Cải tiến chƣơng trình và nội dung giáo trình giảng dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giảng dạy môn âm nhạc cổ truyền cho sinh viên ĐHSP âm nhạc trường đh đồng tháp (Trang 42)

2.1.1. Đề xuất cải tiến chương trình

Để có đƣợc một chƣơng trình âm nhạc cổ truyền vừa đảm bảo những yêu cầu nói trên, vừa phù hợp với thời lƣợng cho phép( 30 tiết), vừa sát thực hơn với mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo, chúng tôi xin đề xuất một số vấn đề cụ thể sau đây:

*Điều chỉnh chƣơng trình theo hƣớng tinh giản, cơ bản, thiết thực

Tinh giản là làm cho chƣơng trình bớt rƣờm rà, ôm đồm, nặng nề nhƣng phải giữ lại, thậm chí bổ sung và tăng cƣờng những kiến thức ở những vấn đề quan trọng có ý nghĩa then chốt. Cụ thể nhƣ sau:

 Tinh giản những vấn đề chung thuộc nội dung lý thuyết của phần nhập môn. Ở phần này cần tập trung và làm rõ sự khác biệt giữa các khái niệm có liên quan tới âm nhạc cổ truyền (âm nhạc cổ truyền Việt Nam, âm nhạc truyền thống hoặc phạm trù âm nhạc cổ truyền, âm nhạc dân gian theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp, âm nhạc bác học, âm nhạc cung đình, nhạc khí dân tộc, nhạc khí cổ truyền,nhạc khí cổ truyền cải biên, thể loại nhạc cổ, thể loại nhạc cổ cải biên…)

 Tinh giản nội dung lý thuyết ở phần khái quát (cách phân loại, một số đặc trƣng). Khi học nên chú ý phần nhận dạng những nhạc khí đƣợc giới thiệu trong sách cùng một số nét cơ bản và độc đáo của chúng.

 Tinh giản một số nội dung lý thuyết ở chƣơng II. Trọng tâm của chƣơng II là những thể loại có thể đƣa vào học ở các trƣờng phổ thông nhƣ hát ru, ca nhạc cho trẻ em , hò và lí. Đó chính là những thể loại sẽ đƣợc giới thiệu kỹ hơn cả. Một số thể loại khác chỉ cần điểm lƣớt qua nhƣ: hát bài chòi, hát kể trƣờng ca, hát shi, lƣợn,hát then,hát chầu văn, một số dàn nhạc... Riêng những thể loại

có những nét đặc biệt cũng sẽ đƣợc dừng lại lâu hơn một chút nhƣ hát quan họ, hát xoan, hát ca trù, ca nhạc thính phòng, hát tuồng, hát chèo.

 Tinh giản nội dung lý thuyết ở chƣơng Các vùng âm nhạc, một số tƣơng đồng và khác biệt, vì chƣơng này đƣợc xem nhƣ một phần bổ sung đặc biệt cho chƣơng II- chủ yếu dùng để tham khảo và mở rộng thêm kiến thức bởi trong quá trình học chƣơng II đã có những nội dung liên quan tới chƣơng này.

*Tập trung vào phần nhạc khí và thể loại ca nhạc cổ truyền

Cần tập trung vào phần nhạc khí và thể loại ca nhạc cổ truyềnvì đây là những vấn đề lý thuyết rất cần thiết, rất thiết thực, giúp cho ngƣời giáo viên hiểu biết về đối tƣợng mà mình giảng dạy.

Theo chúng tôi, đây là phần trọng tâm của chƣơng trình. Vì vậy, mỗi bài, mỗi chƣơng ở phần này phải đƣợc cụ thể hóa trong chƣơng trình và cần gia tăng thời lƣợng thích đáng (thời lƣợng rút ở phần phập môn và ở chƣơng III, khi tinh giản)

*Tăng cƣờng phần thực hành vận dụng lý thuyết vào những vấn đề, những bài mục cụ thểvà dành thêm thời lƣợng khi phân phối thời gian

Trong chƣơng trình thực hành nên có sự định hƣớng cụ thể đó là phải hƣớng dẫn cho SV nhận biết đƣợc tên và họ cùng một số nét đặc biệt của những nhạc khí cổ truyền cũng nhƣ SV phải hát đƣợc một số bài dân ca, cụ thể là một số bài dân ca có ở chƣơng trình phổ thông.

Tăng cƣờng tính thực hành của chƣơng trình cũng chính là gắn lý thuyết với thực tiễn giảng dạy ở phổ thông. Do thời lƣợng thực hành không đƣợc nhiều vì học phần chỉ có 30 tiết nên cần chọn lọc những nội dung thực hành mang tính ứng dụng, trong đó nên có thực hành nhƣ: nhận biết nhạc khí , tập diễn tấu một số kỹ thuật cơ bản với những ống tre và nứa. Ví dụ nhƣ gõ vào thân bằng dùi, đập lòng bàn tay vào miệng ống, dỗ ống xuống đất và dập hai ống vào nhau…hay tập hát một vài điệu hát ru, hò, lí. Đặc biệt, nên mở

rộng phần thực hành âm nhạc cổ truyền sang hoạt động ngoại khóa, giúp các em có thể đƣợc ứng dụng đƣợc phần lý thuyết tốt hơn.

Để cụ thể hóa phƣơng hƣớng của mình, chúng tôi đã thiết kế một chƣơng trình môn Âm nhạc cổ truyền của khoa SP Nghệ Thuật trên tinh thần vừa hệ thống, cơ bản, vừa tinh giản lại mang tính khoa học, khả thi.

Bảng 2.1. Phân phối chương trình môn Âm nhạc cổ truyền

NỘI DUNG

Số tiết LT Th TH NHẬP MÔN

1. Một số khái niệm và thuật ngữ 1 2

1.1. Âm nhạc cổ truyền, âm nhạc truyền thống, âm nhạc dân tộc

1.2. Nhạc khí cổ truyền, nhạc khí truyền thống, nhạc khí dân tộc

1.3. Thể loại ca nhạc cổ truyền, thể loại ca nhạc truyền thống

2. Các thành phần của âm nhạc cổ truyền Việt Nam và mối quan hệ giữa chúng.

CHƢƠNG I:

HỆ NHẠC KHÍ CỔ TRUYỀN 5 4 18

1. Khái quát:

1.1. Các họ nhạc khí cổ truyền Việt Nam và cách phân loại 1.2. Một số đặc trƣng của hệ nhạc khí Việt Nam

(1) (2)

2. Một số nhạc khí phổ biến và tiêu biểu

2.1. Nhạc khí toàn thân vang (Trống đồng, đàn đá, T.rƣng và sênh tiền, phách, cồng chiêng, đàn môi…)

(4) (8) 2.2. Nhạc khí màng rung (một số loại trống da)

2.3. Nhạc khí hơi (một số loại không có dăm, có lƣỡi gà hoặc dăm đơn, dăm kép)

2.4. Nhạc khí dây (một số loại đàn gảy và búng, kéo và gõ).

2.5. Nhạc khí lƣỡng hợp.

- Nhận diện và cho biết tên, họ cùng một số nét đặc biệt của những nhạc khí cổ truyền đã đƣợc giới thiệu

- Tập diễn tấu một số kỹ thuật cơ bản với những ống tre hoặc nứa.

- Tập sử dụng cặp thì có cán dài để tạo hiệu quả nhƣ sênh tiền.

Kiểm tra chƣơng 1 (1) (2)

CHƢƠNG II

CÁC THỂ LOẠI CA NHẠC 12 6 36

1. Khái quát:

1.1. Ca nhạc đời thƣờng

(1) (2) 1.2. Ca nhạc lễ nghi tín ngƣỡng, tôn giáo

1.3. Ca nhạc lễ nghi phong tục. 2. Một số thể loại ca nhạc: (4) (8) 2.1. Các điệu ru 2.2 Ca nhạc của trẻ em 2.3. Hò 2.4. Lí

2.5. Sơ lƣợc về một số thể loại dân ca khác (3) (6) 2.5.1. Một số thể loại hát đối đáp nam – nữ.

2.5.2. Dân ca dùng cho những hội chơi bài 2.5.3. Hát kể truyện thơ và hát kể trƣờng ca 2.4.4. Hát rong

2.4.5. Ca nhạc thính phòng

2.4.6. Một số thể loại dân ca lễ nghi tín ngƣỡng và dân ca lễ nghi phong tục

Phần thực hành:

-Nghe và tập hát một vài điệu hát ru, hò, lí, hát quan họ -Chia nhóm để tập hát và dựng một số bài đồng dao truyền thống

-Tập tổ chức một cuộc hát đối đáp nam và nữ -Dựng một tiết mục hoặc một liên khúc dân ca

(5) (10)

2.6. Một số thể loại khí nhạc (2) (4) 2.6.1. Nhạc võ Tây Sơn

2.6.2. Nhạc bát âm

2.6.3. Nhạc lễ của ngƣời Việt ở phía nam 2.6.4. Nhạc lễ của ngƣời Chăm

2.6.6. Séc bùa

2.6.7. Nhạc cồng chiêng ở Trƣờng Sơn – Tây Nguyên 2.6.8. Một số nhạc lễ cung đình

2.7. Kịch hát (2) (4)

2.7.1 Khái quát về kịch hát cổ truyền của ngƣời Việt 2.7.2. Vài nét về kịch hát cổ truyền của ngƣời Việt: Hát Chèo, Tuồng

* Kiểm tra chƣơng 2 (1) (2)

CHƢƠNG III : CÁC VÙNG ÂM NHẠC MỘT SỐ TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT

2 4

1.Vùng đồng bằng trung du Bắc bộ và cực Bắc Trung bộ 2.Vùng đồng bằng và ven biển Bắc Trung bộ

3.Vùng đồng bằng và ven biển Nam Trung bộ 4.Vùng đồng bắng sông Cửu Long.

5.Vùng núi phía Bắc

6.Vùng Trƣờng Sơn – Tây Nguyên

TỔNG CỘNG 20 10 60

(Xin tham khảo thêm bảng 1.3. Phân phối chương trình môn Âm nhạc cổ truyền ở phần phụ lục 2 để thấy đƣợc sự đổi mới mà chúng tôi đƣa ra) Nhƣ vậy, sau khi so sánh giữa chƣơng trình cũ ta thấy ở chƣơng trình mới của môn Âm nhạc cổ truyền đã có những cải tiến cụ thể nhƣ sau:

- Tinh giản số lý thuyết ở phần nhập môn và phần chƣơng 3, từ đó bổ sung thêm tiết cho chƣơng 1 và chƣơng 2. Vì đây là những phần trọng tâm của môn học.

- Bổ sung thêm một số tiết thực hành ở chƣơng 1 và chƣơng 2 nhằm giúp SV có thể gắn lý thuyết với thực hành. Từ đó, giúp các em có hứng thú và học tốt môn Âm nhạc cổ truyền hơn.

2.1.2. Bổ sung biên soạn giáo trình giảng dạy

Theo dạy học tích cực, ngƣời học phải nghiên cứu tài liệu trƣớc khi lên lớp nên giáo trình là công cụ không thể thiếu. Giáo trình phải đƣợc viết sao cho ngƣời học có thể tự học đƣợc. Trong giáo trình chỉ nên đƣa những kiến

thức cốt lõi, còn những kiến thức nâng cao ngƣời học sẽ đọc ở tài liệu tham khảo. Khi viết giáo trình phải nắm vững mục tiêu của học phần, mục tiêu của từng bài thì mới nêu bật đƣợc nội dung cần thiết và mới có cách viết phù hợp, đơn giản hóa các vấn đề phức tạp, để giáo trình trở thành giáo trình tự học.

Giáo trình phải đáp ứng đƣợc mục tiêu của môn học thể hiện qua nội dung và bố cục. Các vấn đề trình bày trong giáo trình phải phù hợp với đối tƣợng, mạch lạc và có luận cứ khoa học rõ ràng. Văn phong không quá phức tạp( không dùng nhiều thuật ngữ chuyên ngành), bố cục theo từng bài phù hợp với cấu trúc của chƣơng trình.

Giáo trình chính qui định của Bộ giáo dục và đào tạo dung cho hệ ĐHSP âm nhạc ở các trƣờng ĐHSP là giáo trình “ Âm nhạc cổ truyền Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Thụy Loan, Nxb ĐHSP – 2005

Ngoài phần Mục lục, Tài liệu tham khảo chính cho ngƣời học, Bảng kí hiệu, Bảng viết tắt đƣợc giới thiệu ở ngay đầu cuốn sách và Phần Phụ lục, Bảng chỉ dẫn, Bảng từ vựng và thuật ngữ ở cuối sách, trình tự các vấn đề chính đƣợc sắp xếp nhƣ sau:

- Nhập môn: Giới thiệu các khái niệm - Chƣơng 1: Nhạc khí cổ truyền

- Chƣơng 2: Các thể loại ca nhạc cổ truyền - Chƣơng 3: Sơ lƣợc về các vùng dân ca

Tuy nhiên để nâng cao chất lƣợng dạy học môn Âm nhạc cổ truyền cũng nhƣ phát huy đƣợc tính tích cực của SV trong việc chiếm lĩnh kiến thức, chúng tôi xin đề xuất bổ sung thêm một số vấn đề cụ thể sau đây:

*Bổ sung thêm một số hình ảnh minh họa cho phần nhạc khí và thể loại ca nhạc(tham khảo phụ lục 3)

Trong chƣơng 1: Nhạc khí cổ truyền; ở phần nhạc khí hơi để thuận lợi cho SV khi tìm hiểu về nhạc cụ chúng tôi sẽ bổ sung thêm một số hình ảnh mà ở giáo trình chƣa có nhƣ nhạc khí: tăng bu, tpơ, sáo diều

Trong chƣơng 2: Các thể loại ca nhạc: ở phần hát ru để thuận lợi cho SV khi tìm hiểu về thể loại chúng tôi sẽ bổ sung thêm một số hình ảnh mà ở giáo trình chƣa có nhƣ thể loại Hát ru. Ngoài ra, là hình ảnh về sinh hoạt hát ghẹo, ca nhạc thính phòng, hát chầu văn, hát Ải Lao, hò đƣa linh, hát múa bóng rỗi. *Bổ sung phần bài tập sáng tạo

Trong phần giáo trình của Bộ GD&ĐT ngoài nội dung kiến thức của các chƣơng, phần bài tập, câu hỏi tự luận rất phong phú ( bài tập miệng). Phần bài tập thực hành đa dạng với rất nhiều nội dung khác nhau: tập diễn tấu các nhạc khí đơn giản, tập hát một số thể loại nhƣ hát ru, đồng dao, hò , lý. Tuy nhiên phần bài tập sáng tạo chƣa có. Do vậy chúng tôi sẽ bổ sung vào các chƣơng phần bài tập sáng tạo. Để làm đƣợc bài tập này GV sẽ hƣớng dẫn SV thực hiện theo các bƣớc nhƣ sau:

Bƣớc 1: Lựa chọn một câu hát

Bƣớc 2: Hát lời cũ của câu hát để nắm vững giai điệu Bƣớc 3: Đặt lời mới cho câu hát theo chủ để tự chọn Bƣớc 4: Hát lời mới đã hoàn thành

Bƣớc 5: Đánh giá về kết quả

Sau đây là một số câu hỏi cho phần bài tập sáng tạo Câu 1: Anh/ chị hãy đặt lời mới cho bài Lý cây đa

Lời cũ Lời mới

Câu 1 Trèo lên quán dốc, ngồi gốc ới a cây đa

Hồ Gƣơm xanh ngắt, trong vắt ới a sớm mai

lới ới a cây đa tôi lới ới a sớm Câu 3 Ai đem tình tính tang tình rằng,

cho đôi mình gặp

Ai đem tình tính tang tình rằng, lung linh trời rộng

Câu 4 Xem hội cái đêm hôm rằm, rằng tôi lí ới a cây đa, rằng tôi lới ới a cây đa

Rung động biết bao tâm tình rằng tôi lí ới a nƣớc non rằng tối lới ới a nƣớc non.

Câu 2: Anh/ chị hãy đặt lời mới cho bài Lý dĩa bánh bò

Lời cũ Lời mới

Câu 1 Hai tay bƣng dĩa bánh bò Ta đi, đi khắp í a quê hƣơng Câu 2 Giấu cha, giấu mẹ, chân đi khé

né tối trời sợ té lén đem cho trò

Hát lên, hát một, câu ca thắm thiết nƣớc mình đẹp quá có nơi nào bằng

Câu 3 Ìiíii trò là trò đi thi íii trò Ngàn hoa thắm tƣơi trên đƣờng rộn ràng kìa muôn cánh chim tung hoành

Câu 4 Tình tính tang tang , là trò đi thi íii trò, là trò đi thi íiìií ì

Trời đất bao la, nào anh nào em ta hãy hát vang lên nào

2.2. Đổi mới phƣơng pháp giảng dạy.

Đổi mới phƣơng pháp giảng dạy nói chung là yêu cầu bắt buộc đối với việc giảng dạy ở mọi cấp độ. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các trƣờng đại học không chỉ trong nƣớc mà còn cả ở nƣớc ngoài thì việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy càng cấp thiết hơn nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo, nâng cao uy tín của một trƣờng đại học. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất lƣợng đào tạo có ảnh hƣởng trực tiếp đến mức độ thỏa mãn của ngƣời học. Một khi ngƣời học đƣợc thỏa mãn, họ

sẵn sàng giới thiệu những ngƣời khác đến học, và vì thế ngƣời học sẽ đăng ký học tập tại trƣờng đó nhiều hơn. Vậy việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy đại học nhƣ thế nào là phù hợp với yêu cầu đào tạo tín chỉ, đặc biệt là môn học âm nhạc cổ truyền là một câu hỏi lớn đối với những ai tham gia giảng dạy học phần này.

Phƣơng pháp giảng dạy từ lâu nay chúng ta vẫn dùng, cho dù có phƣơng tiện máy móc hỗ trợ thì thực chất trong giờ học, ngƣời học vẫn ở thế bị động trong nhận thức và tiếp nhận thông tin. Đặc biệt, đối với việc phát huy đƣợc tính chủ động trong giờ học là một việc hết sức cần thiết. Hơn nữa đối tƣợng giảng dạy ở đây lại là sinh viên, các em là những ngƣời đã trƣởng thành, đã qua kinh nghiệm cuộc sống rất sâu sắc, vì thế kết cấu nội dung bài giảng phải thật sinh động gắn kiến thức lí luận với kiến thức thực tiễn, trên lớp học ngƣời giảng viên phải làm sao kích thích đƣợc tính chủ động của ngƣời học, biến giờ học trên lớp thành môi trƣờng thuận lợi cho ngƣời học để họ có điều kiện tham gia ý kiến, trình bày tham luận, thuyết trình những vấn đề nhận thức mà mình đƣợc nghiên cứu cộng với vấn đề thực tiễn mà mình đang đối mặt, điều ấy sẽ gợi lên niềm say mê, hứng thú đối với ngƣời học, làm cho ngƣời học tự nguyện, tự giác đến với lớp học.

Đổi mới phƣơng pháp giảng dạy không đòi hỏi chúng ta phải tìm ra một phƣơng pháp nào hoàn toàn mới mẻ, đặc thù mà chính là việc chúng ta nghiên cứu các phƣơng pháp sẵn có, trên nền tảng phƣơng châm giáo dục lấy ngƣời học làm trung tâm để lựa chọn cách thức giảng dạy phù hợp nhất.

2.2.1. Bổ sung một số phương pháp mới

Hiện nay, việc tìm kiếm một phƣơng pháp giảng dạy mới để nâng cao chất lƣợng giáo dục đại học tại Việt Nam đang là điều trăn trở của những ai quan tâm đến sự nghiệp trồng ngƣời – từ các cơ quan quản lý giáo dục, lãnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giảng dạy môn âm nhạc cổ truyền cho sinh viên ĐHSP âm nhạc trường đh đồng tháp (Trang 42)