưa có tính khả thi. Nếu chính quyền địa phương và các đoàn thể không có giải pháp để giải quyết ngay từ bây giờ thì tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn xã An Bình sẽ tăng lên nhanh chóng, gây ra những vấn đề về kinh tế, chính trị và xã hội. Đây là một khó khăn cũng là thách thức lớn đối với các nhà quản lý trong việc giải quyết hài hòa lợi ích của các bên có liên quan trong tiến trình thực hiện quy hoạch.

c. Đánh giá hiệu quả về mặt môi trường của dự án cụm công nghiệp Cần Lố

Hoạt động công nghiệp sẽ gây ra những tác động đến môi trường như ô nhiễm do tiếng ồn, ô nhiễm do nước thải sản xuất công nghiệp chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn, ô nhiễm do khói, bụi trong quá trình sản xuất. Với tình hình địa phương hiện nay, việc lựa chọn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi tường thì kinh tế vẫn là yếu tố được ưu tiên hàng đầu. Việc lồng ghép công tác bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế vẫn còn đang trong giai đoạn đầu triển khai thực hiện. Tuy nhiên, vẫn không thể có sự cân bằng tuyệt đối giữa kinh tế và môi trường, trong điều kiện thực tế nếu cân bằng quá sẽ dẫn đến kém hiệu quả, cho nên trong một giai đoạn nhất định yếu tố kinh tế sẽ được ưu tiên lựa chọn và trong ngưỡng mà môi trường có thể chịu đựng được và có thể tự phục hồi (trong khả năng chịu tải của môi trường).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quy trình thẩm định phương án quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)