9. Cấu trúc của luận văn
3.1.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp hình thành kỹ năng phòng tránh
tình dục cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
3.1.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp hình thành kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
3.1.1.1. Hướng tới mục tiêu hình thành KNPTXHTD cho trẻ
Hình thành KNPTXHTD cho trẻ MN là một trong những nội dung trong chương trình GDMN, là nhiệm vụ giữ vai trò quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ MG, giúp hình thành và củng cố, đảm bảo an toàn về mặt thể chất và tinh thần cho trẻ.
Biện pháp hình thành KNPTXHTD cho trẻ là con đường, cách thức hoạt động giúp trẻ có kỹ năng tự bảo vệ bản thân tốt hơn góp phần thực hiện mục tiêu GDMN. Vì vậy, đòi hỏi các biện pháp đã đề xuất phải đảm bảo mục tiêu hình thành KNPTXHTD cho trẻ.
3.1.1.2. Phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ
Tính tích cực có vai trò quyết định giúp trẻ hoạt động có hiệu quả. Từ đó, trẻ biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã được học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. Do đó, khi vận dụng các biện pháp, phải để trẻ hoạt động theo nhu cầu, hứng thú, khả năng và sở thích của trẻ; cần tạo điều kiện cho trẻ được được thực hành, phát huy tính tự lập và bộc lộ khả năng trong quá trình trẻ hoạt động. Như câu nói của nhà giáo dục Nhật Bản: “Hãy cho con bạn một không gian và điểm tựa để tự nó bước vào đời”.
Để đảm bảo nguyên tắc này, biện pháp phải chú trọng đến việc xây dựng môi trường cho trẻ tham gia hoạt động và luôn coi trẻ là chủ thể tích cực trong mọi hoạt động. Bởi lẽ chỉ có thực hành, trẻ mới tích lũy được kinh nghiệm về cách thức hoạt động. Chỉ có sự tham gia vào hoạt động một cách tích cực thì trẻ mới có thể chiếm lĩnh những tri thức mới và hình thành kỹ năng như mong muốn.
3.1.1.3. Phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ MG
Theo nguyên tắc này, việc tổ chức đời sống cho trẻ đến việc giáo dục trẻ trong các hình thức hoạt động ở mọi lúc mọi nơi đều phải dựa vào những đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ [25]. Vì vậy, biện pháp đề xuất phải được xây dựng dựa vào đặc điểm nhận thức của trẻ MG trong quá trình tham gia trò chơi, tác động đến nhu cầu, hứng thú và nhận thức của đứa trẻ để hình thành KNPTXHTD cho trẻ.
Biện pháp phải kế thừa và phát huy những mặt mạnh trong việc tổ chức trò chơi hiện nay ở trường MN, tránh lặp lại những hạn chế nhằm đạt được hiệu quả trong việc tổ chức trò chơi.
Các biện pháp đề xuất đòi hỏi phải xây dựng các trò chơi phù hợp với lứa tuổi trẻ, buộc trẻ luôn nỗ lực suy nghĩ, hạn chế tái tạo lại hành động một cách rập khuôn máy móc. Cần chú ý độ khó của các trò chơi đối với mỗi cá nhân trẻ. Trong mỗi trò chơi luôn ẩn chứa tình huống có vấn đề nên việc thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi một tay nghề sư phạm nhất định, luôn tính đến khả năng thực của trẻ, của từng cá nhân trẻ.
3.1.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn
Thực tiễn hiện nay có vô vàn những tình huống XHTD xảy ra, đối tượng bị xâm hại không ai khác chính là trẻ em. Dựa vào diễn biến cuộc sống thực của trẻ, biện pháp xây dựng phải đảm bảo nội dung giáo dục phù hợp với sự phát triển của trẻ. Từ đó tổ chức một số trò chơi để trẻ được thực hành tiếp cận nhằm hình thành KNPTXHTD cho trẻ một cách hiệu quả nhất.