Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non về việc hình thành kỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành kỹ năng phòng tránh xâm hại cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non (Trang 52 - 60)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non về việc hình thành kỹ

kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

2.2.2.1. Nhận thức của giáo viên về khái niệm kỹ năng PTXHTD

Để đánh giá khách quan thực trạng nhận thức của GV, đề tài xét khái niệm hình thành KNPTXHTD đã trình bày trong phần cơ sở lý luận.

Bảng 2.2. Ý kiến của GV về khái niệm hình thành kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục

Tổng số

Ý kiến của GV về khái niệm hình thành kỹ năng phòng tránh xâm hại

tình dục Mức độ Đồng ý Phân vân Không đồng ý SL % SL % SL % n= 45

Là kỹ năng xác định tình huống nào là tình huống bị xâm hại, đưa ra cách giải quyết phù hợp, tránh không để rơi vào các tình huống bị xâm hại

8 17,7 0 0 0 0

Là kỹ năng xử lý để giảm bớt hậu quả của sự xâm hại thông qua thể hiện thái độ, lời nói hoặc hành động phù hợp

3 6,7 0 0 0 0 Là khả năng vận dụng kiến thức, vốn

kinh nghiệm để nhận biết tình huống XHTD hoặc có nguy cơ bị XHTD. Từ đó, xử lý tình huống có hiệu quả nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ, tránh không để trẻ bị XHTD

34 75,6 0 0 0 0

Các ý kiến khác 0 0 0 0 0 0

Sau quá trình điều tra, cho thấy nhận thức của giáo viên về khái niệm hình thành KNPTXHTD như sau:

- Có 75,6% (34/45 GV) nhận thức đúng và hoàn toàn đồng ý cho rằng kỹ năng PTXHTD là khả năng vận dụng kiến thức, vốn kinh nghiệm để nhận biết tình huống XHTD hoặc có nguy cơ bị XHTD. Từ đó, xử lý tình huống có hiệu quả nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ, tránh không để trẻ bị XHTD.

- Bên cạnh đó, có 17,7% (8/45 GV) hiểu kỹ năng PTXHTD là kỹ năng xác định tình huống nào là tình huống bị xâm hại, đưa ra cách giải quyết phù hợp, tránh không để rơi vào các tình huống bị xâm hại

- Có 6,7% (3/45 GV) hiểu kỹ năng PTXHTD là kỹ năng xử lý để giảm bớt hậu quả của sự xâm hại thông qua thể hiện thái độ, lời nói hoặc hành động phù hợp.

Tuy có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng có 24,4% (11/45 GV) đã hiểu đúng khái niệm kỹ năng PTXHTD mặc dù chưa hoàn toàn đầy đủ và hầu hết các GV đã nêu lên được một số đặc trưng và biểu hiện về kỹ năng PTXHTD.

2.2.2.2. Nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết phải HTKNPTXHTD cho trẻ 5-6 tuổi

Bảng 2.3. Ý kiến của GV về sự cần thiết của việc hình thành kỹ năng

phòng tránh xâm hại tình dục cho trẻ ở trường mầm non

Ý kiến của GV về sự cần thiết của việc HTKNPTXHTD cho trẻ ở trường MN SL (n = 45) Tỉ lệ % Rất cần thiết 6 13,3 Cần thiết 39 86,7 Không cần thiết 0 0 Bảng 2.3. cho thấy:

- Có 6/45 GV (chiếm 13,3%) cho rằng việc hình thành kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục cho trẻ ở trường MN là rất cần thiết.

- Có 39/45 GV (chiếm 86,7%) hoàn toàn đồng ý với mức độ cần thiết phải hình thành KNPTXHTD cho trẻ ở trường MN.

trọng về sự cần thiết phải hình thành kỹ năng PTXHTD cho trẻ. Tuy nhiên, trong thực tiễn nhiệm vụ này chưa được thực hiện tốt, do GV chỉ dừng lại trong suy nghĩ hay chỉ là những vấn đề lý thuyết chung chung, chứ chưa vạch ra những biện pháp cụ thể để thực hiện chúng. Vì vậy, để giúp trẻ nhận biết và có những hành động đúng đắn và kịp thời bảo vệ an toàn cho trẻ trong các tình huống XHTD đòi hỏi phải có những biện pháp tác động phù hợp với trẻ.

2.2.2.3. Nhận thức của giáo viên về các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

Bảng 2.4. Ý kiến của GV về các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành

KNPTXHTD cho trẻ 5-6 tuổi

STT

Ý kiến của GV về các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành KNPTXHTD cho trẻ 5-6 tuổi SL (n = 45) Tỉ lệ %

1 Quá trình hoạt động tích cực của cá nhân trẻ 39 86,7

2 Môi trường giáo dục 38 84,4

3 Biện pháp tác động của giáo viên 41 91,1

4 Nội dung giáo dục 37 82,2

5 Tính chất tương tác giữa giáo viên và trẻ 35 77,8 Theo đa số các giáo viên, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành KNPTXHTD cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN. Qua kết quả khảo sát cho thấy, nhận thức của GV về các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành KNPTXHTD cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN có sự chênh lệch nhau.

- Có 41/45 GV (chiếm 91,1%) cho rằng biện pháp tác động của giáo viên là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến việc hình thành KNPTXHTD cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN, điều đó cho thấy phần lớn GV nghĩ rằng muốn hình thành KNPTXHTD cho trẻ phụ thuộc nhiều vào năng lực của người GV.

- Tuy nhiên, lại có 39/45 GV (chiếm 86,7%) cho rằng việc hình thành KNPTXHTD cho trẻ phụ thuộc vào quá trình hoạt động tích cực của cá nhân

trẻ. Có 38/45 GV (chiếm 82,2%) cho rằng môi trường giáo dục cũng góp phần quyết định việc hình thành KNPTXHTD cho trẻ.

- Có 37/45 GV (chiếm 84,4%) cho rằng nội dung giáo dục và 35/45 GV (chiếm 77,8%) cho rằng tính chất tương tác giữa giáo viên và trẻ cũng là những yếu tố ảnh hưởng không ít đến việc hình thành KNPTXHTD cho trẻ.

Điều đó chứng tỏ các giáo viên đã có nhận thức đúng đắn về các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành KNPTXHTD cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN.

2.2.2.4. Những khó khăn của giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động nhằm hình thành kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

Bảng 2.5. Những khó khăn của giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt

động nhằm hình thành KNPTXHTD cho trẻ

STT

Những khó khăn của giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động nhằm hình thành KNPTXHTD cho trẻ SL (n = 45) Tỉ lệ %

1 Chưa được tiếp cận về nội dung, phương

pháp hình thành KNPTXHTD cho trẻ 21 46,7

2 Bản thân chưa nắm vững nội dung và phương

pháp hình thành KNPTXHTD cho trẻ 21 46,7

3 Trẻ chưa hào hứng tham gia do khả năng

nhận thức của trẻ còn hạn chế 26 57,8

4 Môi trường hoạt động chưa đáp ứng được

nhu cầu thực hành KNPTXHTD cho trẻ 27 45

5 Giữa GV và PH chưa có sự phối hợp tốt 41 91,1

6 Thời gian dành cho việc giáo dục kỹ năng

PTXHTD cho trẻ trong chương trình còn ít 32 71,1 Nhìn vào bảng 2.5 cho thấy:

41/45 GV (chiếm 91,1%) cho rằng nhận thức của bố mẹ trẻ là một nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành KNPTXHTD cho trẻ 5 - 6 tuổi. GV cho rằng nếu GV và PH có sự phối hợp tốt, đứa trẻ sẽ có cơ hội hình thành kỹ năng tốt hơn. Cô Trần Thị Thu Thảo (Mầm non Mỹ Trà) ý

kiến: “Đa số PH không mấy quan tâm đến vấn đề hình thành KNPTXHTD cho trẻ, không có nhiều thời gian để trao đổi hoặc phối hợp với GV vì phần nhiều bố mẹ trẻ là nông dân, công nhân nên nhận thức còn hạn chế, các phụ huynh mãi đi làm kiếm thêm thu nhập lo cho gia đình nên trẻ không được PH cung cấp kiến thức về vấn đề này, do đó trẻ chịu thiệt thòi hơn so với trẻ em thành phố”

32/45 GV (chiếm 71,1%) cho rằng thời gian dành cho việc giáo dục kỹ năng PTXHTD cho trẻ trong chương trình còn ít là nguyên nhân chính gây nên khó khăn trong quá trình tổ chức các hoạt động nhằm hình thành KNPTXHTD cho trẻ. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cung cấp kiến thức cho trẻ, đặc biệt là hình thành KNPTXHTD cho trẻ.

27/45 GV (chiếm 45%) cho rằng môi trường hoạt động chưa đáp ứng được nhu cầu thực hành KNPTXHTD cho trẻ là một khó khăn không nhỏ. Thực tế, các lớp học trên địa bàn thành phố Cao Lãnh - tỉnh Đồng Tháp về trang thiết bị khá đầy đủ và diện tích lớp học rộng. Nhưng làm thế nào để bố trí tạo nên một môi trường giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động thì đó luôn là một khó khăn và thử thách lớn của hầu hết các GV.

26/45 GV (chiếm 57,8%) cho rằng trẻ chưa hào hứng tham gia do khả năng nhận thức của trẻ còn hạn chế. Một số GV trẻ mới ra trường cho rằng chưa có nhiều kinh nghiệm nên rất khó khăn trong việc làm thế nào để hình thành ở trẻ kỹ năng PTXHTD. Bên cạnh đó, một số trẻ chưa có sự tập trung chú ý vào hoạt động, khả năng tiếp thu của trẻ còn chậm nên đây cũng là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho GV khi tổ chức các hoạt động.

21/45 GV (chiếm 46,7%) cho rằng chưa được tiếp cận về nội dung, phương pháp hình thành KNPTXHTD cho trẻ cũng như bản thân chưa nắm vững nội dung và phương pháp hình thành KNPTXHTD cho trẻ. Một vài GV đưa ra ý kiến “Hiện nay, trong chương trình chính thức của nhà trường dành

cho giáo viên chưa đề cập nhiều đến nội dung hình thành KNPTXHTD cho trẻ, chủ yếu những nội dung này được lồng ghép trong các tiết dạy và GV chỉ cung cấp kiến thức một cách thoáng qua vì thế bản thân chưa nắm vững nội dung và phương pháp hình thành KNPTXHTD cho trẻ”.

2.2.2. Thực trạng sử dụng biện pháp hình thành kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

Bảng 2.6. Thực trạng sử dụng biện pháp HTKNPTXHTD cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non (n=45) TT Biện pháp Mức độ sử dụng Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên SL % SL % SL % 1

Sử dụng các phương tiện trực quan: băng hình, video clip, …, giúp trẻ nhận biết tình huống XHTD

43 95,6 2 4,4 0 0

2

Sử dụng trò chơi (trò chơi học tập, trò chơi đóng kịch) giúp trẻ nhận biết và xử lý các tình huống xâm hại tình dục

45 100 0 0 0 0

3 Sử dụng các câu chuyện kể để giáo dục trẻ 38 84,4 7 15,6 0 0 4

Thiết kế nội dung giáo dục kỹ năng PTXHTD cho trẻ theo hướng tích hợp trong các hoạt động

39 86,7 6 13,3 0 0

5 Khuyến khích trẻ đánh giá bạn và tự

đánh giá bản thân qua các trò chơi 41 91,1 4 8,9 0 0

6

Phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong quá trình hình thành KNPTXHTD cho trẻ (cung cấp thông tin, tư vấn trực tiếp, trao đổi, …).

45 100 0 0 0 0

Kết quả bảng 2.6 cho thấy, GV đã sử dụng khá đa dạng các biện pháp nhằm hình thành KNPTXHTD cho trẻ. Tuy nhiên mức độ sử dụng các biện pháp có sự chênh lệch lớn: mức độ sử dụng thường xuyên các biện pháp hầu như không có và 2 mức độ còn lại (thỉnh thoảng và không bao giờ) tương đối cao. Cụ thể:

- Biện pháp được GV sử dụng nhiều nhất đó là: “Sử dụng các câu chuyện kể để giáo dục trẻ”: có 7/45 GV (chiếm 15,6%) chỉ thỉnh thoảng sử dụng biện pháp này và có đến 38/45 GV (chiếm 84,4%) hầu như không bao giờ sử dụng để hình thành KNPTXHTD cho trẻ. Mặc dù có sử dụng biện pháp, nhưng GV chưa có sự đầu tư trong việc lựa chọn những câu chuyện kể để giáo dục trẻ, không có sự chuẩn bị tranh ảnh minh họa mà chỉ cung cấp lý thuyết suôn, sẽ khó đọng lại ở trẻ kiến thức cần thiết và điều quan trọng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc hình thành KNPTXHTD cho trẻ.

- Biện pháp thiết kế nội dung giáo dục kỹ năng PTXHTD cho trẻ theo hướng tích hợp trong các hoạt động: có 6/45 GV (chiếm 13,3%) thỉnh thoảng sử dụng và 39/45 GV (chiếm 86,7%) không sử dụng. GV cho biết nội dung giáo dục kỹ năng PTXHTD cho trẻ được lồng ghép vào một số tiết dạy. Vì thế, GV chỉ giáo dục sơ qua nên trẻ chưa thể nắm được nội dung mà GV truyền đạt trong thời gian ngắn. Và GV cũng chưa thiết kế nội dung riêng để hình thành KNPTXHTD cho trẻ nên việc hình thành kỹ năng cho trẻ không mang lại hiệu quả.

- Biện pháp khuyến khích trẻ đánh giá bạn và tự đánh giá bản thân qua các trò chơi: có 4/45 GV (chiếm 8,9%) thỉnh thoảng sử dụng và 41/45 GV (chiếm 91,1%) không sử dụng. Ở biện pháp này, GV cho biết phần nhiều GV là người nhận xét hoạt động của trẻ, chưa có sự động viên, khuyến khích trẻ đánh giá bạn và tự đánh giá bản thân hoặc chỉ chú ý đến việc nhận xét một cách chung chung, chưa đi sâu vào từng cá nhân trẻ, GV chưa chú ý đến việc nhận xét đánh giá quá trình hoạt động của trẻ.

- Biện pháp “Sử dụng trò chơi (TCHT, TCĐK) giúp trẻ nhận biết và xử lí các tình huống XHTD trẻ”; biện pháp “Sử dụng các phương tiện trực quan: băng hình, video clip, …, giúp trẻ nhận biết tình huống XHTD” và biện pháp “Phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong quá trình hình thành KNPTXHTD cho trẻ” là 3 biện pháp giáo viên hầu như không sử dụng, chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của GV. Chứng tỏ rằng việc lựa chọn 3 biện pháp này là 3 biện pháp mới mà GV ở các trường MN chưa hiểu rõ và sử dụng. Trong khi đó, đây là những biện pháp hình thành KNPTXHTD cho trẻ khá hiệu quả, giúp trẻ có cơ hội, có điều kiện được thực hành, trải nghiệm và được luyện tập thường xuyên nhằm hình thành KNPTXHTD ở trẻ một cách tốt nhất.

Mặc dù các biện pháp được giáo viên lựa chọn và sử dụng, song hiệu quả các biện pháp tác động đến trẻ vẫn chưa cao. Nhìn chung giáo viên lựa chọn biện pháp đàm thoại và dùng lời giải thích là chủ yếu (chiếm đến 17,8%), nên việc hình thành KNPTXHTD cho trẻ chỉ dừng lại mức độ cung cấp lý thuyết suôn, khó có thể hình thành ở trẻ những kỹ năng cần thiết. Bên cạnh đó, nội dung cách làm cụ thể, cách tổ chức như thế nào cho hiệu quả thì vẫn còn là một khó khăn và hạn chế đối với giáo viên mầm non. Cả bốn trường điều tra thực trạng, các giáo viên tự nhận thấy các biện pháp đã áp dụng thiếu cụ thể, chưa thực sự hiệu quả đối với việc hình thành KNPTXHTD cho trẻ. Những hạn chế này là nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành KNPTXHTD cho trẻ 5-6 tuổi hiện nay. Do đó, việc khắc phục, giảm bớt những khó khăn, hạn chế và đưa ra các biện pháp giáo dục cụ thể, hiệu quả là vấn đề đặt ra cho các nhà giáo dục.

Tóm lại, một số biện pháp đã được GV quan tâm và sử dụng nhưng lại chưa phát huy được những hiệu quả nhất định. Kết quả này phản ánh chân thực, khách quan quá trình GD hiện nay, giáo viên còn lúng túng khi lựa chọn và sử dụng các biện pháp hoặc GV chỉ tập trung vào biện pháp này mà xem nhẹ những biện pháp còn lại…tất cả những điều này đều không thể mang lại kết quả như mong muốn. Chính vì vậy, GV cần phải thực hiện một cách đồng

bộ và tích cực hệ thống các biện pháp giáo dục để tăng hiệu quả việc hình thành KNPTXHTD cho trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành kỹ năng phòng tránh xâm hại cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)