Đƣa một số nội dung môn âm nhạc cổ truyền vào chƣơng trình ngoạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giảng dạy môn âm nhạc cổ truyền cho sinh viên ĐHSP âm nhạc trường đh đồng tháp (Trang 79)

khoá.

Hoạt động ngoại khóa là các hoạt động nằm ngoài chƣơng trình học chính khóa. Hoạt động ngoại khóa liên quan đến tất cả các hoạt động văn hóa- thể thao – giải trí – xã hội ngoài giờ học trên lớp. Đây là một trong những sân chơi để học sinh, sinh viên tự nguyện tham gia theo nhu cầu, khả năng của bản thân. Đối với sinh viên, hoạt động ngoại khóa, đóng vai trò rất lớn không chỉ trong quá trình tham gia học tập tại giảng đƣờng đại học mà còn sau khi ra trƣờng.

Trong các trƣờng đại học hoạt động âm nhạc ngoại khóa chiếm một vị trí quan trọng trong các hoạt động chung của nhà trƣờng. Nhờ tính chất phong trào cộng đồng, đơn giản, dễ tham gia mà hoạt động ngoại khóa đã thu hút đƣợc nhiều sinh viên tham gia.

Hoạt động ngoại khóa âm nhạc có vị trí rất quan trọng trong công tác giáo dục âm nhạc trong nhà trƣờng. Các hoạt động ngoại khóa âm nhạc kết hợp cùng với các hoạt động dạy học tạo thành một cấu trúc giáo dục âm nhạc trƣờng học hoàn chỉnh, góp phần hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục. Hoạt động ngoại khóa âm nhạc cùng với giảng dạy âm nhạc chính khóa là một thể thống nhất của giáo dục âm nhạc, song song cùng tồn tại, hỗ trợ, và bổ sung cho nhau.

Hoạt động ngoại khóa âm nhạc bổ sung kiến thức thực hành, lý thuyết cho giờ chính khóa, nhƣng nó cũng có những điểm riêng mà giáo dục âm nhạc chính khóa không có đƣợc, hoạt động này cùng với giáo dục âm nhạc chính khóa hình thành nên một thể thống nhất của môn học âm nhạc trong trƣờng học. Vì vậy, trong quá trình tổ chức, hƣớng dẫn hoạt động ngoại khóa âm nhạc, giáo viên cần nắm rõ đƣợc đặc điểm phát triển tâm sinh lý học sinh (lứa tuổi, giới tính, sức khỏe, nhu cầu, sở thích âm nhạc…) các điều kiện cần thiết để thực hiện công tác này hiệu quả. Một số nguyên tắc cơ bản của hoạt động ngoại khóa đó là: hoạt động ngoại khóa âm nhạc mang tính giáo dục

truyền thống, đáp ứng nhu cầu, sở thích của sinh viên, mang tính chất tự nguyện, tự giác, có chƣơng trình, kế hoạch cụ thể, xã hội hóa hoạt động ngoại khóa âm nhạc, đảm bảo tính phổ thông, đại chúng và đảm bảo đúng theo định hƣớng và mục tiêu trong giáo dục.

Mục đích của hoạt động ngoại khóa âm nhạc nhằm thỏa mãn nhu cầu đƣợc tham gia các hoạt động của sinh viên …Qua đó, hoạt động ngoại khóa âm nhạc, giáo viên lồng ghép một số nội dung giáo dục âm nhạc nhằm củng cố các kiến thức đã học trên lớp và tạo môi trƣờng vận động, vui chơi, giải trí lành mạnh, hƣớng sinh viên vào các hoạt động tích cực, tránh xa các tệ nạn xã hội, nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của âm nhạc dân tộc, biết tiếp thu những giá trị tốt đẹp của nhân loại, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc từ đó định hƣớng nhu cầu và thị hiếu âm nhạc đúng đắn cho sinh viên

Việc đƣa một số nội dung của môn âm nhạc cổ truyền vào hoạt động ngoại khóa âm nhạc ở trƣờng ĐH Đồng Tháp có tác dụng to lớn đối với việc bảo tồn và lƣu giữ các giá trị tinh thần mà ông cha để lại, mang lại cho sinh viên sự hứng thú khi đƣợc tìm hiểu về đời sống tinh thần, những nét văn hóa đặc sắc của quê hƣơng

Để tổ chức việc đƣa một số nội dung của môn âm nhạc cổ truyền vào hoạt động ngoại khóa âm nhạc tại trƣờng ĐH Đồng Tháp đạt hiệu quả, chúng tôi tiến hành các bƣớc tuần tự sau đây:

Thứ nhất là nâng cao nhận thức, giáo dục tuyền truyền

Thành lập đội phát thanh trong nhà trƣờng, thành viên là 05 em sinh viên, có giọng đọc truyền cảm, lƣu loát và có khả năng viết các bài phát thanh hoàn chỉnh về bố cục, có chiều sâu về nội dung, giáo viên dạy môn âm nhạc cổ truyền là ngƣời trực tiếp quản lý và điều hành đội phát thanh, tham gia viết và duyệt nội dung trƣớc khi phát thanh (nội dung các bài phát thanh phải đƣợc giáo viên dạy môn âm nhạc cổ truyền duyệt trƣớc)

Thực hiện phát thanh một số làn điệu dân ca của các vùng miền trong các giờ ra chơi, đan xen các buổi sinh hoạt tập thể, phát thanh các làn điệu dân ca do các nghệ nhân hát nhằm giới thiệu tới toàn thể các em về nguồn gốc, giá trị tinh thần của âm nhạc cổ truyền. Các buổi phát thanh cần linh hoạt trong việc xây dựng nội dung và thay đổi theo từng tuần, từng quý, thu âm những lời giới thiệu các truyền thuyết do nghệ nhân kể về nhạc khí hay các thể loại ca nhạc cổ truyền.

Qua các buổi phát thanh dành một thời lƣợng để tuyên truyền về truyền thống hiếu học, thu hút sự quan tâm của đông đảo sinh viên. Ngoài công tác phát thanh tuyên truyền Nhà trƣờng nên tổ chức chƣơng trình trò chuyện với các nghệ nhân, thông qua chƣơng trình sinh viên đƣợc trò chuyện, đặt câu hỏi với nghệ nhân. Nghệ nhân sẽ giới thiệu về nguồn gốc, giá trị của thể loại ca nhạc cổ truyền và tham gia biễu diễn một số làn điệu. Thông qua buổi giao lƣu, sinh viên có cơ hội tìm hiểu về nguồn gốc của các làn điệu dân ca, nội dung và ý nghĩa của các làn điệu dân ca đó.

Thứ hai, dã ngoại tìm hiểu về nguồn gốc, giá trị của âm nhạc cổ truyền

Trong các hoạt động ở phần trên, sinh viên đã có nhận thức và hiểu biết nhất định về âm nhạc cổ truyền. Với những hiểu biết đó, chúng tôi thấy cần phải tổ chức các buổi dã ngoại ở một số vùng nhƣ Tây nguyên để giúp sinh viên có thể biết thêm về văn hóa cồng chiêng, hay đến Huế để biết đƣợc nhã nhạc cung đình Huế…hoặc đơn giản hơn có thể tổ chức cho sinh viên đi tham quan các bảo 74ung có lƣu giữ những nhạc khí cổ truyền hay đi thực tế ở địa phƣơng gần nhất. Qua các buổi dã ngoại, giáo viên định hƣớng cho sinh viên cho sinh viên tìm hiểu về nguồn gốc, giá trị truyền thống, trang phục, đạo cụ biểu diễn của các thể loại ca nhạc cổ truyền, tìm hiểu thông qua các ngƣời dân ở đia phƣơng(nơi sinh viên đi dã ngoại), các cụ cao niên trong làng. Sau buổi dã ngoại, giáo viên cho sinh viên viết thu hoạch về những gì đã tìm hiểu đƣợc. Giáo viên tổng hợp lại tất cả các thông tin đã tìm hiểu đƣợc, sau đó sắp xếp lại và giảng cho sinh viên nghe theo hệ thống hoàn chỉnh nhất, đồng thời có

lời khen, điểm thƣởng, giấy chứng nhận động viên khích lệ…Nhƣ vậy, sinh viên sẽ hiểu rõ hơn về âm nhạc cổ truyền, từ đó các em sẽ có ý thức giữ gìn, tự hào về quê hƣơng mình.

Thứ ba, kết hợp với GV dạy môn dân ca thành lập câu lạc bộ hát dân ca

Việc thành lập câu lạc bộ dân ca trong trƣờng ĐH Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết để giáo dục các em về truyền thống cha ông thông qua các làn điệu dân ca, các em là đối tƣợng trao truyền để gìn giữ và nuôi dƣỡng các làn điệu hát độc đáo của quê hƣơng.

Dân ca là một trong những tinh hoa văn hóa của dân tộc của dân tộc Việt Nam đang đƣợc qua tâm và gìn giữ, đối với giáo dục các làn điệu dân ca cũng đã đƣợc đƣa vào trong chƣơng trình học của các bậc học. Tuy nhiên, về chƣơng trình môn âm nhạc ở bậc học này thì các bài hát dân ca đƣa vào còn rất hạn chế về số lƣợng nên chƣa phát huy đƣợc vai trò, do vậy sự hiểu biết của sinh viên còn rất hạn chế.

Câu lạc bộ Dân ca đƣợc thành lập sẽ tập trung các em có khả năng về âm nhạc, yêu thích các thể loại dân ca, qua đó đinh hƣớng giáo dục về truyền thống để các em có thêm những hiểu biết về nguồn gốc, xuất sứ của các loại hình dân ca. Tổ chức này là nơi rèn luyện cho các em kỹ năng ca hát, biễu diễn và tham gia hoạt động văn nghệ trong Nhà trƣờng, góp phần hình thành tình cảm yêu thích đối với hát dân ca, để từ đó các em có thể tham gia nhiệt tình hơn vào câu lạc bộ dân ca.

Thứ tư là, tổ chức thi hát dân ca và tìm hiểu âm nhạc cổ truyền các dân tộc VN

Thi hát dân ca cấp trƣờng mang ý nghĩa giáo dục truyền thống với sinh viên, tạo sân chơi bổ ích nhằm thu hút các em tham gia các hoạt động tập thể có ý nghĩa, tạo không khí vui vẻ, sôi nổi trong Nhà trƣờng, giúp sinh viên biết đƣợc nhiều làn điệu dân ca thông qua biễu diễn và xem biểu diễn trong hội thi. Hội thi là sân chơi nhằm phát hiện các sinh viên có năng khiếu về ca hát để có kế hoạch bồi dƣỡng tập luyện và tham gia biễu diễn. Thông qua hội thi

sẽ tăng thêm tinh thần đoàn kết của tập thể, sinh viên sẽ có trách nhiệm hơn với mọi ngƣời xung quanh. Hội thi hát Dân ca đƣợc tổ chức sẽ là sân chơi có tác dụng củng cố kiến thức về dân ca, giới thiệu tới sinh viên toàn trƣờng và qua đó thu hút sự yêu thích của các em với các làn điệu dân ca.

Hoạt động ngoại khóa âm nhạc đặc biệt là âm nhạc cổ truyền không chỉ góp phần nâng cao khả năng tƣ duy độc lập, tăng cƣờng khả năng sáng tạo trong học tập, kích thích lòng ham muốn tìm tòi, khám phá những kiến thức mới của ngƣời học mà còn góp phần hoàn thiện khả năng chuyên môn và kỹ năng sƣ phạm của ngƣời thầy trong quá trình chuẩn bị và “ đồng hành” với ngƣời học khám phá kiến thức mới.

Với những điều trình bày trên đây, để góp phần cải thiện thực trạng ngại học môn âm nhạc cổ truyền của sinh viên hiện nay, thiết nghĩ việc đƣa một số nội dung âm nhạc cổ truyền vào hoạt động ngoại khóa trong trƣờng Đại học là một hoạt động chuyên môn bổ ích, lý thú, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học môn âm nhạc cổ truyền ngày một tốt hơn. Ngoài ra thông qua các hoạt động đó, SV sẽ thấy đƣợc truyền thống yêu âm nhạc của ông cha ta, sự phong phú và một số nét sáng tạo trong âm nhạc cổ truyền Việt Nam, qua đó củng cố và nâng cao lòng yêu mến, tự hào với những di sản âm nhạc cổ truyền của dân tộc để có thể truyền lại cho hoc phổ thông trong những bài giảng về Âm nhạc thƣờng thức sau này.

2.6. Hướng dẫn sinh viên tự học.

Bản chất học chế tín chỉ là đào tạo theo nhu cầu ngƣời học. Ngƣời học tự xây dựng mục tiêu học tập rồi tự chọn môn học để thực hiện mục tiêu đề ra thông qua kế hoạch học tập tự lập. Khi đó hoạt động đào tạo chuyển từ dạy làm chính sang học làm chính – ngƣời học chủ động chiếm lĩnh kiến thức – kỹ năng và phẩm chất cho mình. Để thực hiện đƣợc điều này đòi hỏi mỗi SV cần phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu cho bản thân.

2.6.1. Tự học

Tự học, tự nghiên cứu là một trong những xu thế của thời đại. Đây cũng là chủ trƣơng của Đảng, của Bộ Giáo dục& Đào tạo và đƣợc cụ thể hóa trong Luật Giáo dục “ Cải tiến phƣơng pháp giảng dạy và học tập theo hƣớng tích cực hóa hoạt động học tập, phát huy tính chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh…”(NQ TW2 – Luật Giáo dục)

Sinh viên có phát huy đƣợc năng lực tự học, tự nghiên cứu mới hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức. Chính trong quá trình này, tƣ duy độc lập, tƣ duy phê phán, tƣ duy sáng tạo đƣợc nảy nở và phát triển. Để biến những kiến thức khoa học tích lũy từ nhiều thế hệ của nhân loại thành kiến thức của chính mình đòi hỏi mỗi sinh viên phải tự học, đây là cơ sở để ngƣời học có thể học suốt đời, nâng cao trình độ trong cuộc sống.

Tự học có vai trò rất quan trọng, quyết định kết quả học tập của SV. Chính vì vậy, đòi hỏi mỗi SV cần tích cực chủ động, độc lập tìm tòi, khám phá để lĩnh hội tri thức bằng chính hành động của bản thân nhƣng không tách rời sự tổ chức, điều khiển của GV. Hơn nữa, để tự học đạt kết quả cao, SV cần thể hiện rõ tính mục đích, tính kế hoạch cao, có thái độ tích cực và có những kỹ năng tự học nhằm thõa mãn nhu cầu hiểu biết riêng, theo sở thích, hứng thú của bản thân về những tri thức nằm ngoài chƣơng trình đào tạo qui định của nhà trƣờng, những tri thức mở rộng sự hiểu biết, phục vụ cuộc sống và nghề nghiệp của họ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.6.2. Các hình thức của tự học

Hình thức tự học đối với môn Âm nhạc cổ truyền bao gồm:

- Tự học trên lớp: nghe giảng, ghi chép, làm bài tập lý thuyết hay thực hiện các bài tập thực hành.

- Tự học ngoài lớp: đọc sách và tài liệu tham khảo, thực hiện các bài tập thực hành

Ngoài ra để hoạt động tự học của SV đạt hiệu quả, GV phải tiến hành các hoạt động dạy cách tự học cho sinh viên, giúp SV có khả năng hình thành và hoàn thiện cả ba mặt nhận thức, thái độ, kỹ năng. Cụ thể:

* Xây dựng kế hoạch học tập

Kế hoạch và phƣơng pháp học tập( học dƣới sự hƣớng dẫn của ngƣời khác và tự học) của mỗi cá nhân là hai thành tố quan trọng góp phần giúp ngƣời học chiếm lĩnh đƣợc tri thức một cách tốt nhất. Xây dựng đƣợc kế hoạch học tập là ngƣời học đã đạt thành công đƣợc một nửa, nếu thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra có thể nói ngƣời học đã đạt tới thành công trong học tập.

* Rèn luyện kỹ năng chuẩn bị bài

Sinh viên phải luôn phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của mình qua khả năng tự đọc, tự phát hiện vấn đề mới, tự tìm cách giải quyết vấn đề và ứng dụng vào thực tiễn. Việc chuẩn bị bài ở nhà theo hƣớng trên đòi hỏi sinh viên phải đầu tƣ thời gian và tâm trí rất lớn. Ngay từ việc đọc, thống kê và ghi nhớ các kiến thức cũng nhƣ việc tìm đọc các tài liệu có liên quan phải thuần thục các thao tác, kỹ năng để không lãng phí thời gian và tri thức.

* Sinh viên tự kiểm tra

Đây là hình thức mà sinh viên tự kiểm tra hoặc kiểm tra lẫn nhau trong giờ ôn tập hoặc đầu giờ. Qua đó, môi trƣờng học tập thân thiện giữa các sinh viên đƣợc tạo ra, phát triển việc tự học của sinh viên và việc kiểm tra một vấn đề có thể đƣợc lặp lại nhiều lần.

Tóm lại vấn đề tự học, tự đào tạo là vô cùng quan trọng đƣợc quan tâm nhiều và khuyến khích trong học tập, bởi vì SV chỉ có thể thành công trong học tập, nghiên cứu khoa học và những thành tựu nhất định trong tƣơng lai cũng bằng quá trình tự học. Thời gian học trong trƣờng, trên giảng đƣờng Đại học bao giờ cũng có hạn, trong khi đó sự phát triển tri thức của loài ngƣời là không bờ bến. Giải quyết mâu thuẫn này không có con đƣờng nào khác là phải tự học và học suốt đời.

2.7.Thực nghiệm giảng dạy

* Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm đƣợc tiến hành nhằm kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã đƣợc xây dựng, qua đó khẳng định tính khả thi của qui trình xây dựng và sử dụng và sử dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy học môn âm nhạc cổ truyền.

Qua quá trình khảo sát, tìm hiểu, phân tích thực trạng, tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học môn âm nhạc cổ truyền tại Trƣờng Đại học Đồng Tháp, tôi tiến hành dạy một số tiết thực nghiệm môn Âm nhạc cổ truyền ở các lớp ĐHSP âm nhạc tại Trƣờng Đại học Đồng Tháp. So sánh đối chiếu với kết quả chúng tôi đã khảo sát ở phần thực trạng. Từ đó rút ra kết luận, nêu ra những vấn đề cần khắc phục để việc dạy học đạt hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giảng dạy môn âm nhạc cổ truyền cho sinh viên ĐHSP âm nhạc trường đh đồng tháp (Trang 79)