Tổ chức thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành kỹ năng phòng tránh xâm hại cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non (Trang 87 - 88)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.6. Tổ chức thực nghiệm

Các giai đoạn TN: TN sẽ tiến hành theo 3 giai đoạn

- Giai đoạn 1: Đo đầu vào trước TN

+ Trước khi TN, tiến hành đo đầu vào để kiểm tra mức độ biểu hiện việc hình thành KNPTXHTD của trẻ 5-6 tuổi ở 2 nhóm TN và ĐC thông qua kết quả khảo sát thực hiện các bài tập tình huống ở chương 2. Giai đoạn này, dự giờ và quan sát cách tổ chức các bài tập tình huống mà GV tổ chức cho trẻ ở 2 nhóm TN và ĐC trong điều kiện bình thường theo kế hoạch mà GV đã chuẩn bị.

+ Tiến hành quan sát, ghi chép về các biểu hiện hình thành KNPTXHTD của trẻ trong quá trình trẻ tham gia vào bài tập tình huống.

- Giai đoạn 2: Tổ chức triển khai TN

Giai đoạn này thực hiện các biện pháp hình thành KNPTXHTD cho trẻ 5-6 tuổi đã đề ra ở chương 3, mục 3.1.2.

+ Nhóm ĐC: Giữ nguyên, không tác động, GV vẫn dạy theo cách bình thường mà GV đang thực hiện.

+ Nhóm TN: Bằng các biện pháp đã đề xuất ở chương 3, mục 3.1.2, tập huấn cho GV, bồi dưỡng cơ sở lý luận cần thiết cho GV và hướng dẫn GV sử dụng tác động sư phạm nhằm hình thành KNPTXHTD cho trẻ.

- Giai đoạn 3: Đo đầu ra sau TN

+ Tiến hành TN kiểm tra mức độ biểu hiện việc hình thành KNPTXHTD của trẻ ở 2 nhóm TN và ĐC sau khi đã áp dụng các biện pháp mà đề tài đã đề xuất thông qua các bài tập thực nghiệm đã trình bày cụ thể ở phụ lục 5.

+ Sau đó thu thập, xử lý số liệu thu được dựa vào tiêu chí, thang đánh giá để xác định mức độ hình thành kỹ năng của cả 2 lớp TN và ĐC, từ đó đánh giá kết quả TN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành kỹ năng phòng tránh xâm hại cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)