Sau khi sử dụng các phƣơng pháp để hƣớng dẫn sinh viên, giảng viên bao giờ cũng chuẩn bị bài thực hành cho sinh viên ngay sau đó. Nếu bạn dạy một ai đó một kỹ năng mới mà không khuyến khích cho họ sử dụng và hoàn thiện nó thì thật là vô nghĩa. Trách nhiệm của ngƣời GV là khuyến khích SV những kỹ năng vừa học đƣợc. Trong quá trình thực hành, dƣới sự giám sát của GV, SV có thể biết đƣợc khả năng của họ trong việc áp dụng những kỹ năng mới đó một cách hiệu quả hay không. Cũng thông qua đó, GV cũng sẽ nhận thấy tài liệu bài giảng và phƣơng pháp giảng dạy đã phù hợp với
sinhviên chƣa. Kết quả cuối cùng SV có khả năng thao tác các kỹ năng đã học ở môi trƣờng bên ngoài không cần có sự giám sát của GV.
Cụ thể đối với môn Âm nhạc cổ truyền thì sau khi dạy xong phần lý thuyết, GV nên hƣớng dẫn SV thực hành để rèn luyện kỹ năng nhận biết qua nghe nhìn và tập sử dụng bƣớc đầu một số nhạc khí đơn giản hoặc hát dân ca, đặt lời mới cho dân dân ca
Ví dụ minh họa:
- Sau khi học xong phần lý thuyết: Giới thiệu họ hơi( chƣơng I, giáo trình Âm nhạc cổ truyền), GV cần hƣớng dẫn cho SV tập diễn tấu một số kỹ thuật cơ bản sau đây với những ống tre hoặc nứa:
+ Gõ vào thân bằng dùi
+ Đập lòng bàn tay vào miệng ống
+ Dỗ ống xuống đất và dập hai ống vào nhau + Vỗ tay trƣớc miệng ống để lùa hơi vào ống
+ Phối hợp hai ngƣời để tập tạo cao độ trên một ống tre hoặc nứa
-Sau khi học xong phần lý thuyết: Giới thiệu các điệu ru, hò ,lí (chƣơng II, giáo trình Âm nhạc cổ truyền), GV cần hƣớng dẫn cho SV tập thực hành hát các bài dân ca hoặc đặt lời mới cho một bài dân ca quen thuộc:
+ Tập hát một số bài hát ru: Hát ru con Bắc Bộ( Công cha nhƣ núi Thái Sơn, Con cò mà đi ăn đêm, Trên trời có đám mây xanh, Trâu ơi ta bảo trâu này), Hát ru con Trung Bộ Huế( cái quán giữa đàng, Bạn chào ta có ân), Hát ru con Nam Bộ…
+ Tập hát một số bài hát hò: Hò giã gao, Hò Đồng Tháp, Hò khoan… + Tập hát một số bài hát lí: Lí cây đa, Lí con sáo( dân ca quan họ Bắc Ninh), Lí con sáo(dân ca nam Trung Bộ), Lí con sáo sang song (dân ca Nam Bộ), lí dĩa bánh bò…
+ Tập hát một số bài dân ca quan họ Bắc Ninh: Cây trúc xinh, Ngƣời ơi ngƣời ở đừng về, Bèo dạt mây trôi…
+ Dựng một tiết mục hoặc một liên khúc dân ca.
+ SV tập đặt lời mới cho một số bài dân ca đã học nhƣ: Lý cây đa, Lý dĩ bánh bò, Cò lả…
2.2.3. Phương pháp dạy âm nhạc thông qua các trò chơi
Phƣơng pháp dạy học là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của ngƣời dạy và ngƣời học dƣới sự chủ đạo của ngƣời dạy nhằm thực hiện tối ƣu mục đích và nhiệm vụ dạy học. Phƣơng pháp dạy học ở đại học ngày càng đƣợc cải tiến theo hƣớng tích cực hóa hoạt động nhận thức – học tập của sinh viên. Bên cạnh tổ chức cho sinh viên tự học, làm việc nhóm, tập luyện nghiên cứu khoa học…thì việc sử dụng trò chơi trong quá trình dạy học cũng là một cách thức hữu hiệu để kích thích sự tích cực nhận thức của sinh viên trên lớp học. Dạy học dựa trên trò chơi là một phƣơng pháp gây nhiều hứng thú cho ngƣời học nhƣng đòi hỏi tính sáng tạo cao của ngƣời dạy. Để có thể vận dụng tối ƣu phƣơng pháp này cần phân biệt các mức độ sử dụng trò chơi trong dạy học và đáp ứng các yêu cầu của việc tổ chức thực hiện phƣơng pháp
Trò chơi âm nhạc là một hoạt động thực hiện yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy âm nhạc. Trò chơi âm nhạc giúp giáo viên thay đổi các hình thức hoạt động trong tiết dạy và giúp sinh viên thƣ giản, hứng thú theo tinh thần chơi mà học âm nhạc
Đối với môn Âm nhạc cổ truyền, môn học với nhiều kiến thức, nếu chỉ dạy học một cách khuôn khổ cứng nhắc các em sẽ cảm thấy nặng nề, nhàm chán, khó tiếp thu. Vì vậy giảng viên cần sáng tạo các trò chơi thích hợp, bổ ích, phù hợp với môn học để đƣa vào trong giảng dạy. Giảng viên phải tìm tòi, sáng tạo, phải tham khảo, học hỏi các trò chơi trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, tham khảo các trò chơi của các môn học khác.
Ngoài việc sƣu tầm, thiết kế các trò chơi, giảng viên cần phải biết vận dụng trò chơi vào trong dạy học một cách linh hoạt, hợp lý, tạo sự hứng khởi, hƣởng ứng của sinh viên. Không nên sử dụng trò chơi một cách gƣợng ép, nhàm chán. Ngoài ra, để tổ chức trò chơi có hiệu quả tối ƣu, giáo viên cần lƣu ý những vấn đề nhƣ: trò chơi phải thích hợp với đặc điểm của ngƣời học, bảo đảm tính an toàn khi tổ chức chơi, giải thích rõ luật chơi, xoa diệu tính hiếu thắng của ngƣời chơi, chú trọng phân tích ý nghĩa sau khi thực hiện trò chơi, bảo đảm tính giáo dục, không lạm dụng phƣơng pháp tổ chức trò chơi vì sẽ gây nhàm chán và phản tác dụng.
2.2.2.1. Mô tả chung các nhóm trò chơi dạy hoc
Ngày nay, hệ thống trò chơi dạy học đƣợc xếp theo 3 hƣớng nhƣ sau: - Nhóm các trò chơi giới thiệu nội dung mới(gây hứng thú nhận thức) - Nhóm trò chơi tìm hiểu tri thức (lĩnh hội tri thức mới)
- Nhóm trò chơi củng cố ôn tập
Nhóm 1: Các trò chơi giới thiệu nội dung mới
Những trò chơi này có thể sử dụng khi bắt đầu vào 1 tiết học, nó có tác dụng khởi động tƣ duy của SV, dẫn dắt SV tìm hiểu nội dung, học tập một cách tự nhiên, thoải mái và vui vẻ. Không chỉ vậy, trò chơi này còn đƣợc sử dụng khi chuyển tiếp sang một nội dung mới trong giờ học. Cách chuyển tiếp này giúp SV thay đổi trạng thái, kích thích hoạt động trí tuệ để đạt đƣợc mục tiêu bài học
Nhóm 2: Nhóm trò chơi lĩnh hội tri thức mới
Dựa vào quan điểm “Vùng phát triển gần nhất” những loại trò chơi này nhằm huy động vốn hiểu biết của SV. Qua trò chơi này giúp SV nắm đƣợc trình độ nhận thức hiện tại của SV mà đƣa ra các yêu cầu cao hơn hƣớng đến vùng phát triển gần nhất. Để sử dụng loại trò trò chơi này, GV phải linh hoạt trong quá trình tổ chức vì mỗi em có sự nhận thức khác nhau.
Nhóm 3: Nhóm trò chơi củng cố ôn tập
Những trò chơi trong nhóm này đƣợc sử dung sau khi SV đã đƣợc học một nội dung hoặc kỹ năng nào đó, những kiến thức hoặc kỹ năng đã học là cơ sở để SV thực hiện những trò chơi này. Để tham gia đƣợc trò chơi và mong muốn chiến thắng, SV phải tích cựchuy động trí nhớ, tƣ duy và khả năng phản ứng nhanh của mình. Điều đó sẽ giúp SV củng cố kiến thức, luyện tập kỹ năng một cách tự nhiên, tự giác và tích cực.
Ngoài cách phân loại nhƣ trên còn có thể phân loại các trò chơi thành nhóm trò chơi trí tuệ, nhóm trò chơi vận động, nhóm trò chơi phối hợp trí tuệ và vận động…
Tuy nhiên với phạm vi nghiên cứu của mình, chúng tôi chỉ đƣa ra những trò chơi mang tính chất định hƣớng cho các bài học bài học mà chƣa đi sâu vào các nhóm tiểu tiết trò chơi.
Sau đây là một vài trò chơi có thể áp dụng trong giảng dạy môn Âm nhạc cổ truyền:
2.2.2.2. Minh họa việc thiết kế và sử dụng một số trò chơi trong dạy học môn âm nhạc cổ truyền.
a. Nhóm trò chơi giới thiệu nội dung mới
Những trò chơi đƣợc sử dụng trong nhóm này có thể là: 1)Trò chơi đuổi hình bắt chữ
Trò chơi này có thể áp dụng vào chƣơng 1 nhạc khí cổ truyền và chƣơng 2 các thể loại ca nhạc
Ví dụ: Trong chƣơng 1 nhạc khí cổ truyền
- Mục đích: Vui để học, giúp cho SV tìm hiểu thêm các thông tin liên quan đến nhạc khí cổ truyền. Đồng thời rèn luyện tƣ duy nhạy bén, sự tập trung chú ý, óc quan sát và khả năng khái quát hóa của sinh viên.
- Chuẩn bị: GV chuẩn bị các hình ảnh liên quan đến chủ đề nhạc khí cổ truyền
- Cách chơi: Cả lớp cùng chơi
Chọn số ngẫu nhiên. Gọi sinh viên trả lời
GV chiếu lên từng ảnh 1 trong vòng 10 giây bạn nào trả lời đúng đáp án sẽ đƣợc điểm cộng. Bạn nào trả lời sai, nhƣờng cơ hội cho các bạn còn lại.
2) Trò chơi tìm các thông tin liên quan đến nội dung GV cần giới thiệu Trò chơi này có thể áp dụng vào rất nhiều bài và có thể tổ chức cho cả lớp cùng chơi hoặc chia theo nhóm
Ví dụ: Khi giới thiệu phần các thể loại ca nhạc. Yêu cầu SV cùng tham gia trò chơi
- Mục đích: Giúp SV phát triển năng lực trí tuệ, phát huy tính tích cực học tập của sinh viên, rèn luyện kỹ năng hợp tác nhóm.
- Chuẩn bị: GV chuẩn bị các mảnh giấy cắt sẵn để phát cho các nhóm SV - Cách chơi: Yêu cầu mỗi nhóm hãy viết ra giấy các thể loại ca nhạc mà bạn biết.
- Thời gian: 2 phút hết thời gian
Nhóm nào viết ra đƣợc nhiều thể loại nhất và chính xác đúng theo yêu cầu thì đó là đội chiến thắng
b. Nhóm trò chơi tìm hiểu tri thức (lĩnh hội tri thức mới) Những trò chơi đƣợc sử dụng trong nhóm này là:
1)Trò chơi gợi ý từ có kèm theo hình ảnh
Trò chơi này có thể áp dụng trong chƣơng 2: Các thể loại ca nhạc cổ truyền.
- Mục đích: Giúp cho SV hiểu rõ về các thể loại ca nhạc cổ truyền. Thông qua các hình ảnh có lời gợi ý giúp cho SV hiểu và nhớ nội dung bài học của mình sâu sắc hơn.
- Chuẩn bị: GV chuẩn bị các hình ảnh kèm theo lời gợi ý có liên quan đến nội dung cần tìm hiểu. Trong 10 giây SV nào trả lời đúng từ khóa sẽ đƣợc điểm cộng. Bạn nào trả lời sai sẽ nhƣờng cơ hội cho các bạn còn lại
(Minh họa trò chơi: Chƣơng 2 Các thể loại ca nhạc cổ truyền) Hình ảnh gợi ý thứ nhất
- Đây là một thể loại hát đối đáp nam nữ đặc biệt chỉ có ở Bắc Ninh - Ngoài ra đây còn là một thể loại dân ca lễ nghi tín ngƣỡng và lễ nghi phong tục.
Từ khóa: Quan họ Bắc Ninh
Hình ảnh gợi ý thứ hai:
- Đây là thể loại ca nhạc phổ biến khắp đất Bắc cho tới Thanh - Nghệ -Tĩnh.
- Tham gia đệm cho cuộc hát gồm có: trống chầu, đàn đáy, phách bàn với bộ dùi ba lá.
- Năm 2009, đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể
Từ khóa: Ca trù
c. Trò chơi ôn tập củng cố
Trong nhóm này có những trò chơi nhƣ sau: 1) Trò chơi lựa chọn phƣơng án đúng
Trò chơi này có thể tổ chức dƣới dạng những câu hỏi trắc nghiệm, mỗi câu hỏi liên quan đến kiến thức hay kỹ năng đã học đƣợc giới thiệu bằng nhiều phƣơng án khác nhau, yêu cầu ngƣời chơi hay đội chơi chọn phƣơng án đúng.
Ví dụ: Trong chƣơng 2: Các thể loại ca nhạc cổ truyền
- Mục đích: Giúp SV hệ thống hóa tri thức đã học một cách logic
- Cách chơi: Cả lớp cùng chơi
GV quay số ngẫu nhiên, SV chọn phƣơng án trả lời trong vòng 10 giây. Bạn nào trả lời đúng sẽ đƣợc điểm cộng, nếu trả lời sai sẽ nhƣờng cơ hội cho các bạn còn lại.
(Tham khảo bộ câu hỏi trò chơi ở phụ lục số 4)
2) Trò chơi xem hình đoán tên các nhạc cụ đã giới thiệu Trò chơi này có thể tổ chức dƣới dạng xem các hình ảnh
Ví dụ: Trong chƣơng 1, ở cuối mỗi nội dung các phần kiến thức nhƣ họ thân vang, họ màng rung, họ hay họ dây thì phần củng cố kiến thức chúng ta có thể tổ chức cho SV chơi trò chơi này.
- Mục đích: Giúp cho SV ôn tập lại các nhạc khí cổ truyền đã đƣợc học. – Chuẩn bị: GV chuẩn bị slide các hình ảnh nhạc khí cổ truyền.
- Cách chơi: Trong thời gian 50 giây ứng với đồng hồ hiện số, đếm ngƣợc từ 10 quay về 1 là hết giờ. Trong thời gian đó các nhóm xem hình và viết tên nhạc cụ dân tộc vừa giới thiệu ra giấy. Mỗi nhạc cụ kể đúng sẽ đƣợc cộng một điểm, sai trừ một điểm.
* Minh họa trò chơi:
3) Trò chơi cho tôi biết thêm
Trò chơi mang tính chất ôn tập, áp dụng cho cả lớp.
Ví dụ: Để ôn tập chƣơng 2: Các thể loại ca nhạc cổ truyền
- Cách chơi: Chia thành 2 nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm phải đƣa ra nội dung các đề mục trong chƣơng 2
Ví dụ:
Nhóm 1: Giới thiệu về thể loại hát ru Nhóm 2: Giới thiệu về thể loại đồng dao Nhóm 1: Giới thiệu về thể loại hò
Nhóm 2: Giới thiệu về thể loại lý
Cứ nhƣ thế khi đội 1 phát biểu xong đến đội 2 phải nghĩ ra một nội dung mới trong chƣơng 2 khác với nội dung của đội 1. Cho cả 2 đội phát biểu trong vòng 5 phút cho đến khi một bên thua cuộc.
2.3. Đổi mới kiểm tra đánh giá
Kiểm tra đánh giá là một khâu trong quá trình đào tạo Đại học, Cao đẳng. Để đạt đƣợc chất lƣợng đào tạo cao, đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngành và của xã hội trong giai đoạn hiện nay thì cần phải đổi mới phƣơng pháp kiểm tra đánh giá, nhằm thực hiện chức năng là công cụ của hệ thống điều khiển giúp cho việc nâng cao chất lƣợng hiệu quả đào tạo; nâng cao tinh thần chủ động sáng tạo của GV, tính tích cực học tập, rèn luyện của SV.
Đối với môn âm nhạc cổ truyền thì việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên cần phải đáp ứng đƣợc hai mục tiêu, đó là đo lƣờng kết quả học tập của sinh viên để phân loại học tập và giúp sinh viên học tốt hơn. Muốn vậy công tác ra đề kiểm tra, đề thi và thang điểm phải đƣợc đầu tƣ tốt, cụ thể:
- Khi ra đề trƣớc hết cần phải dựa vào chuẩn đầu ra đã xây dựng (KAS)
- Nên hạn chế việc kiểm tra trí nhớ đơn theo kiểu học thuộc lòng mà không hiểu bản chất vấn đề. Chẳng hạn:
+ Cần chú trọng kỹ năng tổng hợp, phân tích và thực hành của sinh viên. Chẳng hạn đối với phần bài tập, đề thi của môn âm nhạc cổ truyền đƣợc ra theo số báo danh trong phòng thi của sinh viên, nhƣ vậy mỗi sinh viên sẽ
có một đáp án khác nhau. Cách ra đề này đã hạn chế đƣợc việc coppy của sinh viên. Nhƣ vậy mỗi sinh viên sẽ có một đáp án khác nhau và đòi hỏi sinh viên phải học, phải làm bài tập thì mới biết cách làm bài kểm tra và bài thi.
+ Đề thi và đề kiểm tra cũng không nên ra quá khó hoặc quá dễ vì nhƣ vậy sinh viên sẽ không biết đƣợc mình đang đứng ở mức độ nào để phấn đấu. Rõ ràng, khi đi học, điểm luôn là mối quan tâm hàng đầu của sinh viên, có tác dụng khuyến khích các em chăm chỉ, chuyên cần học tập. Vì vậy, nó cần đƣợc sử dụng làm đòn bẩy thực sự trong dạy học tích cực.
Phƣơng thức đánh giá kết quả học tập của môn âm nhạc cổ truyền nhƣ sau: a. Kiểm tra và thi: kiểm tra sau khi học hết chƣơng và thi khi học hết môn b.Hình thức kiểm tra và thi: viết( hoặc vấn đáp) và thực hành, bao gồm những nội dung cụ thể nhƣ sau
- Phần kiến thức lý luận: một câu hỏi dƣới hình thức viết hoặc vấn đáp( cho phép mang tài liệu vào phòng thi và câu hỏi thi là loại câu hỏi mang