Ứng dụng CNTT trong dạy học môn âm nhạc cổ truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giảng dạy môn âm nhạc cổ truyền cho sinh viên ĐHSP âm nhạc trường đh đồng tháp (Trang 76 - 79)

Xuất phát từ những yêu cầu trên, chúng tôi xin giới thiệu về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế bài học: Nhạc khí dây trong chƣơng trình Âm nhạc cổ truyền, Dự án đào tạo giáo viên THCS, Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm, 2005.

Để giúp sinh viên nắm đƣợc những đặc trƣng và nhận dạng đƣợc những nhạc khí dây cùng một số nét cơ bản, độc đáo của chúng, giáo viên dùng phần mềm Powpoint để thiết kế các Slide nhƣ sau:

Slide 3 Slide 4

Slide 5 Slide 6

Slide 7 Slide 8

Nhƣ vậy nếu giáo viên không sử dụng công nghệ thông tin vào thiết kế bài giảng trên thì không thể nào lột tả đƣợc hết nội dung bài học. Sinh viên không thể nào hình dung đƣợc những đặc trƣng cũng nhƣ về cấu tạo hay âm thanh của nhạc khí và khó có thể thấy sự thông minh, tài trí của cƣ dân ở nƣớc ta trong việc tận dụng nguồn nguyên liệu địa phƣơng để làm nhạc khí cũng nhƣ trong việc chế tạo và sử dụng nhạc khí. Do đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Âm nhạc cổ truyền là một điều cấp thiết hiện nay.

Để thiết kế bài giảng trên, giáo viên có thể sử phần mềm Powpoint hoặc Activestudio (phải có bảng thông minh – Activeboard) kết hợp cùng các tính năng hỗ trợ nhƣ hiệu ứng, âm thanh, hình ảnh…Bên cạnh đó, giáo viên cần sử dụng phần mềm Ultra Video Splitter hoặc Herosoft 3000 để cắt những đoạn phim cần thiết cho bài giảng. Ngoài ra, giáo viên cũng cần có phần mềm Jet Audio hoặc Media Player Classic hoặc Herosoft 3000 để có thể đọc đƣợc những đoạn phim trên. (Tham khảo thêm một số phần mềm ở phụ lục số 5). Nhƣ vậy do đặc thù của bộ môn Âm nhạc cổ truyền cần phải có những tƣ liệu trực quan, sinh động để giúp sinh viên nắm đƣợc kiến thức một cách cụ thể nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Âm nhạc cổ truyền là cấp thiết ở các trƣờng đại học và cao đẳng sƣ phạm hiện nay.

Tóm lại, việc ứng dụng CNTT trong dạy học âm nhạc nói chung và dạy học âm nhạc cổ truyền nói riêng có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, do đặc thù là môn học có tính chất “ƣơm trồng cảm xúc, bồi dƣỡng thẩm mỹ”, việc giảng dạy âm nhạc cổ truyền, mặc dù vẫn chấp nhận sự hỗ trợ của CNTT nhƣng lại không chấp nhận sự xuất hiện thƣờng xuyên, liên tục, thái quá của phƣơng tiện này. Vấn đề đặt ra là mỗi GV âm nhạc phải sáng suốt trong việc áp dụng nhằm phát huy tính tích cực của phƣơng tiện này trong những trƣờng hợp cần thiết sao cho quá trình giảng dạy của mình đạt kết quả mong muốn với mục tiêu là SV không chỉ nắm kiến thức mà còn đƣợc bồi dƣỡng năng lực cảm thụ, năng lực thẩm mỹ và biết hƣớng đến những giá trị chân, thiện, mỹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giảng dạy môn âm nhạc cổ truyền cho sinh viên ĐHSP âm nhạc trường đh đồng tháp (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)