Phương pháp khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành kỹ năng phòng tránh xâm hại cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non (Trang 47 - 50)

9. Cấu trúc của luận văn

2.1.4. Phương pháp khảo sát

2.1.4.1. Phương pháp quan sát

- Mục đích: Nhằm khảo sát mức độ biểu hiện về kỹ năng PTXHTD của trẻ

5-6 tuổi thông qua một số hoạt động GV tổ chức ở trường MN và khảo sát các biện pháp mà GV sử dụng để hình thành KNPTXHTD cho trẻ.

- Cách tiến hành:

+ Dự giờ quan sát cách thức tổ chức một số hoạt động của GV, ghi chép lại quá trình tổ chức hoạt động bao gồm phương pháp, phương tiện, hình thức mà GV đã sử dụng.

+ Quan sát trực tiếp quá trình trẻ tham gia các hoạt động để thấy rõ những biểu hiện của trẻ về KNPTXHTD.

+ Đánh giá mức độ biểu hiện về kỹ năng PTXHTD của trẻ 5-6 tuổi tham gia một số hoạt động ở trường MN theo các tiêu chí và thang đánh giá đã được xây dựng.

2.1.4.2. Phương pháp đàm thoại - Mục đích:

+ Tìm hiểu nhận thức, thái độ và biện pháp mà GV đã sử dụng đối với việc

hình thành KNPTXHTD cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN làm cơ sở đề xuất một số biện pháp mới nhằm hình thành KNPTXHTD cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN.

+ Tìm hiểu thực trạng mức độ biểu hiện kỹ năng PTXHTD của trẻ 5-6 tuổi ở trường MN.

- Cách tiến hành

- Trao đổi với giáo viên trong mọi điều kiện nếu có thể để nắm thêm thông tin về thực trạng cũng như cách tổ chức các hoạt động trong việc hình thành KNPTXHTD cho trẻ 5-6 tuổi.

- Đàm thoại với trẻ 5-6 tuổi để nắm được mức độ biểu hiện kỹ năng PTXHTD của trẻ.

2.1.4.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu Anket - Mục đích:

- Nhằm tìm hiểu nhận thức của GV về khái niệm hình thành KNPTXHTD và việc nhận thức của GV về việc hình thành KNPTXHTD cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN.

- Chỉ ra những khó khăn và nguyên nhân của thực trạng trong việc hình thành KNPTXHTD cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

- Cách tiến hành: Sử dụng “Phiếu điều tra đội ngũ GVMN” với bộ câu hỏi

được xây dựng hệ thống và hợp lý về việc hình thành KNPTXHTD cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường MN (ở phụ lục 1) bao gồm những nội dung:

+ Kỹ năng PTXHTD và biểu hiện kỹ năng PTXHTD của trẻ 5-6 tuổi, sự cần thiết của việc hình thành KNPTXHTD.

+ Biện pháp hình thành KNPTXHTD cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN. + Khó khăn và nguyên nhân dẫn đến thực trạng hình thành KNPTXHTD cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN.

2.1.4.4. Phương pháp thực nghiệm (thực nghiệm phát hiện)

- Mục đích: Tìm hiểu thực trạng mức độ biểu hiện kỹ năng PTXHTD của

trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non.

- Cách tiến hành:

+ Sử dụng 3 bài tập tình huống để tìm hiểu mức độ biểu hiện kỹ năng PTXHTD của trẻ 5 - 6 tuổi ở trường MN.

+ Nội dung 3 bài tập khảo sát được xây dựng phù hợp với trẻ 5-6 tuổi (trình bày cụ thể trong phụ lục 4)

+ Đối tượng khảo sát là 80 trẻ (bao gồm cả nam và nữ) ở 4 trường MN, cụ thể: - 25 trẻ trường MN Mỹ Trà - Thành phố Cao Lãnh - tỉnh Đồng Tháp - 15 trẻ trường MN Mỹ Tân - Thành phố Cao Lãnh - tỉnh Đồng Tháp - 25 trẻ trường MN Hồng Gấm - Thành phố Cao Lãnh - tỉnh Đồng Tháp - 15 trẻ trường MN Hoa Sữa - Thành phố Cao Lãnh - tỉnh Đồng Tháp. Đánh giá theo tiêu chí và thang đánh giá (cụ thể ở mục 2.1.5)

- Nội dung các bài tập tình huống XHTD: là những tình huống chứa đựng những nguy cơ gây nguy hiểm cho trẻ và yêu cầu trẻ phải thực hiện.(được trình bày cụ thể ở phụ lục 4)

- Tổ chức cho trẻ xử lý tình huống: Để giúp trẻ thể hiện đúng khả năng của mình và không bị chi phối bởi các yếu tố khách quan, các bài tập tình huống sẽ được giáo viên lồng ghép trong quá trình trẻ tham gia trò chơi.

- Cách thu thập và xử lý thông tin

+ Đầu tiên, quan sát biểu hiện kỹ năng PTXHTD khi trẻ giải quyết tình huống. Sau đó, ghi chép và điền vào phiếu quan sát trẻ.

+ Thứ hai, dựa vào các thang đo đã xây dựng, phân tích kết quả xử lý tình huống của trẻ và đánh giá mức độ hình thành KNPTXH của trẻ trong cả 3 bài tập tình huống.

+ Cuối cùng, tổng hợp các giá trị thu thập được - phân tích và đánh giá thực trạng.

2.1.4.5. Phương pháp thống kê toán học

- Mục đích: Nhằm xử lý kết quả thu được từ việc khảo sát thực trạng hình thành KNPTXHTD cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN.

- Cách tiến hành:

+ Bước 1: Thu thập, ghi chép, tổng hợp số liệu điều tra.

đặc trưng: tính giá trị trung bình, tính độ lệch chuẩn, phương sai... hoặc sử dụng phương pháp toán thống kê: lập bảng, vẽ đồ thị…để đúc kết số liệu.

+ Bước 3: Nhận xét thực trạng trên cơ sở tổng hợp các giá trị thu thập được - phân tích và đánh giá thực trạng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành kỹ năng phòng tránh xâm hại cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)