9. Cấu trúc của luận văn
1.4.3. nghĩa của việc hình thành kỹ năng phòng tránh xâm hại tình
giáo viên nhằm hình thành KNPTXHTD cho trẻ, giúp trẻ có khả năng vận dụng những hiểu biết, vốn kinh nghiệm của bản thân để nhận biết tình huống XHTD hoặc có nguy cơ bị XHTD. Từ đó, xử lý tình huống có hiệu quả nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ, tránh không để trẻ bị XHTD”.
Dựa vào tình hình thực tiễn mà đề tài lựa chọn các trò chơi, tình huống XHTD, tranh ảnh, video clip… phù hợp nhằm hình thành KNPTXHTD cho trẻ. Vì vậy, các biện pháp hình thành KNPTXHTD cho trẻ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chính là công cụ tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ, phụ thuộc vào đặc điểm nhận thức và khả năng của trẻ được quy định bởi mục tiêu và nội dung giáo dục trẻ ở trường MN.
1.4.3. Ý nghĩa của việc hình thành kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi dục cho trẻ 5-6 tuổi
Có thể nói, kỹ năng PTXHTD là một trong những kỹ năng cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ, giúp trẻ chuẩn bị tâm lý sẵn sàng bước vào cuộc sống. Cụ thể: Khi trẻ có kiến thức và kỹ năng PTXHTD sẽ phần nào hạn chế sự phát triển những hành vi tiêu cực từ các đối tượng xấu.
Hình thành KNPTXHTD cho trẻ 5-6 tuổi góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ về các mặt. Cụ thể: Trẻ sẽ trở nên nhạy bén, chủ động hơn, có khả năng ứng phó được với những tình huống khó khăn, những thay đổi, thử thách trong hoàn cảnh sống khi trẻ được người lớn giáo dục kỹ năng PTXHTD một cách đầy đủ và đúng hướng.
Hình thành KNPTXHTD giúp trẻ nhận biết các tình huống XHTD và thực hiện hành động bảo vệ an toàn cho trẻ. Đó là một điểm không thể thiếu trong giáo dục trẻ MN. Bởi lẽ việc hình thành kỹ năng cho trẻ đòi hỏi phải được
thực hiện một cách thường xuyên và liên tục, tạo điều kiện cho trẻ lớn lên trong cuộc sống an toàn. Khi người lớn trang bị cho trẻ những kỹ năng PTXHTD phù hợp, trẻ sẽ được đảm bảo an toàn về mặt thể chất, ổn định về mặt tâm lý góp phần phát triển nhân cách đúng hướng và đầy đủ. Hơn thế nữa, lứa tuổi MN - đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi là giai đoạn trẻ lĩnh hội, học hỏi và tiếp thu rất nhanh những giá trị sống để phát triển toàn diện nhân cách bước vào cuộc sống. Vì vậy, hơn lúc nào hết cần giáo dục các kỹ năng sống đặc biệt là kỹ năng PTXHTD cho trẻ càng sớm càng tốt để trẻ nhận thức đúng đắn và có hành vi phù hợp ngay từ lứa tuổi mầm non góp phần giúp trẻ chủ động bảo vệ bản thân tránh khỏi những nguy cơ không an toàn. Giúp trẻ hòa nhập nhanh với những hoàn cảnh mới xung quanh, phát triển các mối quan hệ giữa trẻ với người lớn, giữa trẻ với trẻ; qua đó lĩnh hội và làm giàu thêm vốn kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng cho bản thân trẻ.
Góp phần trang bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, cụ thể là “kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục”. Nhờ đó, giúp trẻ nhận biết, lựa chọn cách giải quyết và độc lập xử lý những nguy cơ không an toàn mà trẻ có thể gặp phải trong tình huống thực tiễn. Chỉ khi trẻ được rèn luyện, tiếp xúc thường xuyên với các trò chơi và phương tiện trực quan…thì “kỹ năng” mới được hình thành ở trẻ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
1. Hình thành kỹ năng phòng tránh XHTD có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của trẻ, HTKNPTXHTD là khả năng vận dụng kiến thức, vốn kinh nghiệm để nhận biết tình huống XHTD hoặc có nguy cơ bị XHTD. Từ đó, lựa chọn cách giải quyết phù hợp và xử lý tình huống có hiệu quả nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ, tránh không để trẻ bị XHTD.
2. Biện pháp HTKNPTXHTD cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN là cách thức tác động cụ thể của GV đến trẻ nhằm HTKNPTXHTD, giúp trẻ có khả năng vận dụng những hiểu biết, vốn kinh nghiệm của bản thân để nhận biết tình
huống XHTD hoặc có nguy cơ bị XHTD. Từ đó, lựa chọn cách giải quyết phù hợp và xử lý tính huống có hiệu quả nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ, tránh không để trẻ bị XHTD.
Việc đi sâu nghiên cứu và hiểu rõ cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu là điều kiện quan trọng giúp chúng tôi tiến hành khảo sát cơ sở thực tiễn của đề tài về thực trạng sử dụng biện pháp HTKNPTXHTD cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN và đề xuất các biện pháp giáo dục ở chương sau
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HÌNH THÀNH KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI
Ở TRƯỜNG MẦM NON