Kiểm tra đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giảng dạy môn âm nhạc cổ truyền cho sinh viên ĐHSP âm nhạc trường đh đồng tháp (Trang 36 - 42)

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên là một khâu rất quan trọng trong công tác đào tạo bậc đại học. Kiểm tra đánh giá không chỉ nhằm đánh giá năng lực, trình độ nhận thức của sinh viên mà hơn thế nữa nó phải tạo ra động lực thúc đẩy cả quá trình dạy và học. Thông qua kiểm tra đánh giá, sinh viên điều chỉnh phƣơng pháp học tập, GV điều chỉnh phƣơng pháp giảng dạy. Yêu cầu đầu tiên đôi với kiểm tra đánh giá là tính chính xác, khách quan và công bằng. Ngoài ra, phƣơng thức tổ chức kiểm tra đánh giá phải phù hợp với phƣơng thức đào tạo và thực tiễn của nhà trƣờng để tạo điều kiện thuận lợi cho SV và bộ phận quản lý.

Trong những năm qua hoạt động kiểm tra đánh giá môn Âm nhạc cổ truyền của GV âm nhạc ở khoa SP Nghệ Thuật, trƣờng ĐH Đồng Tháp cũng đã có những đổi mới. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên hiện nay vẫn đang thực hiện theo Quy chế Đào tạo Đại học sƣ phạm hệ chính quy (Ban hành kèm theoQuyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Việc kiểm tra đánh giá chất lƣợng học tập cho mỗi học phần gồm 2 loại điểm: điểm kiểm tra thƣờng kỳ, điểm thi kết thúc học phần. Cụ thể:

- Kiểm tra thƣờng kì: + Trọng số 0,4. + Hình thức: tự luận.

+ Nội dung: Các kiến thức của mỗi chƣơng + Thời gian: Sau khi kết thúc mỗi chƣơng - Thi kết thúc học phần.

+ Trọng số 0,4.

+ Hình thức trắc nghiệm.

+ Nội dung: Các kiến thức của mỗi chƣơng + Thời gian: Sau khi kết thúc mỗi chƣơng

Mặc dù các GV đã có những cố gắng trong việc đổi mới kiểm tra đánh giá nhƣng công tác kiểm tra vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế về phƣơng pháp và cách thức. Kết quả bảng 1.16 cho thấy phƣơng pháp kiểm tra đánh giá SV chủ yếu là làm bài kiểm tra trên giấy với hình thức tự luận hoặc trắc nghiệm . Với hình thức này chủ yếu là chứng minh SV nắm vũng kiến thức để giải một số bài tập hoặc giải thích một số hiện tƣợng liên quan đến những kiến thức đã học. Năng lực mà SV đƣợc đánh giá với phƣơng pháp này chủ yếu là năng lực trình bày, diễn đạt lập luận, kỹ năng giải bài tập...Điều này khiến nội dung đánh giá chƣa toàn diện, thiếu khách quan. Kết quả đánh giá chủ yếu phản ánh mức độ biết kiến thức, khả năng hiểu và vận dụng kiến thức của SV còn thấp.

Bên cạnh đó với cách thức kiểm tra này SV thƣờng bị áp đặt , SV không đƣợc lựa chọn và chủ động trong bài kiểm tra hay bài thi, trả lời phải đúng đáp án mới đạt điểm, khác đáp án(có khi là sáng tạo) . Ngoài ra,SV sẽ không ý thức đƣợc vấn đề tự giác trong học tập; đôi khi chƣa đảm bảo đƣợc sự chính xác, khách quan, công bằng. Qua các giờ kiểm tra cho thấy học sinh vẫn còn quay cóp, nhìn và trao đổi bài, ít học sinh có tính tự giác học tập. Hoặc nếu có thì chỉ mang hình thức đối phó. Điều này ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng dạy và học môn Âm nhạc cổ truyền.

Để tìm hiểu sâu hơn và một lần nữa đánh giá về chất lƣợng học tập của SV, chúng tôi đã thống kê kết quả học tập môn Âm nhạc cổ truyền của các khóa 2011-2012, 2012-2013. Kết quả thống kê nhƣ sau:

Bảng 1.13: Kết quả học tập môn Âm nhạc cổ truyền

Khóa Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu kém Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % 2011- 2012 40 10 25,5 18 45 12 30 0 0 2012- 2013 44 12 27,2 21 47,7 11 25 0 0

Kết quả bảng 1.13 cho thấy tỷ lệ SV đạt loại giỏi 26,3%,đạtloại khá 46,3%, đạt loại trung bình 27,5%, loại yếu kém 0%. Với kết quả đó ta thấy mặc dù tỷ lệ SV khá giỏi chiếm khá cao, tuy nhiên với hình thức thi là trắc nghiệm hay tự luậnnhƣ vậy thì GV có đảm bảo đƣợc sự chính xác, khách quan và công bằng không. Và liệu với hình thức thi nhƣ trên thì SV sẽ có đƣợc những kỹ năng cũng nhƣ những năng lực gì của môn âm nhạc cổ truyền khi ra trƣờng. Đó là một vấn đề mà chúng cần lƣu tâm.

Nhƣ vậy, làm sao để có thể vừa có đƣợc những kết quả học tập tốt nhƣ trên mà lại vừa bảo đảm đúng chất lƣợng cho SV khi ra trƣờng, chúng tôi thiết nghĩ cần phải đổi mới phƣơng pháp dạy học cũng nhƣ cần phải đổi mới kiểm tra đánh giá hơn nữa. Từ đó mới nâng cao đƣợc chất lƣợng dạy và học môn Âm nhạc cổ truyền ở khoa SP Nghệ Thuật, trƣờng ĐH Đồng Tháp, đáp ứng tốt với nhu cầu của xã hội ngày nay.

1.2.4.

1.2.4.1. Nhận xét về thực trạng giảng dạy a) Ưu điểm

Thực hiện nghiêm túc lịch trình dạy học, kỹ năng quản lý lớp

GV ngày càng quan tâm nhiều đến tất cả các khâu trong chu trình lên lớp nhƣ thiết kế bài giảng, chuẩn bị bài giờ lên lớp, các phƣơng pháp và kỹ thuật lên lớp, quản lý SV trên lớp, hƣớng dẫn SV chủ động học tập

b)Nhược điểm

Một số GV chƣa nhận thức hết tầm quan trọng của giảng dạy- hoạt động chủ đạo của nhà trƣờng trong giai đoạn đổi mới hiện nay

Một số vấn đề khác diễn ra xung quanh hoạt động giảng dạy của GV nhƣ: - Xây dựng kế hoạch giảng dạy chƣa đƣợc thực hiện đồng bộ hoặc chƣa bảo đảm tính đột phá theo chƣơng trình đổi mới.

- Chƣa đảm bảo đủ chất lƣợng các khâu theo chu trình lên lớp từ việc thết kế bài giảng, áp dụng hiệu quả các phƣơng pháp và kỹ thuật lên lớp, quản lý SV trên lớp cho đến việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV.

- Các hoạt động đổi mới phƣơng pháp dạy học và kiểm tra đánh giá chƣa có sự gắn kết, ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng vẫn mang nặng tính biễu diễn hơn là tính hiệu quả.

1.2.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém

Trong những năm gần đây các giảng viên giảng dạy môn Âm nhạc cổ truyền mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣ: quan tâm đến nhu cầu của ngƣời học, điều chỉnh nội dung và phƣơng pháp dạy học...tuy nhiên kết quả còn hạn chế, chƣa tiến triển một cách tích cực nhƣ mong muốn bởi những nguyên nhân nhƣ sau:

a) Nguyên nhân chủ quan

Ý thức học tập của sinh viên yếu. Các em chỉ chú trọng học các môn thực hành mà ít quan tâm đến các môn học lý thuyết.Việc tham gia học tập thƣờng chỉ mang tính đối phó, không thực chất.

Các tài liệu, giáo trình phục vụ việc dạy và học cũng chƣa đƣợc thống nhất, có những nội dung còn mang tính lý thuyết ít có giá trị ứng dụng đối với ngƣời học vì vậy chƣa thực sự thu hút đƣợc các em.

Phƣơng pháp dạy học còn nặng về thuyết trình,chƣa có sức hấp dẫn , thu hút cao với ngƣời học. Mặc dù việc ứng dụng CNTT đã thực hiệntuy nhiên vẫn còn một số GV thực hiện giáo án điện tử quá đơn giản, chỉ nhƣ là thay thế bài viết trên bảng bằng cách trình chiếu những điều đƣợc soạn bằng máy tính.

Hoạt động giảng dạy vẫn còn dựa vào kinh nghiệm truyền thống, bỏ qua xây dựng kế hoạch. Vì thế, GV đã phải vƣớng mắc không ít những khó khăn trong điều kiện các hoạt động dạy và học đang đƣợc đổi mới mạnh mẽ.

Đổi mới chƣơng trình dạy học, đổi mới phƣơng pháp và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV chƣa có sự gắn kết, điều này dẫn đến chất lƣợng và hiệu quả trong các hoạt động đổi mới dạy học không đƣợc nhƣ mong muốn b) Nguyên nhân khách quan

Về nhân sự: Trình độ của GV không đồng bộ. Trong những năm qua số lƣợng các lớp học tăng dẫn đến số tiết giảng dạy thì nhiều nhƣng đội ngũ GV thì ít khiến cho không ít GV bị quá tải trong giờ dạy, chất lƣợng dạy học kém. Đội ngũ GV trẻ chiếm khá đông nhƣng lại thiếu kinh nghiệm nghề nghiệp.

Về lƣơng và chế độ chính sách: Các chế độ đối với GV chƣa phù hợp, so với yêu cầu nhiệm vụ thì còn bất hợp lý, nguồn tài chính dành cho hoạt động dạy học còn thấp

Về cơ sở vật chất: Hệ thống các phòng chức năng còn thiếu, hệ thống trang thiết bị và các điều kiện hỗ trợ dạy học chƣa thật sự đáp ứng đƣợc điều kiện dạy học trong giai đoạn đổi mới và phát triển giáo dục.

Tiểu kết chƣơng 1

Từ những thực trạng trên và những nghiên cứu, điều tra thực tế tại khoa SP Nghệ Thuật, trƣờng ĐH Đồng Tháp, chúng tôi thấy hoạt động dạy học hiện nay của môn Âm nhạc cổ truyền tuy đã đạt đƣợc những kết quả tốt, song vẫn còn những tồn tại nhất định nhƣ:

-Xây dựng kế hoạch giảng dạy chƣa đƣợc thực hiện đồng bộ hoặc chƣa đảm bảo tính đột phá theo chƣơng trình đổi mới.

- Chƣơng trình học còn nặng về phần lý thuyết, chƣa gắn với thực tiễn, thực hành.

- Chƣa đảm bảo chất lƣợng các khâu theo chu trình lên lớp từ việc thiết kế bài giảng, áp dụng hiệu quả các phƣơng pháp và kỹ thuật lên lớp, quản lý SV trên lớp, hƣớng dẫn SV tự học…cho đến việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV.

- Các hoạt động đổi mới phƣơng pháp dạy học và kiểm tra đánh giá chƣa có sự gắn kết; ứng dụng CNTT trong soạn giảng vẫn mang nặng tính

biễu diễn hơn tính hiệu quả dẫn đến sinh viên tiếp thu kiến thức môn học thụ động, chƣa chủ động chiếm lĩnh tri thức.

- Nhiều SV chƣa biết lập kế hoạch tự học , chƣa sử dụng hợp lý và có hiệu quả thời gian dành cho tự học và nghiên cứu.

Vì vậy, để nâng cao chất lƣợng dạy học, ngƣời GV cần phát huy hơn nữa vai trò chủ đạo, tích cực, tiên phong đổi mới PPDH, đổi mới đồng bộ và hiệu quả các qui trình từ việc lập kế hoạch giảng dạy, chuẩn bị trƣớc giờ lên lớp, hƣớng dẫn SV tự học, thực hiện chƣơng trình dạy học đến việc tổ chức hoạt động dạy học trên lớp và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV, tạo sức mạnh đồng thuận trong quá trình đổi mới toàn diện các hoạt động giáo dục.

Trên cơ sở những kết quả đã nghiên cứu, tìm hiểu về tình hình nhà trƣờng, đội ngũ giảng viên cũng nhƣ về phía sinh viên, đứng trƣớc nhu cầu của xã hội trong tình hình đổi mới hiện nay cũng nhƣ nhu cầu về đội ngũ cán bộ, giảng viên âm nhạc, chúng tôi nhận thấy vấn đề dạy học môn Âm nhạc cổ truyền tại trƣờng cần có những thay đổi thiết thực để chất lƣợng môn học đƣợc cải thiện hơn. Chúng tôi xin đƣa ra một số giải pháp ở chƣơng 2, nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học môn Âm nhạc cổ truyền.

CHƢƠNG 2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giảng dạy môn âm nhạc cổ truyền cho sinh viên ĐHSP âm nhạc trường đh đồng tháp (Trang 36 - 42)