Các hình thức của tự học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giảng dạy môn âm nhạc cổ truyền cho sinh viên ĐHSP âm nhạc trường đh đồng tháp (Trang 84 - 87)

Hình thức tự học đối với môn Âm nhạc cổ truyền bao gồm:

- Tự học trên lớp: nghe giảng, ghi chép, làm bài tập lý thuyết hay thực hiện các bài tập thực hành.

- Tự học ngoài lớp: đọc sách và tài liệu tham khảo, thực hiện các bài tập thực hành

Ngoài ra để hoạt động tự học của SV đạt hiệu quả, GV phải tiến hành các hoạt động dạy cách tự học cho sinh viên, giúp SV có khả năng hình thành và hoàn thiện cả ba mặt nhận thức, thái độ, kỹ năng. Cụ thể:

* Xây dựng kế hoạch học tập

Kế hoạch và phƣơng pháp học tập( học dƣới sự hƣớng dẫn của ngƣời khác và tự học) của mỗi cá nhân là hai thành tố quan trọng góp phần giúp ngƣời học chiếm lĩnh đƣợc tri thức một cách tốt nhất. Xây dựng đƣợc kế hoạch học tập là ngƣời học đã đạt thành công đƣợc một nửa, nếu thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra có thể nói ngƣời học đã đạt tới thành công trong học tập.

* Rèn luyện kỹ năng chuẩn bị bài

Sinh viên phải luôn phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của mình qua khả năng tự đọc, tự phát hiện vấn đề mới, tự tìm cách giải quyết vấn đề và ứng dụng vào thực tiễn. Việc chuẩn bị bài ở nhà theo hƣớng trên đòi hỏi sinh viên phải đầu tƣ thời gian và tâm trí rất lớn. Ngay từ việc đọc, thống kê và ghi nhớ các kiến thức cũng nhƣ việc tìm đọc các tài liệu có liên quan phải thuần thục các thao tác, kỹ năng để không lãng phí thời gian và tri thức.

* Sinh viên tự kiểm tra

Đây là hình thức mà sinh viên tự kiểm tra hoặc kiểm tra lẫn nhau trong giờ ôn tập hoặc đầu giờ. Qua đó, môi trƣờng học tập thân thiện giữa các sinh viên đƣợc tạo ra, phát triển việc tự học của sinh viên và việc kiểm tra một vấn đề có thể đƣợc lặp lại nhiều lần.

Tóm lại vấn đề tự học, tự đào tạo là vô cùng quan trọng đƣợc quan tâm nhiều và khuyến khích trong học tập, bởi vì SV chỉ có thể thành công trong học tập, nghiên cứu khoa học và những thành tựu nhất định trong tƣơng lai cũng bằng quá trình tự học. Thời gian học trong trƣờng, trên giảng đƣờng Đại học bao giờ cũng có hạn, trong khi đó sự phát triển tri thức của loài ngƣời là không bờ bến. Giải quyết mâu thuẫn này không có con đƣờng nào khác là phải tự học và học suốt đời.

2.7.Thực nghiệm giảng dạy

* Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm đƣợc tiến hành nhằm kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã đƣợc xây dựng, qua đó khẳng định tính khả thi của qui trình xây dựng và sử dụng và sử dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy học môn âm nhạc cổ truyền.

Qua quá trình khảo sát, tìm hiểu, phân tích thực trạng, tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học môn âm nhạc cổ truyền tại Trƣờng Đại học Đồng Tháp, tôi tiến hành dạy một số tiết thực nghiệm môn Âm nhạc cổ truyền ở các lớp ĐHSP âm nhạc tại Trƣờng Đại học Đồng Tháp. So sánh đối chiếu với kết quả chúng tôi đã khảo sát ở phần thực trạng. Từ đó rút ra kết luận, nêu ra những vấn đề cần khắc phục để việc dạy học đạt hiệu quả cao hơn.

* Đối tƣợng thực nghiệm.

Chúng tôi chọn đối tƣợng thực nghiệm là sinh viên khoa SP Nghệ Thuật ĐHSAN13 tổng số 43 SV.

* Nhiệm vụ thực nghiệm

- Nghiên cứu nội dung về thể loại hát ru, hò và tiến hành lập kế hoạch dạy học

- Tiến hành bồi dƣỡng về PPDH tích cực cho SV và GV dạy lớp thực nghiệm

- Tiến hành vận dụng PPDH tích cực để giảng dạy chƣơng 2 của môn: Âm nhạc cổ truyền.

- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của lớp thực nghiệm

- Xử lý số liệu, phân tích kết quả TN và rút ra kết luận về tính hiệu quả của các phƣơng pháp đƣợc vận dụng

(chƣơng 2 với thể loại hát ru, hò) tại trƣờng ĐH Đồng Tháp * Thời gian và địa điểm thực nghiệm

Thời gian: sáng thứ năm( tiết 4,5) ngày 02 tháng 04 năm 2015 Địa điểm: Phòng 502 dãy C1- Trƣờng ĐH Đồng Tháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giảng dạy môn âm nhạc cổ truyền cho sinh viên ĐHSP âm nhạc trường đh đồng tháp (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)