Tiêu chí đánh giá và cách đánh giá thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành kỹ năng phòng tránh xâm hại cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non (Trang 86 - 87)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.5. Tiêu chí đánh giá và cách đánh giá thực nghiệm

3.2.5.1. Tiêu chí đánh giá

Đề tài sử dụng cùng một tiêu chí đánh giá và thang đánh giá giống như phần khảo sát thực trạng kỹ năng PTXHTD của trẻ 5-6 tuổi đã trình bày ở mục 2.1.5 chương 2.

3.2.5.2. Cách đánh giá

- Trong quá trình trẻ tham gia trò chơi, tiến hành quan sát các biểu hiện việc hình thành KNPTXHTD của trẻ 5-6 tuổi bằng phiếu quan sát riêng cho từng trẻ.

- Để nắm bắt và hiểu rõ hơn về cá tính và khả năng của từng trẻ, tiến hành trò chuyện, trao đổi với giáo viên TN.

- Để đánh giá kết quả TN giữa nhóm ĐC và nhóm TN, đề tài tiến hành xử lý, phân tích, so sánh, tổng hợp số liệu thu được. Từ đó, đánh giá hiệu quả của các biện pháp đã đề ra với việc HTKNPTXHTD cho trẻ 5-6 tuổi.

- Dựa vào tiêu chí đánh giá kết quả, xếp loại cả về định lượng và định tính, kết quả TN được phân tích và tổng hợp như sau:

+ Về mặt định lượng: Bằng các công thức toán thống kê như: Tính giá trị trung bình cộng, tính phương sai, tính độ lệch chuẩn, so sánh sự khác biệt giữa nhóm ĐC và nhóm TN… đề tài thu được kết quả TN.

+ Về mặt định tính: Trong điều kiện TN dựa vào các tiêu chí đánh giá đã được xây dựng, tiến hành phân tích, mô tả, nhận xét, đánh giá mức độ biểu hiện việc hình thành KNPTXHTD của trẻ.

Đề tài tiến hành so sánh kết quả trước và sau TN của nhóm ĐC và TN, so sánh kết quả đạt được sau tác động của nhóm trẻ TN với trước khi tác động

để đánh giá hiệu quả của TN tác động. Nếu kết quả nhóm TN sau khi tác động sư phạm tốt hơn so với trước tác động và tốt hơn so với nhóm ĐC chứng tỏ các biện pháp đã đề xuất là phù hợp. Để đảm bảo tính khách quan và khoa học, có thể tiến hành kiểm nghiệm bằng giá trị thống kê t.

Dựa vào bảng T- Student với α = 0,05 để tìm tα, nếu t > tαcó thể rút ra kết luận: Việc áp dụng các biện pháp hình thành KNPTXHTD cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non là có độ tin cậy và đạt hiệu quả. Còn nếu như t < tαthì sự khác nhau giữa 2 nhóm không có ý nghĩa, chứng tỏ việc áp dụng các biện pháp đưa ra không có độ tin cậy và không đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành kỹ năng phòng tránh xâm hại cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)