Đổi mới phƣơng pháp giảng dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giảng dạy môn âm nhạc cổ truyền cho sinh viên ĐHSP âm nhạc trường đh đồng tháp (Trang 49)

Đổi mới phƣơng pháp giảng dạy nói chung là yêu cầu bắt buộc đối với việc giảng dạy ở mọi cấp độ. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các trƣờng đại học không chỉ trong nƣớc mà còn cả ở nƣớc ngoài thì việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy càng cấp thiết hơn nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo, nâng cao uy tín của một trƣờng đại học. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất lƣợng đào tạo có ảnh hƣởng trực tiếp đến mức độ thỏa mãn của ngƣời học. Một khi ngƣời học đƣợc thỏa mãn, họ

sẵn sàng giới thiệu những ngƣời khác đến học, và vì thế ngƣời học sẽ đăng ký học tập tại trƣờng đó nhiều hơn. Vậy việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy đại học nhƣ thế nào là phù hợp với yêu cầu đào tạo tín chỉ, đặc biệt là môn học âm nhạc cổ truyền là một câu hỏi lớn đối với những ai tham gia giảng dạy học phần này.

Phƣơng pháp giảng dạy từ lâu nay chúng ta vẫn dùng, cho dù có phƣơng tiện máy móc hỗ trợ thì thực chất trong giờ học, ngƣời học vẫn ở thế bị động trong nhận thức và tiếp nhận thông tin. Đặc biệt, đối với việc phát huy đƣợc tính chủ động trong giờ học là một việc hết sức cần thiết. Hơn nữa đối tƣợng giảng dạy ở đây lại là sinh viên, các em là những ngƣời đã trƣởng thành, đã qua kinh nghiệm cuộc sống rất sâu sắc, vì thế kết cấu nội dung bài giảng phải thật sinh động gắn kiến thức lí luận với kiến thức thực tiễn, trên lớp học ngƣời giảng viên phải làm sao kích thích đƣợc tính chủ động của ngƣời học, biến giờ học trên lớp thành môi trƣờng thuận lợi cho ngƣời học để họ có điều kiện tham gia ý kiến, trình bày tham luận, thuyết trình những vấn đề nhận thức mà mình đƣợc nghiên cứu cộng với vấn đề thực tiễn mà mình đang đối mặt, điều ấy sẽ gợi lên niềm say mê, hứng thú đối với ngƣời học, làm cho ngƣời học tự nguyện, tự giác đến với lớp học.

Đổi mới phƣơng pháp giảng dạy không đòi hỏi chúng ta phải tìm ra một phƣơng pháp nào hoàn toàn mới mẻ, đặc thù mà chính là việc chúng ta nghiên cứu các phƣơng pháp sẵn có, trên nền tảng phƣơng châm giáo dục lấy ngƣời học làm trung tâm để lựa chọn cách thức giảng dạy phù hợp nhất.

2.2.1. Bổ sung một số phương pháp mới

Hiện nay, việc tìm kiếm một phƣơng pháp giảng dạy mới để nâng cao chất lƣợng giáo dục đại học tại Việt Nam đang là điều trăn trở của những ai quan tâm đến sự nghiệp trồng ngƣời – từ các cơ quan quản lý giáo dục, lãnh đạo các trƣờng đại học đến các giảng viên trực tiếp đứng lớp. Trƣớc khi đề xuất một phƣơng pháp giảng dạy mới nào đó chúng ta hãy tìm hiểu về

phƣơng pháp giảng dạy truyền thống đã từng tồn tại rất lâu trong nền giáo dục Việt Nam để thấy đƣợc sự cần thiết phải đổi mới phƣơng pháp giảng dạy và học tập ở bậc đại học hiện nay.

Phƣơng pháp giảng dạy truyền thống còn đƣợc gọi là phƣơng pháp thuyết trình. Phƣơng pháp này là mô hình giảng dạy trong đó giảng viên là trung tâm, thuyết giảng các khối kiến thức qua các bài giảng dựa vào các giáo trình,sách giáo khoa…Phƣơng pháp thuyết trình đã có những nền tảng hỗ trợ từ một số công trình nghiên cứu về giáo dục. Mục đích của phƣơng pháp thuyết trình là giúp SV tiếp nhận, xử lý và ghi nhận thông tin, kiến thức…thông qua khả năng nghe và nhìn. Cơ sở khoa học của phƣơng pháp này là ghi thông tin và kiến thức đến bộ não con ngƣời, chúng sẽ đƣợc biến đổi và lƣu vào bộ nhớ ngắn hạn hoặc bộ nhớ dài hạn. Bộ nhớ ngắn hạn là nơi mà trạng thái tƣ duy có ý thức diễn ra. Bộ nhớ dài hạn là nơi mà thông tin đƣợc lƣu trữ. Thông tin có thể đƣợc truy cập lại khi cần thiết. Có lẽ mỗi ngƣời chúng ta ai cũng đã ít nhiều từng nghe thầy cô thuyết trình khi còn ở ghế giảng đƣờng. Vẫn có những giờ thuyết trình thật hấp dẫn với nội dung cô động, rõ ràng, làm chúng ta thêm động cơ học tập. Vẫn có những giờ thuyết trình thật vui vẻ, với cách truyền đạt hài hƣớc, nhẹ nhàng…Đó có thể là một trong những lý do giải thích tại sao phƣơng pháp thuyết trình vẫn còn tồn tại đến bây giờ. Tuy vậy, phƣơng pháp thuyết trình vẫn cũng có một số hạn chế nhất định sau đây:

- Phƣơng pháp thuyết trình không khuyến khích vai trò chủ động của ngƣời học. Sự thụ động làm hạn chế khả năng học và khả năng tập trung của ngƣời học.

- Phƣơng pháp thuyết trình không khuyến khích trao đổi thông tin đa chiều. Giảng viên truyền đạt thông tin một chiều và phải luôn nổ lực tìm hiểu những khó khăn mà ngƣời học gặp phải trong việc tiếp thu nội dung bài giảng.

- Phƣơng pháp thuyết trình không khuyến khích ngƣời học phát triển kỹ năng tổ chức và tổng hợp nội dung

- Với phƣơng pháp thuyết trình, giảng viên không kiểm soát đƣợc thời gian mà ngƣời học dành ra để tìm hiểu bài và ghi nhớ sâu các nội dung đƣợc trình bày.

- Với phƣơng pháp thuyết trình, để học tốt ngƣời học phải lắng nghe, ghi chép, cố nhớ để lặp lại các kiến thức đã đƣợc truyền giảng vì các đề thi cuối khóa, tốt nghiệp, thƣờng yêu cầu gợi lại trí nhớ. Về phƣơng diện tâm lý, ngƣời học phải vận dụng trí nhớ rất nhiều

Để khắc phục những hạn chế của phƣơng pháp thuyết trình, chúng tôi thiết nghĩ nên bổ sung thêm một số phƣơng pháp mới trong dạy học nói chung cũng nhƣ trong dạy học môn âm nhạc cổ truyền nói riêng. Dạy học hiện đại đòi hỏi giảng viên phải tổ chức, điều khiển, làm cố vấn, trọng tài khoa học giúp sinh viên tìm tòi, phát hiện và hành động theo cách riêng, độc lập, sáng tạo. Sinh viên đƣợc đối thoại, trình bày, năng động tự tổ chức, tự điều khiển, tự lựa chọn để phát triển tối đa.

Ngày nay đã có rất nhiều phƣơng pháp mới để có thể giúp GV nâng cao chất lƣợng dạy học. Tuy nhiên , tùy vào mỗi bài học, môn học hay ngành học mà ngƣời GV sử dụng các phƣơng pháp dạy học cho phù hợp. Riêng đối với môn Âm nhạc cổ truyền tôi xin đề xuất bổ sung một số phƣơng pháp sau đây [23]:

2.2.1.1. Phương pháp trực quan

Phƣơng pháp trực quan là nhóm phƣơng pháp tổ chức dạy học sao cho sinh viên có thể sử dụng nhiều giác quan vào quá trình học tập. Phƣơng pháp này sẽ giúp sinh viên hiểu sâu hơn, nhớ chính xác hơn và vận dụng kiến thức linh hoạt hơn. Trong nhóm phƣơng pháp trực quan đối với dạy học môn Âm nhạc cổ truyền có thể sử dụng một số phƣơng pháp sau:

Yêu cầu đối với dạy và học là phải có đồ dùng dạy học. Đặc biệt đối với các môn lý luận chuyên ngành, giáo cụ trực quan là một phần quan trọng của nội dung bài giảng. Muốn sinh viên hiểu đƣợc các nhạc khí cổ truyền hay thể loại ca nhạc cổ truyền thì phải cho sinh viên thấy đƣợc hay nghe đƣợc âm thanh của các loại nhạc cụ hay các thể loại ca nhạc cổ truyền. Muốn thực hiện đƣợc mục tiêu bài dạy cần phải có phƣơng tiện trực quan để minh hoạ cho nội dung bài giảng sau khi giảng viên đã thuyết trình. Phƣơng tiện trực quan bao gồm: Tranh, ảnh, băng, đĩa hình, máy chiếu… Để minh hoạ đạt đƣợc kết quả tốt phƣơng tiện trực quan để minh hoạ cần đảm bảo một số yêu cầu sau:

+ Tranh ảnh, video minh hoạ nếu khác xa với nguyên mẫu sẽ làm cho sinh viên cảm nhận sai lệch về nhạc khí và thể loại ca nhạc dẫn đến sự đánh giá sai về nhạc khí hay một thể loại ca nhạc nào đó.

+ Minh hoạ cần đƣa ra đúng lúc, hợp lý, vừa đủ và gắn bó với nội dung bài giảng. Minh hoạ phải chọn lọc. Không nên đƣa ra quá nhiều dẫn đến sinh viên không tập trung vào vấn đề trọng tâm của bài học. Những tác phẩm đƣợc chọn lọc phải có đặc trƣng tiêu biểu làm sáng tỏ nội dung cần truyền thụ. Minh hoạ đẹp, phong phú, phƣơng pháp trực quan hiện đại sẽ làm tăng thêm tính hấp dẫn của tiết học và thuyết phục sinh viên.

Ví dụ khi dạy bài: Họ thân vang, sau khi thuyết trình, muốn sinh viên hiểu đƣợc những nhạc cụ nào thuộc họ thân vang, tôi đã chọn và chiếu lên màn hình những minh hoạ nhƣ sau:

+ Một số bức ảnh về trống đồng, cồng chiêng, đàn t’rƣng, sênh tiền, đuống (luống), não bạt, chũm chọe

+ Cho sinh viên nghe một số âm thanh của các nhạc khí

Trong khi trình bày minh họa, tôi đã hƣớng cho sinh viên quan sát, tập trung vào những vấn đề đƣợc gợi mở. Ví dụ nhƣ: tên gọi của nhạc cụ, cấu tạo, phƣơng thức diễn tấu, âm thanh của nhạc cụ. Sinh viên thảo luận, trả lời, giáo viên đánh giá và tổng kết.

Sử dụng phƣơng pháp minh hoạ cần kết hợp với nhóm phƣơng pháp dùng lời sẽ giúp sinh viên nắm bài tốt hơn. Khi sử dụng phƣơng pháp này tôi luôn chú ý đến những nội dung khó và quan trọng trong bài để lựa chọn minh hoạ, vì minh hoạ cũng là một phần trong nội dung dạy học. Sử dụng trực quan phù hợp là góp phần nâng cao chất lƣợng bài dạy.

b. Phƣơng pháp hƣớng dẫn sinh viên làm giáo cụ trực quan

Việc chuẩn bị minh hoạ, giáo cụ trực quan không phải chỉ là phần chuẩn bị của giảng viên. Sinh viên có thể chủ động tham gia vào quá trình dạy học. Tôi đã tổ chức cho sinh viên làm giáo cụ trực quan thông qua hoạt động vẽ hoặc sƣu tầm tranh ảnh, hay tập làm một số nhạc cụ đƣợc làm bằng chất liệu tre nứa. Với hoạt động này sinh viên bƣớc đầu nắm đƣợc nội dung của bài học. Ví dụ với bài: Hát quan họ Để sinh viên có thể chủ động tiếp cận, tìm hiểu các kiến thức của hát quan họ, trong khi thiết kế bài dạy tôi đã tổ chức cho các nhóm sƣu tầm các tranh ảnh , video về quan họ. Hoạt động này đƣợc thực hiện ở nhà, trƣớc một tuần. Sinh viên đã rất hứng thú khi tham gia làm giáo cụ trực quan phục vụ cho giờ học Trƣớc khi sinh viên tiến hành sƣu tầm tanh ảnh, tƣ liệu hay cá video thì tôi đƣa ra một số gợi ý để hƣớng các em vào việc chủ động khám phá những nội dung chính của bài học. Đến lớp các nhóm sinh viên tự trình bày quá trình từ thâm nhập, khám phá thực tế đến quá trình hình thành ý tƣởng và thể hiện trong tác phẩm hoặc cảm nhận về tác phẩm đã sƣu tầm. Trên cơ sở đó tôi đã củng cố đƣa ra vần đề cốt lõi sinh viên cần phải ghi nhớ.

Khi giao bài tập cho sinh viên, tôi nêu rõ yêu cầu cụ thể phù hợp với nội dung bài học, không để sinh viên sao chép một cách tuỳ tiện sẽ không đáp ứng đƣợc yêu cầu của bài học.

Giờ học đã diễn ra sôi nổi, hào hứng. Với hoạt động này sinh viên đã biết kết hợp giữa kiến thức chuyên môn và lý luận để có thể hát tốt các bài dân ca quan họ

Tuy nhiên hoạt động này cũng chỉ áp dụng đƣợc đối với những lớp sinh viên có trình độ tƣơng đối đồng đều, có năng lực nhất định mới có thể mang lại hiệu quả nhƣ mong muốn.

Phƣơng pháp trực quan là phƣơng pháp có hiệu quả đối với việc dạy học môn Âm nhạc cổ truyền. Tuy nhiên để giờ học đạt đƣợc hiệu quả thì phƣơng pháp này cần đƣợc kết hợp với nhiều phƣơng pháp khác . Nếu chỉ dùng trực quan để minh hoạ cho bài giảng, sinh viên vẫn có thể chƣa tích cực, chủ động trong học tập, giảng viên vẫn làm việc là chủ yếu, sinh viên vẫn tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Để đáp ứng nhu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Có thể nói theo cách khác là tích cực hoá quá trình học tập của sinh viên trong dạy và học môn Âm nhạc cần sử dụng trực quan để nêu và giải quyết vấn đề, đƣa sinh viên vào tình huống có vấn đề để giúp sinh viên tƣ duy, tìm ra kiến thức mới tiềm ẩm trong các tác phẩm nghệ thuật.

2.2.1.2. Tăng cường phương pháp vấn đáp

Vấn đáp (đàm thoại) là phƣơng pháp trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để sinh viên trả lời hoặc sinh viên có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên. Mục tiêu để giảng viên/ ngƣời hƣớng dẫn nắm đƣợc nhanh chóng thông tin về lĩnh hội kiến thức của sinh viên. Đây là căn cứ quan trọng để bổ sung những phần mà SV cần ôn lại kiến thức.

Giảng viên nên thƣờng xuyên ra câu hỏi cho sinh viên và đảm bảo rằng các câu hỏi này phù hợp với chủ đề. Câu hỏi làm sao cho tất cả sinh viên đều trả lời đƣợc, nhƣ vậy mới tạo điều kiện để mọi ngƣời cùng tham gia. Nếu SV gặp khó khăn khi trả lời thì GV không nên giải đáp ngay. GV có thể thay đổi câu hỏi, giúp đỡ SV, gợi ý hoặc nhờ SV khác lên giúp SV đó trả lời. Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, ngƣời ta phân biệt các loại phƣơng pháp vấn đáp:

- Vấn đáp tái hiện: giáo viên đặt câu hỏi chỉ yêu cầu sinh viên nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ không cần suy luận. Vấn đáp tái hiện không đƣợc xem là phƣơng pháp có giá trị sƣ phạm. Đó là biện pháp đƣợc dùng khi cần đặt mối liên hệ giữa các kiến thức vừa mới học.

Ví dụ minh họa:

+ Hãykể tên một vài nhạc khí thuộc họ thân vang mà anh/chị biết (chƣơng 1, giáo trình Âm nhạc cổ truyền)

+ Ca nhạc đời thƣờng bao gồm những thể loại gì?( chƣơng 2, giáo trình Âm nhạc cổ truyền)

+ Hãy cho một số ví dụ về các bài hò mà các anh/chị biết.( chƣơng 2, giáo trình Âm nhạc cổ truyền)

- Vấn đáp giải thích- minh họa: Nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề tài nào đó, giáo viên lần lƣợt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh họa để sinh viên dễ hiểu, dễ nhớ. Phƣơng pháp này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của các phƣơng nghe- nhìn.

Ví dụ minh họa: Để giúp SV tìm hiểu nhận dạng nhạc khí sáo cùng một số nét cơ bản , độc đáo – Bài họ hơi( Chƣơng 1: Nhạc khí cổ truyền, Giáo trình môn Âm nhạc cổ truyền) GV có thể tiến hành nhƣ sau:

Bƣớc 1,2: GV mở một video độc tấu về sáo. Sau đó GV nêu lần lƣợt từng câu hỏi, sau mỗi câu hỏi mời một số SV trả lời, các SV khác bổ sung ý kiến. Các câu hỏi có thể sử dụng là:

+ Nhạc khí đƣợc chiếu trong video là nhạc khí gì? + Chất liệu của nhạc khí đó đƣợc làm bằng gì? + Hãy nêu cấu tạo của nhạc khí?

+ Hãy trình bày phƣơng thức diễn tấu của nhạc khí?

Bƣớc 3. Tổng kết ý kiến rút ra kết luận: sáo là nhạc khí hơi đơn chiếc( chỉ dùng một ống), bằng tre, nứa, trúc, thổi ngang, không dăm, không lƣỡi gà và có nhiều lỗ bấm. Âm thanh trong sáng, tƣơi tắn. Đƣợc dùng trong nhiều môi trƣờng sinh hoạt khác nhau, kể cả môi trƣờng tín ngƣỡng tôn giáo cũng nhƣ đời thƣờng, môi trƣờng dân gian cũng nhƣ cung đình.

- Vấn đáp tìm tòi: giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi đƣợc sắp xếp hợp lý để hƣớng sinh viên từng bƣớc phát hiện ra bản chất của sự vật, tính qui luật của hiên tƣợng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết. Giáo viên tổ chức sự trao đổi ý kiến, kể cả tranh luận giữa thầy với cả lớp, có khi giữa sinh viên với sinh viên, nhằm giải quyết một vấn đề xác định. Trong vấn đáp tìm tòi giáo viên giống nhƣ ngƣời tổ chức sự tìm tòi, còn sinh viên giống nhƣ ngƣời tự lực phát hiện kiến thức mới. Vì vậy, khi kết thúc cuộc đàm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giảng dạy môn âm nhạc cổ truyền cho sinh viên ĐHSP âm nhạc trường đh đồng tháp (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)