Đặc điểm hình thành kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dụ cở trẻ 5-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành kỹ năng phòng tránh xâm hại cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non (Trang 30 - 35)

9. Cấu trúc của luận văn

1.2.3. Đặc điểm hình thành kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dụ cở trẻ 5-

5-6 tuổi

1.2.3.1. Đặc điểm tâm sinh lý trẻ 5-6 tuổi

a. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 5-6 tuổi

So với lứa tuổi mẫu giáo bé và nhỡ thì ngôn ngữ trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi phát triển và hoàn thiện hơn. Trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, hầu hết đứa trẻ nắm được quy luật và biết sử dụng tiếng mẹ đẻ tương đối thành thạo. Tùy theo điều kiện sống và môi trường tiếp xúc của trẻ mà vốn từ của trẻ ngày càng mở rộng đa dạng và phong phú hơn.

Trong nội dung giao tiếp, trẻ biết sử dụng ngữ điệu một cách phù hợp. Trẻ sử dụng ngữ điệu nhẹ nhàng để biểu thị tình cảm yêu thương trìu mến. Tuy nhiên, khi tức giận trẻ sẽ sử dụng ngữ điệu thô và mạnh. Khả năng này thể hiện khá rõ khi trẻ tham gia trò chơi đóng kịch thể hiện các vai diễn của mình.

Thông qua việc nhập vai vào các trò chơi như trò chơi đóng kịch sẽ góp phần phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Đó chính là điều kiện giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách nhanh chóng. Để đáp ứng yêu cầu của việc chơi với những tình huống mà giáo viên đặt ra trong trò chơi, đòi hỏi đứa trẻ khi tham gia vào trò chơi phải có trình độ giao tiếp bằng ngôn ngữ nhất định. Ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo trở thành hoạt động đặc biệt dưới các hình thức như: sự lắng nghe, thảo luận, đàm thoại,... sắp xếp từ ngữ của mình một cách logic, chặt chẽ.

b. Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ 5-6 tuổi

* Đặc điểm phát triển trí nhớ

Do người lớn đặt ra yêu cầu đối với trẻ ngày càng cao và do hoạt động của trẻ ngày càng phức tạp, nên các hình thức ghi nhớ và nhớ lại có chủ định phát triển mạnh ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Trẻ ở độ tuổi này bắt đầu hình thành

trí nhớ lôgic, trẻ thường nhớ và nhớ rất lâu những gì có ý nghĩa và để lại ấn tượng mạnh với trẻ, nhưng sự ghi nhớ của trẻ vẫn là ghi nhớ máy móc.

- Trí nhớ hình ảnh: Trí nhớ hình ảnh đặc biệt phát triển. Trẻ nhớ những bức tranh mà trẻ đã vẽ, nhớ phong cảnh mà trẻ đã tham quan. Biểu tượng thế giới xung quanh ở trẻ đã gắn kết với nhau, mang tính sinh động và hấp dẫn.

- Trí nhớ vận động: Ban đầu trẻ dựa vào những thao tác, những hành động mẫu của người lớn để ghi nhớ. Nhưng dần dần trẻ có thể bỏ hình mẫu, trẻ vẫn thực hiện được động tác nhờ vào trí nhớ vận động của mình. Động tác của trẻ trở nên nhanh và chuẩn hơn, hạn chế được những động tác thừa của cơ thể, vững vàng và khéo léo hơn.

- Trí nhớ từ ngữ logic: Khi trẻ nắm vững về ngôn ngữ, điều này giúp trẻ phát triển trí nhớ từ ngữ logic. Vốn tri thức, biểu tượng và những khái niệm ban đầu về thế giới xung quanh

- Trí nhớ cảm xúc: Trong những cột mốc, sự kiện quan trọng trong cuộc đời đứa trẻ và trong mối quan hệ ứng xử giữa trẻ với người khác, sự hồi tưởng có liên quan đến tự ý thức trong trẻ trỗi dậy, ảnh hưởng mạnh mẽ đến trẻ giúp trẻ khắc sâu hơn những sự kiện quan trọng ấy. Những tác động để lại ấn tượng trong trẻ và đặc biệt là những cảm xúc buồn vui mà trẻ đã trải qua trẻ đều ghi nhớ lại. Trí nhớ cảm xúc giúp cuộc sống của trẻ ngày càng tinh tế và phong phú, nó là một dạng của sự hồi tưởng về quá khứ.

* Đặc điểm phát triển tư duy

Ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi xuất hiện kiểu tư duy trực quan - hình ảnh. Có thể thấy, nếu kiến thức giáo viên cần truyền tải đến trẻ hay nhiệm vụ mà giáo viên đặt ra cho trẻ chỉ giới hạn qua lời nói, sẽ làm cho trẻ khó tiếp nhận để giải quyết nhiệm vụ. Mà thay vào đó, giáo viên nên lồng ghép các hình ảnh minh họa phù hợp với nội dung cần truyền đạt. Từ đó, trẻ sẽ dễ dàng hình thành “kỹ năng”để giải quyết vấn đề trong nhiệm vụ. Do suy nghĩ của trẻ dựa

vào tư duy trực quan - hình ảnh, vì vậy, giáo viên cần đặt ra các nhiệm vụ, các tình huống cho trẻ thực hiện với nhiều hình ảnh minh họa đa dạng, phong phú và phù hợp.

* Đặc điểm phát triển tưởng tượng

Ở độ tuổi mẫu giáo trí tưởng tượng của trẻ phát triển rất mạnh. Đây là giai đoạn phát cảm về sự phát triển tưởng tượng. Trí tưởng tượng của trẻ vô cùng phong phú. Chẳng hạn: Khi tham gia vào trò chơi đóng kịch, trẻ hóa thân vào nhân vật, tha hồ thỏa sức mơ ước, hình ảnh tưởng tượng của trẻ bay bổng, nhập vai sáng tạo, giàu màu sắc xúc cảm nhưng đôi lúc phi hiện thực.

Tưởng tượng của trẻ thường không chủ định, vẫn còn mang tính tái tạo. Và tưởng tượng tái tạo của trẻ mang tính có chủ định và tích cực hơn. Dần dần hình thành ở trẻ tưởng tượng có chủ định, không cần chỗ dựa trực quan ở bên ngoài, ít phụ thuộc vào cái đang tri giác, trẻ vẫn có khả năng tưởng tượng thầm trong đầu và trẻ tự xây dựng ý tưởng, lập kế hoạch và thực hiện ý tưởng ấy.

Tưởng tượng sáng tạo của trẻ ngày càng tăng lên rõ rệt. Chẳng hạn: Bằng trí tưởng tượng sáng tạo của mình, trẻ biết làm phong phú thêm những chủ đề trò chơi, mỗi lần chơi trẻ lại tưởng tượng ra hành động chơi khác nhau…Do đó, trẻ hoàn toàn có khả năng thực hiện được khi tiến hành các hoạt động với các tình huống giả định mà giáo viên yêu cầu trẻ giải quyết nhờ vào sự tưởng tượng sáng tạo của trẻ.

c. Đặc điểm phát triển nhân cách của trẻ 5-6 tuổi

* Sự phát triển của các động cơ hành vi

Độ tuổi này khi trẻ hiểu rằng những hành vi của chúng có thể mang lại lợi ích cho người khác, đó chính là lúc những động cơ “xã hội” bắt đầu hình thành. Nó chiếm vị trí ngày càng lớn trong số các động cơ đạo đức. Và chúng bắt đầu thực hiện những công việc theo sáng kiến của riêng mình vì người khác.

Ở lứa tuổi này, động cơ và hành vi của trẻ trở nên đa dạng hơn như: động cơ muốn tự khẳng định mình, động cơ muốn nhận thức… Vì vậy, người lớn cần nhận ra và quan tâm đến nội dung động cơ, đặc biệt cần hướng trẻ đến động cơ tích cực và ngăn chặn động cơ tiêu cực. Đó chính là một cấu tạo tâm lý mới trong sự phát triển nhân cách của trẻ 5-6 tuổi.

Hành vi của trẻ 5-6 tuổi tương đối xác định. Do đó, giáo viên cần phải xem xét động cơ của trẻ và tạo ra những tình huống để gợi lên những hành vi đạo đức tốt đẹp ở trẻ, hướng trẻ đến “động cơ tích cực” để trẻ thực hiện những hành vi mang tính đạo đức tốt đẹp. Ngược lại sẽ dẫn đến những vi phạm về chuẩn mực đạo đức xã hội nếu như động cơ của trẻ bị lệch lạc chỉ nhằm thỏa mãn quyền lợi riêng tư của mình, từ đó trẻ sẽ hành động nhằm tìm kiếm những quyền lợi cá nhân ích kỷ.

* Sự hình thành ý thức

Đến cuối tuổi mẫu giáo, trẻ mới hiểu được mình có những phẩm chất gì, nhận ra những thế mạnh và hạn chế của bản thân, tự đánh giá về thành công hay thất bại của mình và tại sao mình có hành động này hay hành động khác…Trẻ nắm được kỹ năng so sánh mình với người khác, cách đối xử của những người xung quanh với mình ra sao so với cách đối xử của mình với họ. Đây là thời điểm mà “ý thức bản ngã” của trẻ được xác định rõ ràng nhất. Và là cơ sở để trẻ tự noi gương những người tốt, việc tốt xung quanh trẻ một cách đúng đắn nhất.

“Ý thức bản ngã” còn giúp trẻ nhận ra những hành vi ứng xử phù hợp với giới tính của mình là gái hay trai. Giúp trẻ điều khiển và điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với chuẩn mực xã hội.

1.2.3.2. Đặc điểm hình thành kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục ở trẻ 5-6 tuổi

Ở lứa tuổi mẫu giáo, cụ thể là trẻ 5-6 tuổi có những nhận biết cơ bản về một số tình huống nguy hiểm, những nơi không an toàn,… và có những cách

ứng phó hợp lý, kịp thời để bảo vệ bản thân thoát khỏi nguy hiểm. Vì đối với trẻ 5-6 tuổi quá trình lĩnh hội, hình thành biểu tượng, tích lũy kinh nghiệm, sự nhận thức và vốn sống khá phong phú hơn so với các lứa tuổi nhỏ hơn. Nói cách khác, trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đã hình thành kỹ năng tự bảo vệ bởi trẻ có những hiểu biết nền tảng về kỹ năng tự bảo vệ. Tuy nhiên, nó chỉ dừng lại ở kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước những nguy cơ nguy hiểm từ đồ vật: dao, kéo, kim, phích nước..; nguy hiểm từ hành động: leo trèo, chen lấn xô đẩy…; nguy hiểm từ thiên nhiên: mưa, sấm sét…và những nguy hiểm từ động thực vật: lông mèo, chó cắn, muỗi đốt… mà trẻ thường hay gặp phải trong cuộc sống hằng ngày. Còn đối với những nguy hiểm về XHTD, nhìn chung trẻ chưa có khả năng phát hiện mối nguy hiểm trong mối quan hệ với những người xung quanh để bảo vệ bản thân mình an toàn. Nguyên nhân chính là do trẻ không được nhìn thấy hoặc không được tiếp xúc trong thực tiễn những tình huống XHTD và hơn hết là trẻ không được người lớn giáo dục, đề cập đến. Vì thế kỹ năng PTXHTD của trẻ còn nhiều hạn chế.

Thực tế cho thấy, trẻ tuổi MG khó ghi nhớ những điều người lớn chỉ nói một lần với trẻ hoặc chỉ cho trẻ thực hiện một lần bởi trẻ rất dễ bị mất tập trung bởi mọi thứ mới lạ xung quanh do đặc trưng tâm lí lứa tuổi. Để trẻ có thể ghi nhớ và khắc sâu hơn những gì người lớn dạy, hãy lặp đi lặp lại hành động đó nhiều lần cho đến khi trẻ nhớ vì trẻ 5-6 tuổi rất thích bắt chước các hành động của người lớn.

Có thể nói nhu cầu lớn nhất của trẻ chính là được khám phá những điều mới lạ xung quanh trẻ. Trẻ ham hiểu biết, luôn khao khát tìm tòi vì thế khó lường trước những tình huống nguy hiểm luôn rình rập bên mình mà trẻ có thể gặp phải bất cứ lúc nào từ sự lợi dụng của những kẻ xấu dẫn đến trẻ có nguy cơ bị XHTD dưới nhiều hình thức khác nhau như: sờ nắn, vuốt ve bộ phận sinh dục của trẻ, bắt trẻ xem hình ảnh khỏa thân, …

phục. Nếu những người xấu hiểu được đặc điểm tâm lí của trẻ như: trẻ thích bánh kẹo, thích được chở đi chơi, thích ô tô, bóng bay,… tất cả những điều đó là cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng và dụ dỗ trẻ. Trẻ thường không đủ kiến thức, kỹ năng để nhận biết, lựa chọn cách giải quyết và đưa ra quyết định hành động kịp thời, xử lý như thế nào cho phù hợp để ngăn chặn đối tượng xâm hại trong những tình huống XHTD, trong những trường hợp có hiện tượng bất thường nào đó xảy ra như: có người ôm hôn trẻ, sờ vào vùng kín của trẻ…

Trẻ 5-6 tuổi đã có những kiến thức về mối quan hệ với những người xung quanh, biết phân biệt được người lạ - quen. với Song, trẻ chưa hiểu được vì sao người xung quanh lại có thể làm hại đến trẻ vì họ đối xử rất thân thiện, gần gũi với trẻ như dắt trẻ đi chơi, khen ngợi trẻ… Vì trẻ nghĩ rằng những người hăm dọa trẻ hay la mắng trẻ mới là những người trẻ không nên gần gũi và không nên đi theo khi không có Bố mẹ và người thân bên cạnh. Vì vậy, trẻ chưa có khả năng phát hiện ra ai là người có thể gây nguy hiểm cho trẻ hoặc làm hại trẻ. Chính vì lẽ đó, người lớn cần hình thành ở trẻ kỹ năng PTXHTD giúp trẻ nhận biết các hành vi mà người khác không được làm với trẻ, bên cạnh đó giáo dục trẻ khi rơi vào tình huống có nguy cơ không an toàn thì không nên sợ hãi mà phải biết lựa chọn cách giải quyết phù hợp để phòng tránh bị XHTD.

Tóm lại, với những đặc điểm về kỹ năng PTXHTD của trẻ 5-6 tuổi nêu trên, chứng tỏ vấn đề hình thành KNPTXHTD cho trẻ là hết sức cấp thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành kỹ năng phòng tránh xâm hại cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)