Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh thông qua dạy học chủ đề hệ phương trình – đại số 10 (Trang 36 - 39)

8. Bố cục của luận văn

1.6.3. Kết quả đạt được

Qua khảo sát thực trạng, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 1.1

 Nhận xét chung được rút ra từ kết quả trên như sau:

- Phần lớn GV chưa thật sự chú trọng đến việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS, xem đây là một vấn đề tương đối mới mẻ. Việc vận dụng các quan điểm về triết học duy vật biện chứng còn hạn chế.

- Năng lực giải quyết vấn đề gây nhiều khó khăn cho giáo viên trong quá trình dạy học. Khả năng huy động kiến thức của học sinh còn nhiều hạn chế ở năng lực dự đoán vấn đề, năng lực quy lạ về quen và chuyển đổi ngôn ngữ.

- Giáo viên nhận xét về thực trạng dạy học ở trường phổ thông còn gặp nhiều khó khăn từ năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.

- Hiện nay, Đại số 10 là môn học tương đối gây nhiều bỡ ngỡ và khó khăn cho HS, vì phần lớn các em chưa làm quen những khái niệm mới, trở ngại trong việc lập luận, tư duy trừu tượng. Tính chặt chẽ, lô-gic trong suy luận còn nhiều hạn chế. Các kĩ năng làm toán còn nhiều yếu kém từ việc trở ngại của kiến thức cũ đã trở thành lối mòn khó thay đổi.

- HS khó có thể hiểu sâu bản chất của Đại số 10, đặc biệt là kiến thức hệ phương trình, thời lượng giảng dạy cho phần hệ phương trình này còn hạn chế. Nếu GV chỉ bám sát vào những bài tập sách giáo khoa sẽ không thể phát huy, đào sâu được kiến thức về hệ phương trình. Điều này sẽ làm cho HS gặp nhiều chướng ngại về tiếp thu, vận dụng kiến thức mới sau này.

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Chọn C B C A A A D A C A B B A A A

29

 Phần lớn GV cho rằng: cần khai thác sâu nội dung kiến thức Đại số 10 vì đây là bộ phận quan trọng cho việc hình thành tư duy tiếp theo cho các dạng toán ở chương trình Toán 11,12. Đại số 10 là kiến thức nền tảng, mắc xích quan trọng cho Đại số 11,12. Hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh là nhiệm vụ quan trọng và thiết thực.

30

Kết luận chương 1

Ở chương 1 luận văn đã nêu lên được các vấn đề quan trọng của việc dạy học nêu và giải quyết vấn đề, tầm quan trọng của năng lực giải quyết vấn đề của HS và các luận điểm quan trọng về rèn luyện, phát triển năng lực GQVĐ. Ngoài ra, Chương 1 còn nêu lên thực trạng của việc dạy và học Đại số 10 nhằm tìm ra các giải pháp thích hợp để điều chỉnh và phát huy tính tích cực học tập của HS. Trong quá trình dạy học, GV cần lựa chọn phương pháp dạy học tích cực nhằm huy động kiến thức cho HS, phát triển năng lực GQVĐ giúp học sinh phát huy các năng lực của bản thân.

Trong chương 1 này luận văn còn nêu lên tầm quan trọng khi vận dụng các quan điểm từ cơ sở triết học, tâm lí học, phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học toán. Do đó, trong quá trình dạy học Toán ta cần chú ý đến các mối quan hệ biện chứng của khái niệm, định lí, các đối tượng đại số và hình học và chuỗi mắc xích kiến thức cấp Trung học cơ sở với Đại số 10.

Sau khi nghiên cứu lí luận và phương pháp dạy học Toán, chương 1 của luận văn đã nêu lên các vấn đề cấp thiết và thiết thực cho việc nghiên cứu của luận văn.

31

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THÔNG QUA DẠY CHỦ ĐỀ

HỆ PHƯƠNG TRÌNH, ĐẠI SỐ 10

Từ cơ sở lí luận, thực tiễn về phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề và các cở sở lí luận khác ở chương 1, điều cần thiết là phải phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Chúng tôi đưa ra một số biện pháp giúp học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề để phát huy tính tích cực và phát triển tư duy của học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh thông qua dạy học chủ đề hệ phương trình – đại số 10 (Trang 36 - 39)