Đổi mới kiểm tra đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giảng dạy môn âm nhạc cổ truyền cho sinh viên ĐHSP âm nhạc trường đh đồng tháp (Trang 72 - 74)

Kiểm tra đánh giá là một khâu trong quá trình đào tạo Đại học, Cao đẳng. Để đạt đƣợc chất lƣợng đào tạo cao, đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngành và của xã hội trong giai đoạn hiện nay thì cần phải đổi mới phƣơng pháp kiểm tra đánh giá, nhằm thực hiện chức năng là công cụ của hệ thống điều khiển giúp cho việc nâng cao chất lƣợng hiệu quả đào tạo; nâng cao tinh thần chủ động sáng tạo của GV, tính tích cực học tập, rèn luyện của SV.

Đối với môn âm nhạc cổ truyền thì việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên cần phải đáp ứng đƣợc hai mục tiêu, đó là đo lƣờng kết quả học tập của sinh viên để phân loại học tập và giúp sinh viên học tốt hơn. Muốn vậy công tác ra đề kiểm tra, đề thi và thang điểm phải đƣợc đầu tƣ tốt, cụ thể:

- Khi ra đề trƣớc hết cần phải dựa vào chuẩn đầu ra đã xây dựng (KAS)

- Nên hạn chế việc kiểm tra trí nhớ đơn theo kiểu học thuộc lòng mà không hiểu bản chất vấn đề. Chẳng hạn:

+ Cần chú trọng kỹ năng tổng hợp, phân tích và thực hành của sinh viên. Chẳng hạn đối với phần bài tập, đề thi của môn âm nhạc cổ truyền đƣợc ra theo số báo danh trong phòng thi của sinh viên, nhƣ vậy mỗi sinh viên sẽ

có một đáp án khác nhau. Cách ra đề này đã hạn chế đƣợc việc coppy của sinh viên. Nhƣ vậy mỗi sinh viên sẽ có một đáp án khác nhau và đòi hỏi sinh viên phải học, phải làm bài tập thì mới biết cách làm bài kểm tra và bài thi.

+ Đề thi và đề kiểm tra cũng không nên ra quá khó hoặc quá dễ vì nhƣ vậy sinh viên sẽ không biết đƣợc mình đang đứng ở mức độ nào để phấn đấu. Rõ ràng, khi đi học, điểm luôn là mối quan tâm hàng đầu của sinh viên, có tác dụng khuyến khích các em chăm chỉ, chuyên cần học tập. Vì vậy, nó cần đƣợc sử dụng làm đòn bẩy thực sự trong dạy học tích cực.

Phƣơng thức đánh giá kết quả học tập của môn âm nhạc cổ truyền nhƣ sau: a. Kiểm tra và thi: kiểm tra sau khi học hết chƣơng và thi khi học hết môn b.Hình thức kiểm tra và thi: viết( hoặc vấn đáp) và thực hành, bao gồm những nội dung cụ thể nhƣ sau

- Phần kiến thức lý luận: một câu hỏi dƣới hình thức viết hoặc vấn đáp( cho phép mang tài liệu vào phòng thi và câu hỏi thi là loại câu hỏi mang tính tổng hợp và đối chiếu so sánh để sinh viên tăng cƣờng sự động não, óc quan sát nhận xét)

- Phần thực hành:

+ Nhận biết bằng tai và mắt. Kết quả nhận biết đƣợc viết bằng văn bản (hoặc trả lời bằng miệng) kèm theo một số kiến thức lý thuyết liên quan đến thể loại đƣợc hỏi và hình vẽ phác họa nhạc khí( khuyến khích, để sau này có thể vận dụng trong giảng dạy)

+ Hát hoặc đàn một bài đã đƣợc chuẩn bị trƣớc (Tham khảo đề kiểm tra và đề thi ở phụ lục số 5)

2.4.Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của đất nƣớc, nền giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục đại học nói riêng, đã có những bƣớc phát triển đáng kể. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thời kỳ công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, đòi hỏi giáo dục đại học cần có sự đổi mới toàn diện và sâu sắc. Một trong những giải pháp quan trọng là nhanh chóng đổi mới phƣơng pháp dạy học ở đại học. Điều 40 của Luật giáo dục 2005 nêu rõ:

“Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kĩ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực hành, ứng dụng”

Để đào tạo ra lớp ngƣời đáp ứng đƣợc yêu cầu đó, đổi mới phƣơng pháp dạy học (PPDH) theo hƣớng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của sinh viên (phƣơng pháp dạy học tích cực) là cấp thiết hiện nay. Một công cụ hỗ trợ đắc lực cho phƣơng pháp dạy học tích cực là công nghệ thông tin (CNTT) – một phƣơng tiện dạy học hiện đại, hữu ích và hiệu quả trong dạy học nói chung, dạy học bộ môn âm nhạc cổ truyền nói riêng.

Việc ứng dụng CNTT vào dạy học là một quá trình thƣờng xuyên, liên tục theo từng giai đoạn, từ việc tiếp cận công nghệ, bồi dƣỡng kĩ năng sử dụng đến hoàn thiện phƣơng pháp sử dụng CNTT trong dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giảng dạy môn âm nhạc cổ truyền cho sinh viên ĐHSP âm nhạc trường đh đồng tháp (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)